Hà Nội giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh, thành miền Trung và Tây Nguyên

Tối 21.12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh, thành miền Trung và Tây Nguyên.

Hà Nội giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh, thành phố miền Trung và Tây Nguyên -0
Các đại biểu cắt băng khai mạc sự kiện

 Phát biểu khai mạc sự kiện, Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết: TP. Hà Nội có nền văn hóa, văn hiến lâu đời, 1.350 làng nghề, hơn 11.000 sản phẩm nông sản, thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR code.

Bên cạnh các làng nghề, Hà Nội còn có 1.136 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động, 1.695 trang trại, 149 chuỗi liên kết được duy trì và phát triển, hơn 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao… Đây là tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP của Thủ đô Hà Nội.

Từ năm 2019 đến nay, Hà Nội đã đánh giá, công nhận được 2.167/9.852 sản phẩm OCOP cả nước (chiếm 22%), trong đó có 6 sản phẩm OCOP 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.369 sản phẩm 4 sao (chiếm 63,2%), 780 sản phẩm 3 sao (chiếm 36%). Năm 2023, có 25/30 quận, huyện, thị xã thực hiện đánh giá, phân hạng được 532 sản phẩm (đạt 133% so với kế hoạch) của gần 200 chủ thể, trong đó có 440 sản phẩm OCOP 3 sao, 92 sản phẩm tiềm năng OCOP 4 sao.

Hà Nội giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh, thành phố miền Trung và Tây Nguyên -0
Nhiều sản phẩm OCOP miền Trung và Tây Nguyên được giới thiệu đến người tiêu dùng Thủ đô

Tại Hà Nội, nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm chất lượng cao phục vụ hơn 10 triệu dân, phần lớn hàng hóa thiết yếu thường xuyên chỉ đáp ứng được 35% nhu cầu thị trường, còn lại phải nhập thêm từ các tỉnh, thành trong nước, nước ngoài.

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, thực hiện tinh thần Hà Nội với cả nước và cả nước với Hà Nội, Sở NN và PTNT tổ chức sự kiện với mục đích giúp các chủ thể OCOP của Hà Nội và các tỉnh, thành giao lưu, kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm vào hệ thống phân phối.

Quy mô sự kiện có 100 gian hàng, hơn 2.000 sản phẩm OCOP là đặc sản miền Trung, Tây Nguyên và 17 tỉnh, thành phố trong cả nước. TP. Hà Nội có 45 gian hàng với hơn 1.000 sản phẩm OCOP. Đặc biệt, có 20 gian hàng văn hóa Việt - Nhật, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của văn hóa hai nước.

Trong khuôn khổ sự kiện cũng diễn ra chương trình giao lưu văn hóa Việt - Nhật năm 2023 với chủ đề “Những nhịp cầu hữu nghị”. Sự kiện diễn ra từ 21- 25.12.

Trên đường phát triển

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), trên địa bàn huyện Tương Dương có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm; 99,8% bà con được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% được sử dụng điện lưới sinh hoạt; 99% được tham gia BHYT… Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống.

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới

Năm 2024, các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) của tỉnh Long An tiếp tục được đổi mới và đẩy mạnh triển khai với đa dạng, linh hoạt các hình thức, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Qua hoạt động XTTM, các doanh nghiệp (DN) đánh giá cao chính sách hỗ trợ, kết nối cung - cầu do Sở Công Thương tỉnh triển khai, nhất là các sự kiện có quy mô và tính chất quốc tế, tạo hiệu quả kết nối giao thương, tìm kiếm các thị trường mới.

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa
Trên đường phát triển

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa

Trăn trở với "bài toán" đầu ra cho nông sản địa phương, Sở Công Thương Long An đặc biệt chú trọng phối hợp các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, nông dân cách đăng ký thông tin, đưa sản phẩm lên sàn, kỹ năng livestream bán hàng trực tiếp... Các sàn TMĐT đã và đang góp phần đưa các nông sản chủ lực và nông sản chất lượng cao của tỉnh tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, từng bước chinh phục các thị trường "khó tính" như Trung Đông, Mỹ, châu Âu…

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững
Trên đường phát triển

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững

Trong xây dựng cơ chế, chính sách thu hút container vào cảng, Long An xác định rõ việc lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đối tượng hỗ trợ, tham gia và thụ hưởng. Thành công thu hút hàng container đến Cảng Quốc tế Long An được kỳ vọng sẽ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho riêng Cảng Quốc tế Long An mà còn phát triển ngành logistics, phát huy tiềm năng khác biệt, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Vĩnh Yên hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm đô thị xứng tầm của tỉnh Vĩnh Phúc
Địa phương

Vĩnh Yên nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra

Từ một đô thị nhỏ với hạ tầng cơ sở còn yếu kém, Vĩnh Yên đã vươn mình trở thành đô thị văn minh. Năm 2024, thành phố gặt hái được nhiều thành quả đáng mừng, với hàng loạt các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Song để tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, Vĩnh Yên sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh
Trên đường phát triển

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn, trước 1 năm so với kế hoạch. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề qua hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững
Trên đường phát triển

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững

Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo việc làm bền vững là một trong những giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện Định Hóa.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng thăm và động viên người dân xây dựng nhà ở mới tại thôn Yên Lập, xã Yên Thành
Địa phương

Chung tay tái thiết cuộc sống cho người dân sau lũ

Sau cơn bão số 3, nhiều thôn bản bỗng chốc tan tác, để lại phía sau chỉ là bùn đất, nước mắt và sự mất mát không thể tả thành lời. Song, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của lãnh đạo tỉnh cùng nỗ lực của các cấp, ngành, đến nay, dự án khu tái định cư thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình đang dần hồi sinh trở lại.