Triển lãm “Họa Duyên tương ngộ”

Triển lãm “Họa Duyên tương ngộ” sẽ trưng bày trên 100 tác phẩm sơn mài, lụa, khắc gỗ và phác thảo, trải dọc theo và tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của cố họa sỹ Trần Phúc Duyên (1923-1993).

Triển lãm “Họa Duyên Tương Ngộ”
Trưng bày giới thiệu hơn 100 tác phẩm sơn mài, lụa, khắc gỗ và phác thảo, tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Trần Phúc Duyên. Ảnh: BTC

Triển lãm được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố họa sỹ Trần Phúc Duyên, diễn ra từ ngày 22.7 – 6.8, tại Quang San Art Museum, 189B/3 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. Theo ông Ace Lê, Giám tuyển triển lãm, Giám đốc Sáng lập Lân Tinh Foundation: Cuộc đời và di sản của họa sỹ Trần Phúc Duyên dường như được ấn định bởi chữ “duyên” - là một chuỗi giao ngộ của những số phận, dòng chảy lịch sử và chiều kích tư tưởng.

Khởi nguồn từ cuộc gặp gỡ định mệnh của nhà sưu tập Phạm Lê và kho di sản bị lãng quên suốt nhiều thập kỷ tại Thụy Sỹ, đây là chặng cập bến của chuyến hồi hương kỳ diệu. Xuyên suốt sự nghiệp, Trần Phúc Duyên đã có hơn 20 trưng bày lớn nhỏ ở cả Việt Nam và châu Âu, nhưng đây là triển lãm có quy mô phổ quát và đồ sộ nhất, với hầu hết các tác phẩm lần đầu được ra mắt công chúng trong nước.

Giám tuyển Ace Lê cho rằng: Giao ngộ đặc biệt nhất có lẽ được ẩn trong kết hợp Đông-Tây đặc trưng trong cả kỹ thuật, đề tài và triết lý chỉ có trong sáng tác của Trần Phúc Duyên. Ông là người đầu tiên khéo léo hòa quyện cả hội họa hàn lâm của Tây phương và lối vẽ thủy mặc văn nhân họa của Đông phương, đem bày lên mặt tranh sơn mài Việt. Sau nửa thế kỷ miệt mài nghiền ngẫm và thực hành, họa sỹ đã chắt lọc ngôn ngữ thị giác từ tạo hình trang trí xuống còn trừu tượng tối giản, thông qua đó nâng tầm biểu đạt của sơn mài Việt lên cùng đẳng cấp với sơn dầu phương Tây.

Trưng bày lần này gồm trên 100 tác phẩm sơn mài, lụa, khắc gỗ và phác thảo, trải dọc theo và tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của Trần Phúc Duyên kể từ khi họa sỹ tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương khóa 16 (1942-1945) và mở xưởng tại Hà Nội (1948-1954), cho đến khi ông di cư sang Pháp (1954-1968) rồi Thụy Sỹ (1968-1993), và mất tại đó. Thiết kế triển lãm chia làm hai tầng, giới thiệu các tác phẩm theo từng cụm chủ đề lớn, đi từ phức hình đến tối giản: Đời sống Đông Dương, Phong cảnh, Sinh vật cảnh, Thủy mặc, Trừu tượng, và Phúc niệm.

Văn hóa - Thể thao

Chương trình tôn vinh nét đặc sắc của văn hóa cố đô Huế
Văn hóa

Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô

Đêm nhạc Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô , với sự kết hợp giữa dàn nhạc giao hưởng, nhạc điện tử và nhạc truyền thống, sẽ diễn ra vào tối 19 - 20.10, tại Nhà hát Sông Hương, thành phố Huế.

Giữ truyền thống và tạo sức sống mới cho làng nghề
Văn hóa - Thể thao

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

Là “đất trăm nghề”, Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, thổi làn gió mới vào giá trị truyền thống; sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại không chỉ giúp bảo tồn bản sắc thủ đô, mà còn tạo ra những sản phẩm có giá trị, tìm lại sức sống cho làng nghề.

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô
Văn hóa

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô

Đình Đông Thành hay còn gọi là Chân Thiên Quán được khởi dựng vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Xưa thuộc thôn Đông Thành Thị tổng Tiền Túc (sau đổi thành tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay Đình tọa lạc tại số 7 phố Hàng Vải, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Triển lãm nhiếp ảnh 'Hà Nội - Một thời để nhớ': Lật tìm ký ức từ 'nhật ký' ảnh đen trắng
Văn hóa

Triển lãm nhiếp ảnh 'Hà Nội - Một thời để nhớ': Lật tìm ký ức từ 'nhật ký' ảnh đen trắng

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024), 86 bức ảnh đen trắng của hai nhiếp ảnh gia Lê Bích và Andy Soloman (Anh) chụp từ năm 1992 - 2012, được trưng bày tại Triển lãm nhiếp ảnh “Hà Nội - Một thời để nhớ”, giúp người xem cảm nhận, hiểu hơn một giai đoạn biến chuyển của Hà Nội.

Trong suốt chiều dài lịch sử, Hà Nội vẫn giữ vững khí chất kiên cường với khát vọng hòa bình trường tồn.
Văn hóa - Thể thao

Biểu tượng của khát vọng hòa bình

Trong suốt chiều dài lịch sử, cùng dân tộc trải qua những cuộc chiến khốc liệt, Hà Nội vẫn giữ vững khí chất kiên cường, với khát vọng hòa bình trường tồn; đây cũng là sức mạnh để Hà Nội vươn lên mạnh mẽ.

Đại biểu trải nghiệm triển lãm tương tác "Cột cờ Hà Nội". Ảnh: BTC
Văn hóa - Thể thao

Tìm hiểu lịch sử Thủ đô qua triển lãm "Cột cờ Hà Nội"

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, độc giả sẽ có cơ hội sở hữu phụ san đặc biệt về Cột cờ Hà Nội trên Báo Nhân Dân; trải nghiệm tiến trình giải phóng và tiếp quản Thủ đô tháng 10.1954 trong triển lãm tương tác "Cột cờ Hà Nội" khai mạc chiều 9.10 tại trụ sở Báo Nhân Dân, 71 Hàng Trống, Hà Nội.