Công bố Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030: Phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn sàng cất cánh

Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có những điểm nhấn mang tính đột phá, phát huy tiềm năng, thế mạnh để sẵn sàng cất cánh với sân bay Long Thành là động lực mới cho sự phát triển của tỉnh.

quy hoạch ĐN 1.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 24.9, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; cùng dự có lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương cùng lãnh đạo các tỉnh, thành phố và các đại biểu dự hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức cho biết, Đồng Nai có vị trí chiến lược quan trọng trong vùng Đông Nam bộ, có hệ thống giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ với nhiều vùng kinh tế của Việt Nam và hướng ra quốc tế, sở hữu đầy đủ 5 phương thức giao thông bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải quốc tế và đường hàng không; với điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dân mến khách hiền hòa, và lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang tập trung đầu tư nhiều dự án hạ tầng đồng bộ với qui mô lớn nhất từ trước tới nay, mở ra cho một kỷ nguyên phát triển mới cho vùng đất Đông Nam bộ nói chung và Đồng Nai nói riêng, làm cho vùng đất giàu truyền thống cách mạng nơi đây trở thành nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện tiên quyết để biến tiềm năng thành các động lực mới cho sự tăng tốc bức phá trong giai đoạn tiếp theo trên các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ du lịch, hàng không - logistics, đô thị chất lượng cao.

Sự ra đời của Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về “phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã định vị rõ vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam bộ nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng. Thể hiện rõ quan điểm phát huy tốt các tiềm năng và giải phóng nguồn lực quốc gia thông qua các cơ chế, chính sách để vùng Đông Nam bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước.

thủ tướng.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Đồng Nai

Từ quan điểm đó, Đồng Nai nhận thức sâu sắc: “Một bản quy hoạch có chất lượng tốt sẽ khai thác và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương giúp cho tỉnh có được đường đi nhanh nhất, hiệu quả nhất để đạt mục tiêu đề ra”.

Vì vậy, công việc xây dựng và triển khai quy hoạch tỉnh là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Phải tận dụng cơ hội này để phân bổ không gian phát triển, tháo gỡ những điểm nghẽn, kiến tạo động lực phát triển mới, kết hợp thực hiện 5 đột phá chiến lược: khai thác hiệu quả Cảng hàng không quốc tế Long Thành; hoàn thành khung kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; xây dựng các khu công nghiệp xanh, giảm phát thải cac-bon, thu hút đầu tư các dự án công nghiệp hiện đại, có giá trị gia tăng cao; xây dựng khu trung tâm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển tổ hợp giáo dục, đào tạo; và triển khai các dự án đô thị, du lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng đẳng cấp.

quy hoạch ĐN 2.jpg
Thủ tướng cùng lãnh đạo tỉnh Đồng Nai trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư vào Đồng Nai

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đánh giá, đồ án quy hoạch Đồng Nai sẽ tạo ra một động lực mới cho các doanh nghiệp, mở ra một tương lai hợp tác giữa doanh nghiệp với tỉnh Đồng Nai.

Vì vậy, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai mời gọi các nhà đầu tư hãy xây dựng chiến lược phát triển 100 năm tới tại Đồng Nai. Các thế hệ lãnh đạo Đồng Nai sẽ luôn tạo ra nhiều cơ hội vượt trội để các doanh nghiệp thành công vững chắc tại Đồng Nai – vùng đất nhiều đắc địa cho 100 năm tới.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai mong muốn hợp tác với các nhà đầu tư để cùng “kết nối – hội nhập – cất cánh” góp phần vào sự phồn vinh, hạnh phúc cho cộng đồng, xây dựng Đồng Nai nói riêng, Việt Nam nói chung hùng cường, thịnh vượng.

Đại diện cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phát biểu tại hội nghị, bà Lê Nữ Thùy Dương, Phó Chủ tịch tập đoàn KN Holdings cho biết: "Sự kiện công bố quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030 không chỉ đánh dấu một bước phát triển chiến lược của tỉnh mà còn là cơ hội cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cùng chung sức phát triển theo đúng định hướng quy hoạch của tỉnh Đồng Nai.

Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai là một cột mốc quan trọng, thể hiện tầm nhìn dài hạn và toàn diện của lãnh đạo tỉnh trong việc xây dựng tỉnh Đồng Nai thành một trung tâm kinh tế xanh, công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiệu quả cao, và đô thị dịch vụ du lịch chất lượng cao. Quy hoạch này không chỉ tạo điều kiện phát triển cho người dân và doanh nghiệp, mà còn đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển đồng bộ của tỉnh".

KN Group.jpg
Bà Lê Nữ ThùyDương, Phó Chủ tịch tập đoàn KN Holdings đại diện cho các doanh nghiệp phát biểu tại hội nghị

Theo bà Lê Nữ Thùy Dương, Tập đoàn KN Holdings với quá trình hơn 45 năm hình thành và phát triển, trong đó Công ty Golf Long Thành đã gắn bó gần 25 năm với tỉnh Đồng Nai và được đồng hành trong sự phát triển của tỉnh trong thời gian qua.

KN Holdings đã và đang tập trung đầu tư vào tỉnh Đồng Nai với trọng tâm là các lĩnh vực như: hạ tầng khu công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đô thị mới.

Trong đó, tập đoàn định hướng phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới với mục tiêu hình thành khu công nghiệp xanh, tối ưu sử dụng năng lượng sạch và ứng dụng công nghệ thông minh trong quản lý vận hành khu công nghiệp. Đảm bảo xây dựng hạ tầng đồng bộ với các tiện ích dịch vụ và nhà ở chất lượng cho công nhân, chuyên gia trong khu công nghiệp.

Tập đoàn KN Holdings cam kết huy động mọi nguồn lực để cùng tỉnh Đồng Nai thực hiện những mục tiêu của quy hoạch tỉnh đề ra, góp phần xây dựng một tương lai phát triển bền vững và thịnh vượng.

Trên đường phát triển

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030
Trên đường phát triển

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án "Phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030" giai đoạn 2024-2025. Đây là bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các ngành công nghiệp văn hóa, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội của thành phố.

Tỉnh Hòa Bình phấn đấu đến hết tháng 1.2025 giải ngân 100% nguồn vốn được phân bổ năm 2024
Trên đường phát triển

Hòa Bình: Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Giải ngân hiệu quả nguồn vốn đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để thúc đẩy phát triển KT - XH tỉnh Hòa Bình. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng thông qua các giải pháp cụ thể và đồng bộ, tỉnh đang từng bước cải thiện tốc độ giải ngân, phấn đấu đến hết tháng 1.2025 sẽ hoàn thành 100% nguồn vốn được phân bổ năm 2024.

Nhiều tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
Địa phương

Quảng Ninh dồn lực tái thiết sau bão, giữ vững tăng trưởng

Quyết tâm đi lên từ gian khó, phát huy tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", tỉnh Quảng Ninh đã thành lập tổ công tác để xây dựng đề án khôi phục tái thiết tỉnh với mục tiêu phát triển hơn sau bão Yagi. Đặc biệt, là khắc phục được những điểm yếu, phát huy được thế mạnh của tỉnh để phấn đấu giữ vững tăng trưởng trên 10% năm 2024, là năm thứ 10 liên tiếp, đạt một thập kỷ tăng trưởng 2 con số.

Bắc Ninh "kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng"
Trên đường phát triển

Bắc Ninh "kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng"

Chiều 22.9, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư năm 2024, với chủ đề “Bắc Ninh - Kinh Bắc, khởi sắc đầu tư’’. Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn tỉnh Bắc Ninh “khai phá tiềm năng, khẳng định chính mình, kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng”.

Nam Định: Trên 97% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Trên đường phát triển

Nam Định: Trên 97% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các dịch vụ pháp lý, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế ở địa phương.

Hậu Giang: 74/75 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Trên đường phát triển

Hậu Giang: 74/75 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Theo Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 25/2021 quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND cấp huyện tập trung quán triệt, triển khai các nội dung quy định, thành lập hội đồng đánh giá, ban hành quy chế hoạt động... Trọng tâm là chỉ đạo, hướng dẫn, phổ biến, tập huấn, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, bảo đảm nghiêm túc, thực chất, đúng quy định.

Năm 2024, tỉnh Sóc Trăng phấn đấu đạt diện tích nuôi tôm nước lợ 50.820ha, với sản lượng khoảng 212.000 tấn
Địa phương

Sóc Trăng xây dựng nền nông nghiệp giá trị cao, bền vững

Theo kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN - PTNT) giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Sóc Trăng đặt trọng tâm từng bước chuyển từ tư duy “phát triển sản xuất nông nghiệp” sang “phát triển kinh tế nông nghiệp” với nhiều chương trình, dự án được triển khai trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản phẩm đặc trưng của địa phương. Bước chuyển đó hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững với các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt, giá trị cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh Nguyễn Văn Út chỉ đạo địa phương tiếp tục nhân rộng các mô hình hay. Ảnh: Hùng Anh
Trên đường phát triển

Đổi mới về nội dung, hình thức, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương

Ngay từ những tháng đầu năm 2024, các ngành, địa phương bám sát chỉ đạo của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh Long An đã cụ thể hóa việc chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện trong nhiệm vụ được giao. Từ đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã có đổi mới về nội dung, hình thức, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương.

Nhờ Chương trình Xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng huyện Phúc Thọ được quan tâm, đầu tư
Địa phương

Phúc Thọ dồn lực xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

Là huyện thuần nông, xuất phát điểm nhiều khó khăn, với nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Phúc Thọ (Hà Nội) có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Bước vào giai đoạn mới, huyện đã và đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí, xây dựng các xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu... để sớm hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra.

Lạng Sơn: Đồng sức, đồng lòng vượt qua khó khăn bão lũ
Địa phương

Lạng Sơn: Đồng sức, đồng lòng vượt qua khó khăn bão lũ

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề cho người dân một ở số địa bàn của tỉnh Lạng Sơn. Với sự chủ động của chính quyền, lực lượng chức năng, sự đồng lòng của người dân, công tác khắc phục hậu quả sau lũ đã và đang được tiến hành khẩn trương, nỗ lực cao nhất để người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất.

Lâm Đồng phấn đấu phê duyệt 2 dự án cao tốc trong tháng 10.2024
Địa phương

Lâm Đồng phấn đấu phê duyệt 2 dự án cao tốc trong tháng 10.2024

Đó là nhiệm vụ Ban chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải giao cho tỉnh Lâm Đồng tại phiên họp thứ 14 về các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì, diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến nối đầu cầu Chính phủ với các địa phương.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân

Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định rằng, mặc dù Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND có điều chỉnh tăng giá đất, nhưng về cơ bản, nghĩa vụ tài chính của người dân không thay đổi nhiều. Khi so sánh giá đất giữa các quyết định, mức thuế và tiền sử dụng đất phải nộp của người dân vẫn giữ nguyên.

Tính riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Đồng Nai đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao
Địa phương

Nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh. Thông qua đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng đồng thời thúc đẩy kết cấu hạ tầng, nhận diện thương hiệu, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng kiểm tra công tác bố trí các điểm di dời cho người dân trên địa bàn
Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đã qua đi nhưng những hậu quả để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách quận.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ có thêm 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha.
Địa phương

Xây dựng mã số vùng trồng: “Hộ chiếu” đưa nông sản Đồng Nai xuất ngoại

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của địa phương, qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.