Triển khai Quyết định của Thủ tướng về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù

Ngày 12.10, Bộ Công an đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Thủ tướng về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù.

Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái dự, phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an và Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng, đồng chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có đồng chí Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đại diện các bộ, ngành chức năng; đại diện các cục nghiệp vụ trực thuộc Bộ Công an. Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến cấp xã với hơn 30 nghìn đại biểu tham gia.

Triển khai Quyết định của Thủ tướng về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù -0
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nội

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long cho biết, công tác tái hoà nhập cộng đồng là một chủ trương, chính sách nhân văn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta, nhằm tạo điều kiện giúp người chấp hành xong án phạt tù sớm trở thành công dân có ích cho xã hội, hạn chế tái phạm tội, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, tổ chức xã hội, phát huy vai trò tham mưu, nòng cốt của lực lượng CAND, công tác tái hòa nhập cộng đồng đã thu được những kết quả quan trọng, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội trong việc quan tâm tạo điều kiện, giúp đỡ những người chấp hành xong án phạt tù ổn định cuộc sống, không tái phạm tội và vi phạm pháp luật…

Triển khai Quyết định của Thủ tướng về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù -0
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long phát biểu tại hội nghị

Hiện nay, có một số mô hình quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù bước đầu thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong công tác này. Tuy nhiên, hoạt động của các mô hình hầu hết mang tính tự phát, chưa có cơ chế bền vững về nguồn lực để hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù có công ăn, việc làm ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.  

Xuất phát từ thực tế đó, Bộ Công an đã trao đổi và nhận được sự đồng thuận, hỗ trợ rất tích cực của NHCSXH và các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong quá trình nghiên cứu đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22. Đây là lần đầu tiên có cơ chế rất cụ thể tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận, vay vốn ưu đãi từ NHCSXH để học nghề, sản xuất kinh doanh, tạo lập cuộc sống, đồng thời cũng có cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tạo việc làm, sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù… 

Việc quy định các nguồn vốn để bố trí cho vay theo Quyết định số 22 thể hiện sự quan tâm của Thủ tướng Chính phủ nhằm huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, trong đó có nguồn vốn từ ngân sách địa phương hằng năm ủy thác qua NHCSXH để cho vay. Thực hiện nội dung này cũng chính là góp phần thực hiện tốt hơn nữa Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10.6.2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW...

Triển khai Quyết định của Thủ tướng về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù -0
Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Dương Quyết Thắng phát biểu tại hội nghị

Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng cho biết, NHCSXH được thành lập nhằm cấp tín dụng của đảng của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong hơn 20 năm qua, vốn tín dụng chính sách xã hội đã giải ngân cho gần 44.573 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng khác, hỗ trợ hơn 6,5 triệu hộ vượt ngưỡng nghèo, giải quyết việc làm cho gần 6,3 triệu lao động.

Chương trình tín dụng đối với đối tượng chấp hành xong án phạt tù được Thủ tướng Chính phủ giao trọng trách cho NHCSXH phối hợp cùng Bộ Công an thực hiện. Tính đến ngày 11.10, NHCSXH đã giải ngân cho 145 khách hàng với số tiền là 10.820 triệu đồng; cũng qua tổng hợp nhanh nhu cầu vay vốn từ địa phương, số người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến thời điểm này là 2.089 người, số tiền 138 tỷ đồng.

Ông Dương Quyết Thắng cho biết, NHCSXH luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an trong việc phối hợp  thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ và các chính sách hỗ trợ khác đến người dân không bị trùng lặp; không để lợi dụng, trục lợi chính sách; bảo toàn và phát triển nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội; đồng thời góp phần chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm.

Triển khai Quyết định của Thủ tướng về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù -0
Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú phát biểu tại hội nghị

Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định, đây là một trong những chính sách, chủ trương rất nhân văn, nhân đạo, thiết thực của Đảng, Nhà nước. Trước đây, các ngân hàng thương mại cũng đã có chính sách giúp người hoàn lương làm lại cuộc đời. Nhờ đó, không chỉ giúp người lầm lỗi hoàn lương mà giúp cả gia đình họ ổn định cuộc sống. Do đó, đề nghị NHCSXH cần phối hợp thực hiện đem lại hiệu quả nhất.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ghi nhận đánh giá cao Bộ Công an đã đề xuất xây dựng chính sách này để tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành. “Nội dung rất đúng, rất trúng vì người chấp hành xong án phạt tù, người lầm lỗi có tự ti, có khó khăn trong việc tái hoà nhập cộng đồng. Việc tham mưu chính sách này cho thấy Bộ Công an không những trấn áp hiệu quả các loại tội phạm mà rất chú trọng việc thực hiện chính sách nhân đạo, nhân văn của Đảng, Nhà nước, tạo điều kiện, giúp đỡ người lầm lỗi hoà nhập cộng đồng nhanh chóng, góp phần đảm bảo ANTT ở địa phương” - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh.  

Triển khai Quyết định của Thủ tướng về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù -0
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Phó Thủ tướng đã chỉ đạo 7 nội dung, yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện để Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ được triển khai thống nhất, hiệu quả. Cụ thể, Bộ Công an cần chỉ đạo Công an các địa phương phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tham mưu cho cấp ủy, chính quyển địa phương triển khai Quyết định số 22 có hiệu quả, minh bạch, đúng quy định của pháp luật, đưa chính sách nhân văn, nhân đạo này thực sự đi vào trong thực tế đời sống; tham mưu HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay; phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong quá trình giám sát vốn vay và thu hồi nợ.

NHCSXH cần triển khai thực hiện tốt các quy trình, thủ tục cho vay, đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất kinh doanh được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Đồng thời, cần chủ động để bảo đảm nguồn vốn cho vay. MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm, thường xuyên tổ chức giám sát để việc thực hiện chính sách này theo đúng tôn chỉ, mục đích, đúng quy định của pháp luật; các bộ có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Bộ Công an, NHCSXH trong quá trình triển khai thực hiện. UBND các cấp, các ban, ngành đoàn thể ở địa phương cần có nhận thức đúng đắn về vị trí quan trọng, mục đích, ý nghĩa của chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù và triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao trong Quyết định số 22…”.

Triển khai Quyết định của Thủ tướng về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù -0
Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến cấp xã với hơn 30 nghìn đại biểu tham dự

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Văn Long yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương, thực hiện nghiêm túc Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của đồng chí Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại hội nghị; việc thực hiện phải đúng, không được để xảy ra bất cứ sai phạm nào; đồng thời giao nhiệm vụ cho Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng theo dõi, chỉ đạo sát sao việc thực hiện.

Đời sống

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…