Lũng Cú khơi dậy sức mạnh nội lực xây dựng nông thôn mới

Lũng Cú là xã duy nhất của huyện Đồng Văn, Hà Giang đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) từ năm 2020 đến nay. Đây là niềm vinh dự và tự hào với một địa phương còn nhiều khó khăn, song để tiếp tục vững bước trên chặng đường phía trước, Lũng Cú đang tập trung nâng cao các tiêu chí NTM bằng việc huy động, khơi dậy sức mạnh của toàn dân. 

Khơi dậy sức mạnh của toàn dân

Điều dễ dàng nhận thấy đổi thay khi đến với Lũng Cú là những con đường đất lầy lội, gồ ghề trước kia đã được trải rộng bê tông, sạch sẽ. Dọc tuyến đường liên thôn là những ngôi nhà san sát khang trang; trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập, khám chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa của người dân.

Làng văn hóa du lịch cộng đồng Lô Lô Chải, xã Lũng Cú thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng. ảnh: Lan Phương
Làng văn hóa du lịch cộng đồng Lô Lô Chải, xã Lũng Cú thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Ả̉nh: Lan Phương

Chủ tịch UBND xã Ma Doãn Khánh cho biết: Đó là cả một quá trình nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và bà con Lũng Cú. Nhớ lại, khi mới bắt tay vào triển khai xây dựng NTM, Lũng Cú gặp muôn vàn khó khăn từ địa hình hiểm trở đến nhận thức, trình độ dân trí của cán bộ, người dân còn hạn chế. Dưới sự hỗ trợ của tỉnh, huyện, Lũng Cú đã nhanh chóng huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, trong đó, xác định khơi dậy “nội lực” là yếu tố quan trọng. Quá trình triển khai, cán bộ xã, thôn thường xuyên xuống từng hộ gia đình để nắm bắt tình hình, tuyên truyền, vận động và chung tay, góp sức cùng Nhân dân vệ sinh đường làng, ngõ xóm; tập trung cải tạo, chỉnh trang vườn hộ, chuồng trại chăn nuôi. Bằng cách làm đó, hình ảnh người cán bộ xã trở nên gần gũi, thân thuộc với người dân. Từ sự thiện cảm này, khi cấp ủy, chính quyền tuyên truyền, vận động, người dân nghe, tin và làm theo. Chính những nỗ lực đó, tháng 3.2020, Lũng Cú là xã đầu tiên của huyện Đồng Văn cán đích NTM.

Đến nay, sau gần 5 năm về đích, cán bộ, đảng viên và Nhân dân xã Lũng Cú vẫn đang ngày đêm nỗ lực giữ vững và nâng cao các tiêu chí NTM. Theo Chủ tịch UBND xã Ma Doãn Khánh, xã chú trọng nâng cao chất lượng điều hành của bộ máy chính quyền bằng việc trang bị máy tính làm việc cho các thôn để từng bước thay đổi tư duy, nhận thức của cán bộ, công chức, hướng tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Đến nay, xã đã trang bị máy tính xách tay cho toàn bộ 9/9 thôn. Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Thèn Ván Ly Mí Hờ chia sẻ: Trước kia chưa có máy tính, tôi muốn tìm tài liệu gì đó cũng khó khăn. Kể từ khi được trang bị máy tính xách tay, điều hành công việc tiện lợi, khoa học hơn trước từ việc sắp xếp tài liệu, quản lý dữ liệu trên tất cả các lĩnh vực, soạn thảo văn bản; gửi, nhận văn bản qua email đều được thực hiện nhanh gọn.

Có thể thấy, những năm gần đây, Lũng Cú là địa chỉ hàng đầu của nhiều du khách. Việc tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng những tiện ích của công nghệ thông tin, từng bước trở thành công dân số được cấp ủy, chính quyền xã xác định là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết. Việc xã trang bị máy tính xách tay cho thôn thể hiện sự quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng NTM. Đây chính là giải pháp quan trọng phát huy tiềm năng, lợi thế của xã về du lịch gắn với mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Phát triển mô hình du lịch nông thôn

Để tiếp tục xây dựng xã NTM biên giới từng bước theo hướng hiện đại, giàu có, văn minh, bảo vệ vững chắc phên dậu biên cương Tổ quốc, Chủ tịch UBND xã Ma Doãn Khánh cho biết: Xã sẽ tập trung phát huy tiềm năng du lịch, nhất là mô hình du lịch nông thôn để nâng cao thu nhập cho người dân. Để làm tốt mục tiêu này, yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra cho cấp ủy chính quyền xã là phải vận động Nhân dân thực hiện tốt việc xây dựng mô hình “nhà sạch, vườn đẹp”, xây dựng làng văn hóa giàu bản sắc truyền thống và nhiều công trình phụ trợ khác, bảo đảm cho du khách khi đến tham quan, nghỉ dưỡng được tận hưởng không khí trong lành, sạch đẹp.

Để chương trình xây dựng NTM thực sự có sức lan tỏa, cần đổi mới hơn nữa, nhất là ở cấp cơ sở về nhận thức tầm quan trọng của phát triển “tam nông”. Qua đó, hun đúc quyết tâm, năng động trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ các cấp; góp phần dự báo đúng tình hình, nhận diện đúng thời cơ, thách thức, tạo được đột phá, khơi thông các điểm nghẽn để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế. Từ đó, sử dụng có hiệu quả sức lao động, tư liệu sản xuất của Nhân dân, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dần xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn Dinh Chí Thành

Cùng với đó, xã tiếp tục triển khai hiệu quả mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng NTM trên cơ sở các chính sách theo Nghị quyết số 05 của Tỉnh ủy Hà Giang về cải tạo vườn tạp, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Đến nay, người dân đã phát triển trồng cây cảnh, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như, cây hoa anh đào, mai anh đào, lê, mận…

Mặt khác, Lũng Cú cũng luôn xác định công tác xây dựng NTM gắn với xây dựng quốc phòng, an ninh vững mạnh. Lực lượng dân quân thường xuyên phối hợp với các lực lượng nắm chắc địa bàn, tình hình an ninh trật tự; tăng cường tổ chức tuần tra, bảo vệ các mục tiêu, sẵn sàng cơ động, tham gia phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn… Từ đó, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị địa phương vững mạnh.  

Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư. Kết quả, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với cùng kỳ.

Chế biến sâu làm tăng giá trị nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Địa phương

Chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản

Năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng, góp phần quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa. Đó là kết quả của ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm nông sản đang được các địa phương chú trọng. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản trong câu chuyện công nghệ mà Việt Nam cần vượt qua để giúp nâng cao giá trị nông sản.

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế
Trên đường phát triển

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà, chuyển đổi xanh cùng với chuyển đổi số đang là xu hướng diễn ra trên toàn cầu và ở Việt Nam. Chuyển đổi xanh là quá trình xây dựng nền kinh tế trong đó mức phát thải từ thấp đến rất thấp, đạt được thông qua việc phát triển văn minh, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển
Địa phương

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển

Xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS.

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Trên đường phát triển

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao. Dù trở thành đầu tàu trong thực hiện chương trình OCOP, song việc tiêu thụ các sản phẩm vẫn còn những khó khăn nhất định. Do đó, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu và Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu trao hoa chúc mừng các tân Thành ủy viên
Trên đường phát triển

4 nhân sự mới được chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Cần Thơ

Ngày 26.9, Thành ủy TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố sơ kết công tác 9 tháng và triển khai chương trình công tác Quý 4. 2024. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Cần Thơ đã trao quyết định chỉ định 4 nhân sự tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố.

Hỗ trợ téc nước cho người dân tại xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông
Trên đường phát triển

Bắc Kạn kịp thời tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chính sách dân tộc - miền núi

Với hơn 88% số dân là người dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn tiên phong, sáng tạo, nỗ lực thực hiện hiệu quả công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS. Nhằm nâng hiệu quả việc thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ liên quan đến công tác dân tộc. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Hà Nội: Dự kiến có thêm 16 quận giai đoạn từ nay đến năm 2035
Trên đường phát triển

Hà Nội: Dự kiến có thêm 16 quận giai đoạn từ nay đến năm 2035

Hà Nội hiện đang triển khai song song lập, thẩm định, trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065… nhằm cụ thể hóa, tập hợp các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị của từng giai đoạn theo quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị.

Nông thôn mới đã mang lại cuộc sống sung túc cho người dân xã Đại An, Trà Cú.
Trên đường phát triển

Bài cuối: Xây dựng nông thôn mới bền vững

Trà Vinh đã và đang phát huy sức mạnh đại đoàn kết; vận dụng mọi nguồn lực để giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhằm đưa mục tiêu "Tỉnh nông thôn mới" về đích trước năm 2025... Trên hành trình đó, Chỉ thị số 40/CT-TW đã mang đến bước đột phá mới cho cấp ủy chính quyền và là trụ đỡ chính sách quan trọng cho đồng bào các dân tộc trong địa bàn vươn lên.

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức để giảm thiểu tình trạng tảo hôn
Địa phương

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức để giảm thiểu tình trạng tảo hôn

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024”, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức lớp tập huấn kiến thức pháp luật; kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan đến hôn nhân, dân số, gia đình thuộc Tiểu Dự án 2, Dự án 9.

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030
Trên đường phát triển

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án "Phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030" giai đoạn 2024-2025. Đây là bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các ngành công nghiệp văn hóa, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội của thành phố.