TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao Năng lực phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2024

Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Hồ Chí Minh (HCDC) đã tổ chức chuỗi hội nghị giao ban tập huấn, nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ y tế trong chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024.

Hơn 400 cán bộ y tế từ các bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn Thành phố đã tham gia, cùng trao đổi và học hỏi những kiến thức và kỹ năng quan trọng để triển khai hiệu quả chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá, hướng tới mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Theo đó, trong tháng 9.2024, HCDC đã tổ chức 4 buổi hội nghị giao ban tập huấn, quy tụ 416 học viên, bao gồm lãnh đạo và cán bộ phụ trách chương trình phòng, chống tác hại thuốc lá đến từ các bệnh viện công lập, ngoài công lập, trung tâm không giường bệnh, trung tâm y tế quận huyện, TP. Thủ Đức, và trạm y tế phường xã. Các buổi hội nghị nhằm mục tiêu củng cố hoạt động chương trình sau đợt giám sát và nâng cao năng lực về phòng, chống tác hại của thuốc lá cho cán bộ phụ trách.

1.png
Bác sỹ Nguyễn Ngọc Thùy Dương, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: ITN

Phát biểu tại hội nghị, đại diện lãnh đạo HCDC nhấn mạnh rằng hút thuốc lá hiện là một mối đe dọa sức khỏe hàng đầu toàn cầu, gây ra sự gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm, tỷ lệ tử vong, và tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế và xã hội. Việt Nam nằm trong top 15 quốc gia có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới, đặc biệt là nam giới. Thống kê cho thấy, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới trưởng thành tại Việt Nam là 42,3%, đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN, chỉ sau Indonesia và Lào. Việc nâng cao năng lực cho cán bộ y tế là nhiệm vụ trọng tâm để triển khai hiệu quả chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Chương trình tập huấn bao gồm các nội dung chính như: Báo cáo kết quả kiểm tra chương trình phòng, chống tác hại thuốc lá của trung tâm y tế, bệnh viện; báo cáo kết quả hoạt động trong 7 tháng đầu năm và những hoạt động trọng tâm đến cuối năm 2024; phổ biến các chính sách và quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

2.png
BS. Trịnh Văn Hiệp, Nguyên Thường trực Ban Chủ nhiệm Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá Ngành Y tế chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng môi trường không khói thuốc. Ảnh: ITN

Một trong những điểm nhấn của hội nghị là sự tham gia của chuyên gia BS. Trịnh Văn Hiệp, Nguyên Thường trực Ban Chủ nhiệm Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá ngành y tế. Ông đã chia sẻ về hướng dẫn và lợi ích của việc xây dựng môi trường không khói thuốc lá, đồng thời giải đáp những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện chương trình. Những giải pháp thiết thực được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong thời gian tới, đóng góp tích cực vào nỗ lực phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hội nghị giao ban tập huấn đã mang lại cơ hội quý báu cho cán bộ y tế nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng truyền thông và tư vấn. Từ đó, các cán bộ sẽ có những đóng góp tích cực vào công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tại địa phương.

Tin tức

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động và 18.800 ca tử vong do các bệnh gây ra bởi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động. Ảnh: PV
Sức khỏe

Chính sách “cốt lõi” hướng tới mục tiêu giảm thiểu tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam

Giới chuyên gia nhìn nhận, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là một chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp và trẻ em. Tăng thuế thuốc lá sẽ góp phần cải thiện sức khỏe của người lao động, qua đó tăng năng suất, giảm chi phí y tế, tạo điều kiện tăng chi cho giáo dục, gia tăng tiết kiệm để phục vụ cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh.