Quảng Trị với mục tiêu giảm nghèo bền vững

Bài 1: Triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách

Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã tập trung nhiều nguồn lực, triển khai đồng bộ và hiệu quả các chính sách, giải pháp giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể…

Nhiều mô hình phát huy hiệu quả

Trước đây, gia đình anh La Lay Hùng ở xã biên giới A Ngo, huyện Đakrông thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống chỉ dựa vào trồng lúa, trồng sắn. Từ năm 2010, gia đình anh mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để nuôi cá và trồng tràm… Nhờ sự cần cù, chịu khó, biết tìm tòi và áp dụng những cách làm hay nên mô hình của gia đình anh Hùng phát huy được hiệu quả, từng bước giúp gia đình có nguồn thu nhập. Nhờ vậy đến năm 2012, gia đình anh đã thoát nghèo.

Còn với hộ anh Hồ A Xa, xã Xy, huyện Hướng Hóa, đầu năm 2022, gia đình anh cũng được hỗ trợ 4 con dê giống để thực hiện mô hình giảm nghèo bền vững… “Nhờ được Nhà nước hỗ trợ mô hình nuôi dê nên gia đình hiện đã có nguồn thu nhập ổn định, con cái được học hành đầy đủ… Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục chăm sóc tốt đàn dê để tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững”, anh Xa cho biết.

Cũng như hộ anh Xa, để tạo điều kiện cho hộ anh Hồ Văn Thăn ở xã Xy vươn lên, chính quyền địa phương đã xét và hỗ trợ cho gia đình anh 3 con lợn bản giống từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Nhờ cần cù và chịu khó học hỏi các kiến thức về chăn nuôi, phòng bệnh nên đã giúp mô hình chăn nuôi lợn bản của anh Thăn phát triển tốt… “Nhờ số lợn giống của Nhà nước hỗ trợ, gia đình tôi đã có thu nhập hơn 30 triệu đồng/năm. Từ hộ nghèo đã vươn lên hộ cận nghèo và quyết tâm trong một thời gian nữa sẽ thoát nghèo, phấn đấu có cuộc sống khấm khá”, anh Thăn chia sẻ.

Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả đã phát huy thiết thực trong công tác giảm nghèo - ẢNH K.S
Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả đã phát huy thiết thực trong công tác giảm nghèo - Ảnh: K.S

Hay như với hộ anh Hồ Văn Thông ở xã Thanh, huyện Hướng Hóa, nếu như trước đây gia đình anh phải sống trong ngôi nhà sàn tạm bợ, thì nay nhờ được sự quan tâm hỗ trợ và cho vay ưu đãi của Nhà nước nên anh đã làm được ngôi nhà sàn kiên cố... “Khi có nơi ở tươm tất rồi, gia đình tôi sẽ tích cực trồng sắn, trồng chuối, chăn nuôi bò, dê, gà để có thu nhập và dần thoát khỏi diện hộ nghèo”, anh Thông chia sẻ. Chủ tịch UBND xã Hồ A Cất cho biết: Những năm qua, đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong xã không ngừng được cải thiện. Đặc biệt, từ khi có chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), các công trình đường giao thông, nước sinh hoạt, nhà văn hóa cộng đồng, hỗ trợ xây dựng nhà ở... đã được triển khai, phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn như: chính sách trợ cước, trợ giá các mặt hàng thiết yếu, vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng, chuyển đổi nghề... đã  góp phần cải thiện đời sống, sản xuất của người dân, nhất là các hộ nghèo.

Thực tế, sau một thời gian triển khai trên địa bàn tỉnh, chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã tạo sự ổn định và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho các hộ nghèo. Việc hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình, mua sắm máy móc, công cụ hỗ trợ phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện thực tế của các hộ nghèo, giúp họ có điều kiện tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm thay đổi tập quán sản xuất đối với lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi… Theo thống kê của ngành chức năng đối với các mô hình hỗ trợ từ năm 2018 và các năm trước đây cho thấy, có 70% hộ nghèo đã thoát nghèo nhờ một phần hỗ trợ từ chương trình, dự án, từ đó góp phần quan trọng vào giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh…

Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hàng năm

Theo báo cáo của Sở LĐ, TB và XH, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Quảng Trị đã giảm dần theo chuẩn nghèo quy định từng giai đoạn và đều đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Cụ thể, giai đoạn 2001 - 2005 giảm 3,02%/năm; giai đoạn 2006 - 2010 giảm 2,94%/năm; giai đoạn 2010 - 2015 giảm 2,56%/năm; giai đoạn 2016 - 2021 giảm 1,6%/năm; giai đoạn 2022 - 2023, giảm hơn 1,4%/năm.

Giai đoạn 2010 - 2023, tổng nguồn vốn từ ngân sách và các nguồn kinh phí hợp pháp khác thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là 12.890 tỷ đồng, bình quân gần 921 tỷ đồng/năm... Riêng đối với Quỹ “Vì người nghèo” giai đoạn 2000 - 2023, huy động được hơn 365 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng trên 10.500 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hỗ trợ 5.055 hộ nghèo xây dựng nhà ở, sửa chữa 4.018 nhà ở hộ nghèo, trợ giúp phát triển sản xuất cho 5.106 hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề, trợ giúp những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được triển khai thực hiện đồng bộ, đạt kết quả tích cực. Giai đoạn 2019 - 2023, toàn tỉnh tạo việc làm mới cho gần 13.100 lượt lao động/năm. Riêng năm 2023, toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho 13.989 lượt lao động, đạt 116,6% kế hoạch. Công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, ưu tiên người nghèo, người DTTS, bộ đội xuất ngũ… Công tác phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng thường xuyên được chú trọng. Giai đoạn 2013 - 2022, tuyển sinh đào tạo nghề cho 94.123 người, nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh từ 39,2% (năm 2013) lên 70,66% (năm 2023).

Có được kết quả trên phải kể đến sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền và mặt trận, đoàn thể, sự nỗ lực vươn lên của doanh nghiệp và người dân… Đặc biệt, ngày 6.9.2013, Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 76 thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 5.11.2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn; Chương trình hành động số 63 ngày 14.4.2023 về thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 12.12.2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới…

Bên cạnh đó là Chương trình hành động số 75 ngày 26.10.2023 thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 4.5.2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; cũng như nhiều nghị quyết, kế hoạch của HĐND, UBND tỉnh liên quan đến công tác giảm nghèo bền vững được triển khai vào cuộc sống.

Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư. Kết quả, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với cùng kỳ.

Chế biến sâu làm tăng giá trị nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Địa phương

Chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản

Năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng, góp phần quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa. Đó là kết quả của ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm nông sản đang được các địa phương chú trọng. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản trong câu chuyện công nghệ mà Việt Nam cần vượt qua để giúp nâng cao giá trị nông sản.

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế
Trên đường phát triển

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà, chuyển đổi xanh cùng với chuyển đổi số đang là xu hướng diễn ra trên toàn cầu và ở Việt Nam. Chuyển đổi xanh là quá trình xây dựng nền kinh tế trong đó mức phát thải từ thấp đến rất thấp, đạt được thông qua việc phát triển văn minh, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển
Địa phương

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển

Xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS.

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Trên đường phát triển

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao. Dù trở thành đầu tàu trong thực hiện chương trình OCOP, song việc tiêu thụ các sản phẩm vẫn còn những khó khăn nhất định. Do đó, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu và Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu trao hoa chúc mừng các tân Thành ủy viên
Trên đường phát triển

4 nhân sự mới được chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Cần Thơ

Ngày 26.9, Thành ủy TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố sơ kết công tác 9 tháng và triển khai chương trình công tác Quý 4. 2024. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Cần Thơ đã trao quyết định chỉ định 4 nhân sự tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố.

Hỗ trợ téc nước cho người dân tại xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông
Trên đường phát triển

Bắc Kạn kịp thời tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chính sách dân tộc - miền núi

Với hơn 88% số dân là người dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn tiên phong, sáng tạo, nỗ lực thực hiện hiệu quả công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS. Nhằm nâng hiệu quả việc thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ liên quan đến công tác dân tộc. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Hà Nội: Dự kiến có thêm 16 quận giai đoạn từ nay đến năm 2035
Trên đường phát triển

Hà Nội: Dự kiến có thêm 16 quận giai đoạn từ nay đến năm 2035

Hà Nội hiện đang triển khai song song lập, thẩm định, trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065… nhằm cụ thể hóa, tập hợp các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị của từng giai đoạn theo quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị.

Nông thôn mới đã mang lại cuộc sống sung túc cho người dân xã Đại An, Trà Cú.
Trên đường phát triển

Bài cuối: Xây dựng nông thôn mới bền vững

Trà Vinh đã và đang phát huy sức mạnh đại đoàn kết; vận dụng mọi nguồn lực để giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhằm đưa mục tiêu "Tỉnh nông thôn mới" về đích trước năm 2025... Trên hành trình đó, Chỉ thị số 40/CT-TW đã mang đến bước đột phá mới cho cấp ủy chính quyền và là trụ đỡ chính sách quan trọng cho đồng bào các dân tộc trong địa bàn vươn lên.

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức để giảm thiểu tình trạng tảo hôn
Địa phương

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức để giảm thiểu tình trạng tảo hôn

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024”, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức lớp tập huấn kiến thức pháp luật; kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan đến hôn nhân, dân số, gia đình thuộc Tiểu Dự án 2, Dự án 9.

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030
Trên đường phát triển

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án "Phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030" giai đoạn 2024-2025. Đây là bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các ngành công nghiệp văn hóa, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội của thành phố.