Bắc Kạn kịp thời tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chính sách dân tộc - miền núi

Với hơn 88% số dân là người dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn tiên phong, sáng tạo, nỗ lực thực hiện hiệu quả công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS. Nhằm nâng hiệu quả việc thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ liên quan đến công tác dân tộc. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Triển khai chính sách đầy đủ, kịp thời

Xác định Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành kế hoạch và nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện đối với từng chương trình, đề án, chính sách dân tộc; chỉ đạo các đơn vị, địa phương nghiêm túc thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc và Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

dtts-2b954b901f84.jpg
Hỗ trợ téc nước cho người dân tại xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông. Ảnh: Thu Trang

Theo đó, với tính bao phủ toàn diện các lĩnh vực, Chương trình đang bước đầu tạo ra thay đổi tích cực tại các địa bàn khó khăn. Trong hai năm 2022, 2023, từ nguồn vốn của Chương trình, tỉnh đã thực hiện 57 công trình nước sinh hoạt tập trung tại các thôn, bản còn khó khăn về nước sạch; giao trên 18 tỷ đồng cho các địa phương mua téc, vòi dẫn nước, tạo nguồn nước sinh hoạt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ DTTS, góp phần mang lại nguồn nước bảo đảm, giúp nâng cao sức khỏe của cộng đồng. Cùng với đó, cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi cũng dần được hoàn thiện, giúp việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền trở nên dễ dàng hơn, tạo ra nhiều kỳ vọng cho hộ nghèo vùng DTTS.

Ngoài ra, tỉnh cũng thường xuyên theo dõi, nắm tình hình địa bàn vùng DTTS, đặc biệt là các điểm tiềm ẩn nguy cơ phức tạp về an ninh trật tự, thiên tai, dịch bệnh và duy trì hoạt động của nhóm zalo tháo gỡ khó khăn cho các địa phương… Qua đó, đã giúp các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước được triển khai đầy đủ, kịp thời và đúng quy định, tạo điều kiện trực tiếp cho đồng bào DTTS vùng đặc biệt khó khăn có điều kiện phấn đấu vươn lên phát triển sản xuất và ổn định cuộc sống.

Đối với việc thực hiện chính sách với người có uy tín, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho 1.290 người có uy tín nhân dịp Tết Nguyên đán; phối hợp với đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc thăm, tặng quà Tết cho 362 người có uy tín; tổ chức 3 lớp tập huấn cho người có uy tín... Nhờ đó, đã tạo điều kiện cho người có uy tín phát huy tốt vai trò tuyên truyền, vận động tại cơ sở góp phần bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.

Gỡ khó tiến độ thực hiện các chương trình

Tỉnh Bắc Kạn được phân bổ gần 1.100 tỷ đồng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (bao gồm năm 2022, 2023 chuyển sang). Trong đó, Ban Dân tộc tỉnh được giao tổng kinh phí sự nghiệp thực hiện năm 2024 gần 5,9 tỷ đồng để thực hiện một số hoạt động thuộc các dự án theo phân cấp (Tiểu dự án 4 dự án 5; tiểu dự án 2 dự án 9; tiểu dự án 1 dự án 10; tiểu dự án 3 dự án 10). Đến nay, đã giải ngân được 730 triệu đồng, đạt 12,3% kế hoạch.

Theo đó, triển khai Tiểu dự án 4 (Dự án 5), Ban Dân tộc tỉnh đã xây dựng kế hoạch chi tiết, trên cơ sở đó triển khai lấy nhu cầu đăng ký học lớp đấu thầu, hiện đang thực hiện quy trình đấu thầu để mở lớp; tổ chức 1 đoàn đi học tập kinh nghiệm tổ chức triển khai chương trình ngoài tỉnh cho 37 người tham gia triển khai chương trình các cấp; thực hiện quy trình đấu thầu để mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu. Kết quả, đã giải ngân được 304 triệu đồng, đạt 23,61%. Đối với Tiểu dự án 2, Dự án 9, các huyện tiếp tục duy trì 14 mô hình điểm đã xây dựng năm 2022. Ban Dân tộc đã tổ chức 5 hội nghị tuyên truyền tại thôn thuộc xã Cổ Linh (Pác Nặm) với hơn 300 người tham gia. Đến nay, đã giải ngân được 85,65 triệu đồng, đạt 17,17%.

Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 10 với tổng kinh phí 3,4 tỷ đồng, Ban Dân tộc tỉnh đã thực hiện 2 nội dung. Trong đó, biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; nội dung truyền thông, tuyên truyền. Theo đó, Ban Dân tộc đã ban hành văn bản gửi Ủy ban Dân tộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi triển khai dự án tại địa phương, trên cơ sở đó tham mưu UBND tỉnh tạm dừng mua điện thoại cho người có uy tín theo văn bản của Ủy ban Dân tộc; cấp phát 375 điện thoại cho 375 người có uy tín thuộc 3 huyện Chợ Mới, Pác Nặm, Ba Bể… Kết quả giải ngân đạt 193 triệu đồng, đạt 5,6%. Đối với Tiểu dự án 3, UBND tỉnh đã giao các đơn vị thành viên ban chỉ đạo và các đơn vị phụ trách các dự án tổ chức kiểm tra, giám sát. Trong kỳ báo cáo, Ban Dân tộc đã tổ chức 7 cuộc kiểm tra tại cơ sở, qua đó đã kịp thời tháo gỡ khó khăn cho địa phương. Đến nay, đã giải ngân được 146 triệu đồng, đạt 22,13% kế hoạch.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, Chương trình đã phát sinh nhiều bất cập, hệ thống văn bản hướng dẫn nhiều nhưng chưa đầy đủ, thống nhất và kịp thời. Ngoài ra, một số kiến nghị về khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chưa được Ủy ban Dân tộc tháo gỡ kịp thời nên địa phương chưa đủ cơ sở thực hiện, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Chương trình. Nhằm nâng hiệu quả việc thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn, Ban Dân tộc sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ liên quan đến công tác dân tộc. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Trên đường phát triển

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu và Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu trao hoa chúc mừng các tân Thành ủy viên
Trên đường phát triển

4 nhân sự mới được chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Cần Thơ

Ngày 26.9, Thành ủy TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố sơ kết công tác 9 tháng và triển khai chương trình công tác Quý 4. 2024. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Cần Thơ đã trao quyết định chỉ định 4 nhân sự tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố.

Hà Nội: Dự kiến có thêm 16 quận giai đoạn từ nay đến năm 2035
Trên đường phát triển

Hà Nội: Dự kiến có thêm 16 quận giai đoạn từ nay đến năm 2035

Hà Nội hiện đang triển khai song song lập, thẩm định, trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065… nhằm cụ thể hóa, tập hợp các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị của từng giai đoạn theo quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị.

Nông thôn mới đã mang lại cuộc sống sung túc cho người dân xã Đại An, Trà Cú.
Trên đường phát triển

Bài cuối: Xây dựng nông thôn mới bền vững

Trà Vinh đã và đang phát huy sức mạnh đại đoàn kết; vận dụng mọi nguồn lực để giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhằm đưa mục tiêu "Tỉnh nông thôn mới" về đích trước năm 2025... Trên hành trình đó, Chỉ thị số 40/CT-TW đã mang đến bước đột phá mới cho cấp ủy chính quyền và là trụ đỡ chính sách quan trọng cho đồng bào các dân tộc trong địa bàn vươn lên.

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức để giảm thiểu tình trạng tảo hôn
Địa phương

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức để giảm thiểu tình trạng tảo hôn

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024”, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức lớp tập huấn kiến thức pháp luật; kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan đến hôn nhân, dân số, gia đình thuộc Tiểu Dự án 2, Dự án 9.

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030
Trên đường phát triển

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án "Phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030" giai đoạn 2024-2025. Đây là bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các ngành công nghiệp văn hóa, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội của thành phố.

Tỉnh Hòa Bình phấn đấu đến hết tháng 1.2025 giải ngân 100% nguồn vốn được phân bổ năm 2024
Trên đường phát triển

Hòa Bình: Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Giải ngân hiệu quả nguồn vốn đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để thúc đẩy phát triển KT - XH tỉnh Hòa Bình. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng thông qua các giải pháp cụ thể và đồng bộ, tỉnh đang từng bước cải thiện tốc độ giải ngân, phấn đấu đến hết tháng 1.2025 sẽ hoàn thành 100% nguồn vốn được phân bổ năm 2024.

Nhiều tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
Địa phương

Quảng Ninh dồn lực tái thiết sau bão, giữ vững tăng trưởng

Quyết tâm đi lên từ gian khó, phát huy tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", tỉnh Quảng Ninh đã thành lập tổ công tác để xây dựng đề án khôi phục tái thiết tỉnh với mục tiêu phát triển hơn sau bão Yagi. Đặc biệt, là khắc phục được những điểm yếu, phát huy được thế mạnh của tỉnh để phấn đấu giữ vững tăng trưởng trên 10% năm 2024, là năm thứ 10 liên tiếp, đạt một thập kỷ tăng trưởng 2 con số.

Bắc Ninh "kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng"
Trên đường phát triển

Bắc Ninh "kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng"

Chiều 22.9, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư năm 2024, với chủ đề “Bắc Ninh - Kinh Bắc, khởi sắc đầu tư’’. Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn tỉnh Bắc Ninh “khai phá tiềm năng, khẳng định chính mình, kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng”.

Nam Định: Trên 97% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Trên đường phát triển

Nam Định: Trên 97% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các dịch vụ pháp lý, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế ở địa phương.

Hậu Giang: 74/75 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Trên đường phát triển

Hậu Giang: 74/75 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Theo Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 25/2021 quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND cấp huyện tập trung quán triệt, triển khai các nội dung quy định, thành lập hội đồng đánh giá, ban hành quy chế hoạt động... Trọng tâm là chỉ đạo, hướng dẫn, phổ biến, tập huấn, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, bảo đảm nghiêm túc, thực chất, đúng quy định.