Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ 2024: Cơ hội hợp tác thương mại giá trị cao cho các doanh nghiệp Việt – Nhật

Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ là triển lãm dựa trên “Sáng kiến chung Nhật Bản - Việt Nam” được thiết lập năm 2003 theo thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước Nhật Bản và Việt Nam nhằm cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam, và theo “Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)” liên quan đến hợp tác ngành công nghiệp hỗ trợ.

Vừa qua, RX Tradex Việt Nam – đơn vị tổ chức “METALEX Vietnam 2024” ký kết hợp tác cùng Tổ chức Xúc Tiến Thương Mại Nhật Bản, TP. Hồ Chí Minh (JETRO), Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) và Trung tâm Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh (CSID) để tổ chức “Supporting Industry Show 2024 – Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ 2024” lần thứ 23 tại Việt Nam và lần thứ 12 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ 2024: Cơ hội hợp tác thương mại giá trị cao cho các doanh nghiệp Việt – Nhật -0
RX Tradex Việt Nam ký kết hợp tác cùng Tổ chức Xúc Tiến Thương Mại Nhật Bản, TP. Hồ Chí Minh (JETRO), Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) và Trung tâm Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh (CSID) để tổ chức "Supporting Industry Show 2024 – Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ 2024". Ảnh: T.N

Chuỗi triển lãm sẽ được tổ chức từ ngày 2-4.10 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, tập trung vào việc trình diễn những máy móc công cụ, sáng chế và công nghệ tiên tiến nhất cho ngành công nghiệp hỗ trợ và gia công kim loại, đồng thời thúc đẩy kết nối kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản và các nước khác.

Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ 2024 là triển lãm dựa trên “Sáng kiến chung Nhật Bản - Việt Nam" được thiết lập năm 2003 theo thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước Nhật Bản và Việt Nam nhằm cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam và “Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản "liên quan đến hợp tác ngành công nghiệp hỗ trợ. Sự kiện này không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước và Nhật Bản gặp gỡ, trao đổi hợp tác mà còn đóng vai trò là cầu nối giúp nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trên thị trường toàn cầu nói chung và Nhật Bản nói riêng.

Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ 2024 được tổ chức cùng với Triển lãm quốc tế chuyên ngành về công cụ và giải pháp gia công kim loại (Metalex Vietnam năm 2024).

Do đó, Triển lãm Metalex Vietnam năm 2024 sẽ tiếp tục sứ mệnh là nền tảng cung ứng toàn cầu với sự tham gia của 350 thương hiệu đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó, nổi bật là khu gian hàng Nhật Bản và các khu gian hàng quốc gia, cung cấp cho khách hàng công nghệ tiên tiến và đáp ứng những tiêu chuẩn sản xuất ngày càng cao.

Ông Matsumoto Nobuyuki - Trưởng đại diện, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản, Văn phòng TP. Hồ Chí Minh (JETRO) cho rằng, Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn đổi với doanh nghiệp Nhật Bản. Theo khảo sát, có 56,7% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có phương châm mở rộng kinh doanh trong 1-2 năm tới, trong đó ngành sản xuất công nghiệp chiếm 47,1%. Tính đến tháng 6.2024, vốn đầu tư của Nhật Bản là 1,225 triệu USD, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ, trở thành quốc gia đứng thứ 3 về giá trị đầu tư tại Việt Nam (đứng thứ 2 nếu tính cả vốn góp mua cổ phần).

Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ 2024: Cơ hội hợp tác thương mại giá trị cao cho các doanh nghiệp Việt – Nhật -0
 Công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giúp nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng, góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong nền kinh tế. Ảnh: ITN

Tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp Nhật ở Việt Nam năm 2023 được mở rộng là 41,9%, tăng 4,6 điểm so với năm 2022 với tốc độ tăng trưởng 10 năm đứng thứ hai sau Ấn Độ. Tỷ lệ thu mua từ các doanh nghiệp địa phương Việt Nam tăng trưởng dần qua các năm đạt 17,2% (tăng 2,2 điểm so với cùng kỳ). Về triển vọng nội địa hóa trong tương lai, 43,2% doanh nghiệp Nhật Bản phản hồi sẽ “mở rộng" tại Việt Nam, cao hơn nhiều so với mức trung bình 28,8% của ASEAN.

Trong khuôn khổ METALEX Việt Nam 2024, "Supporting Industry Show 2024 - Triển lãm ngành Công nghiệp hỗ trợ 2024" là một chương trình có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực công nghiệp sản xuất và công nghiệp phụ trợ, là cơ hội cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận các thiết bị máy móc tiên tiến nhất, cập nhật công nghệ kinh doanh thông minh, khám phá các giải pháp gia công kim loại hiệu quả, cũng như các giải pháp để nâng cấp sản xuất, gia tăng giá trị sản phẩm.

Đồng thời, thông qua chương trình kết nối, gặp gỡ trực tiếp sẽ giúp cho các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác và cơ hội hợp tác kinh doanh ở lĩnh vực này tốt hơn trong tương lai.

"Supporting Industry Show 2024" cũng là một trong những kế hoạch trong chiến lược thực hiện định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) giai đoạn 2020 - 2025. Theo 3 mục tiêu định hướng phát triển. Thứ nhất, hình thành được mạng lưới sản xuất nội địa đáp ứng được yêu cầu sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh nội địa và tham gia hỗ trợ trong chuỗi giá trị toàn cầu. Thứ hai, thu hút doanh nghiệp FDI đầu tư vào CNHT đòi hỏi công nghệ cao tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thứ ba, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia sản xuất cung cấp các sản phẩm CNHT theo hướng thay thế nhập khẩu và nâng cao giá trị gia tăng.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.