Chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản

Năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng, góp phần quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa. Đó là kết quả của ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm nông sản đang được các địa phương chú trọng. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản trong câu chuyện công nghệ mà Việt Nam cần vượt qua để giúp nâng cao giá trị nông sản.

Điển hình ở Sơn La

Sơn La là một trong những vùng nông sản lớn nhất cả nước. Những năm qua, tỉnh chú trọng ngành công nghiệp chế biến sâu, hướng tới xây dựng Sơn La trở thành trung tâm chế biến nông sản vùng Tây Bắc. Theo đó, toàn tỉnh có 17 nhà máy, 543 cơ sở chế biến nông sản, mỗi năm, công suất chế biến từ vài chục đến hàng nghìn tấn xoài, nhãn, cà phê, sắn, dứa, mận hậu, ngô ngọt, chuối, mắc ca, quả sơn tra, chanh leo, các loại rau, củ... góp phần giảm áp lực tiêu thụ quả tươi, nâng cao giá trị nông sản.

Công ty Cổ phần Phúc Sinh Sơn La là đơn vị đầu tiên đưa vào hoạt động dây chuyền chế biến trà Cacara, gồm: hệ thống rửa quả tiêu chuẩn thực phẩm, tách vỏ, sấy khử UV; hệ thống sấy lạnh đa chức năng bảo đảm giữ nguyên hương vị, màu sắc; đóng gói tự động sản phẩm túi lọc vuông, túi lọc tam giác, công suất thiết kế 0,5 tấn trà/lô sản xuất. Giám đốc Công ty Vũ Việt Thắng cho biết: Trước đây, toàn bộ vỏ quả cà phê chỉ dùng làm phân bón hoặc vật liệu đốt. Từ khi đưa dây chuyền sản xuất trà Cascara vào hoạt động đã tạo ra sản phẩm đặc biệt, có giá trị kinh tế cao và được thị trường các nước châu Âu đón nhận.

Screenshot 2024-09-13 122005.png
Chế biến sâu làm tăng giá trị nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ảnh: Minh Thu

Trung tâm chế biến rau, quả xuất khẩu Doveco, huyện Mai Sơn sau hơn một năm đi vào hoạt động, hiện đã liên kết với các công ty, HTX, tổ hợp tác trên địa bàn các huyện để phát triển gần 1.300ha ngô ngọt, dứa, chanh leo, rau chân vịt, đậu tương rau đáp ứng nguyên liệu cho chế biến. 6 tháng năm 2024, tổng sản lượng các loại nông sản trung tâm đã thu mua chế biến đạt trên 14.000 tấn. Đặc biệt, trong vụ xoài, Trung tâm thu mua 6.440 tấn xoài đưa vào chế biến. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có các nhà máy chế biến nông sản hoạt động hiệu quả, không ngừng mở rộng phát triển vùng nguyên liệu theo chuỗi liên kết, như: Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ mía với gần 10.000 hộ; các doanh nghiệp, HTX tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ cà phê với 12.000 hộ; Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu liên kết với gần 513 hộ trong chăn nuôi và hàng trăm hộ nông dân trong trồng ngô phục vụ cho nhà máy TMR... Các sản phẩm ngoài phục vụ thị trường trong nước, đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Văn Bắc cho biết: Lĩnh vực công nghiệp chế biến tỉnh Sơn La có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Quy mô sản xuất mở rộng, từng bước áp dụng công nghệ chế biến mới, tiên tiến, hiện đại. Đối với các dự án đầu tư mới, đã kiểm soát chặt việc lựa chọn công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, công nghệ xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn. Lực lượng lao động công nghiệp, ngày càng được nâng cao về số lượng, trình độ kỹ thuật, tay nghề chuyên môn, ý thức tổ chức kỷ luật lao động”. 6 tháng đầu năm 2024, giá trị hàng hóa nông sản chế biến tham gia xuất khẩu của tỉnh ước đạt 95,1 triệu USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước và bằng 50,9% kế hoạch năm.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, hình thành chuỗi liên kết

Nhờ tăng cường chế biến sâu, giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng, góp phần quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, hoạt động chế biến nông sản ở địa phương vẫn gặp nhiều hạn chế khiến tình trạng nông sản được mùa, mất giá vẫn diễn ra.

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, thực tế cho thấy những năm gần đây, xuất khẩu nông sản thực phẩm luôn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam. Một số sản phẩm xuất khẩu nằm trong tốp đầu thế giới như hồ tiêu, quế, hồi… Tuy nhiên, do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết sản xuất theo chuỗi, trình độ áp dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ chế biến của các doanh nghiệp nông nghiệp còn thấp nên nông sản của Việt Nam chủ yếu xuất thô, hiệu quả kinh tế chưa tương xứng tiềm năng. Đánh giá của Viện Công nghệ sau thu hoạch cho thấy, tỷ lệ sản phẩm nông sản chế biến đạt chất lượng quốc tế đến nay mới đạt khoảng 10%, số doanh nghiệp chế biến nông sản đăng ký chất lượng sản phẩm hiện mới đạt khoảng 15%.

Theo Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu đến năm 2025, giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 50 - 51 tỷ USD, kết quả năm 2022 và 2023 đã vượt chỉ tiêu này nhưng trên thực tế cơ cấu chế biến vẫn đạt rất thấp. Chính vì thế, mục tiêu chính trong giai đoạn tới là xây dựng chính sách hỗ trợ công nghệ về bảo quản, chế biến sâu, đóng gói với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, đăng ký bảo hộ thương hiệu cho nông sản.

Về vấn đề này, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Như Tiệp chia sẻ: Công nghiệp chế biến, chế tạo là con đường phát triển để tạo nên sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, phát triển hệ thống chế biến nông sản theo hướng hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế vẫn là câu chuyện dài, đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt vấn đề từ xác định thị trường, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; sau đó là cơ chế, chính sách, nguồn vốn, công nghệ... Ông Tiệp cho biết, Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các chính sách hỗ trợ và pháp lý thuận lợi để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, áp dụng công nghệ vào ngành nông nghiệp, ưu đãi về thuế, lãi suất vay… Đồng thời, Chính phủ cũng cần bảo đảm việc tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn thông qua hệ thống ngân hàng.

Bên cạnh Chính phủ, doanh nghiệp cũng đóng một vai trò chủ đạo trong nghiên cứu, phát triển và triển khai các giải pháp công nghệ vào sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản. Sự đầu tư và cam kết của họ là yếu tố quyết định đến thành công của quá trình này. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học để nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ phù hợp với nhu cầu thị trường.

Chương trình có sự phối hợp của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường

Địa phương

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.