Tổng thống Nga: Belarus hiện là “cường quốc hạt nhân”

Nhà lãnh đạo Nga cho biết, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Belarus đã tạo ra một “ngành công nghiệp hoàn toàn mới” ở quốc gia này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 29.1 cho biết, Belarus đã gia nhập câu lạc bộ các “cường quốc hạt nhân”, đề cập đến việc Minsk đã vận hành thành công nhà máy điện hạt nhân đầu tiên do Rosatom, tập đoàn năng lượng nguyên tử nhà nước của Nga xây dựng.

Bộ năng lượng Belarus đã chính thức bật đèn xanh cho hoạt động thương mại tổ máy điện thứ hai của nhà máy vào tháng 11 năm ngoái. Với tổng công suất phát điện là 2.400 megawatt, nhà máy dự kiến ​​sẽ đáp ứng tới 40% nhu cầu năng lượng của quốc gia, các phương tiện truyền thông khi đó đưa tin.

Tổng thống Nga khẳng định Belarus hiện là “cường quốc hạt nhân” -0
Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko tham quan nhà máy điện hạt nhân của gần thành phố Ostrovets. Ảnh: Sputnik

“Đây là một bước tiến lớn”, ông Putin bình luận về sự phát triển này. Nhà lãnh đạo Nga cho rằng việc xây dựng nhà máy điện đã tạo ra một “ngành công nghiệp hoàn toàn mới” ở nước láng giềng. Ông nói thêm: “Theo nghĩa này, Belarus chắc chắn đã trở thành một cường quốc hạt nhân”.

Nằm không xa thành phố Ostrovets ở phía tây bắc Belarus, nhà máy điện do Atomstroyexport, một công ty con của Rosatom xây dựng từ năm 2013 đến năm 2023. RIA Novosti đưa tin, đây là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên bên ngoài Nga sử dụng các lò phản ứng hạt nhân thế hệ 3+ hiện đại nhất của Rosatom.

Năm 2023, Moscow cũng triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus, theo yêu cầu nhiều lần từ Minsk. Nga cũng ra tín hiệu sẵn sàng sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào có sẵn để bảo vệ Belarus nếu nước này bị tấn công.

Hợp tác quân sự giữa hai nước láng giềng tiếp tục được đẩy mạnh trong bối cảnh xung đột đang diễn ra giữa Kiev và Moscow. Tổng thống Putin tuyên bố quyết định triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus vào tháng 3.2023 để đáp trả kế hoạch của Anh cung cấp cho Ukraine đạn uranium nghèo.

Quốc tế

Nguồn: Straitstimes
Quốc tế

Vì một thế hệ trẻ em sống lành mạnh

Bắt đầu từ năm 2025, mọi trẻ em từ lớp 1 đến lớp 3 tại Singapore sẽ được nhận một kế hoạch sức khỏe cá nhân. Đây là một phần trong chiến lược quốc gia mang tên Grow Well SG, được thiết kế để giúp trẻ hình thành lối sống lành mạnh từ sớm, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe trong tương lai. Sáng kiến này được Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Bộ Phát triển gia đình và xã hội cùng triển khai, chính thức ra mắt vào ngày 21.1.

Chiến lược “ba mũi tên” của tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Quốc tế

Chiến lược “ba mũi tên” của tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ

Tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã công bố chiến lược “ba mũi tên”, bao gồm ​​duy trì thâm hụt tài chính của Mỹ ở mức 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng trưởng GDP ở mức 3% mỗi năm và tăng sản lượng dầu khí lên tương đương ba triệu thùng mỗi ngày. Những mục tiêu tham vọng này có mối liên kết chặt chẽ với nhau, nhằm hướng tới điều mà thị trường tài chính mong đợi đó là tăng trưởng đi đôi với sự ổn định; tuy nhiên, kế hoạch này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức từ chính động thái của tân Tổng thống Donald Trump, cũng như phụ thuộc vào thực tế phức tạp về tài chính và thị trường.

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Quốc tế

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp

Sau khi tuyên thệ nhậm chức và chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, ông Donald Trump đã ký gần 100 sắc lệnh hành pháp liên quan tới những vấn đề “nóng” như nhập cư, thuế quan, công nghệ và khai thác dầu mỏ. Động thái cho thấy ông đang hiện thực hóa các cam kết tranh cử.

Nguồn: AP
Quốc tế

Con đường tăng trưởng tiền lương và năng suất lao động của Nhật Bản

Trong suốt ba thập kỷ, tiền lương tại Nhật Bản gần như trì trệ, gây ảnh hưởng đến sức mua và chất lượng cuộc sống của người lao động. Tuy nhiên, vào tháng 4 năm 2024, một bước ngoặt đáng chú ý đã diễn ra khi tiền lương danh nghĩa tăng 5,1%. Thành công này đến từ “cuộc tấn công tiền lương mùa xuân” - một truyền thống đàm phán hàng năm giữa công đoàn lao động và người sử dụng lao động nhằm đạt được mức lương tốt hơn.

Ông Donald Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Phòng Bầu dục?
Thế giới 24h

Ông Donald Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Phòng Bầu dục?

Trước thềm lễ nhậm chức vào đêm 20.1 (giờ Việt Nam), Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố, ngay sau khi bước vào Phòng Bầu dục, ông sẽ ký hàng chục sắc lệnh hành pháp để thực hiện lời hứa khi tranh cử. Vậy những lời hứa đó là gì, và liệu những nội dung nào sẽ được thực thi ngay lập tức?

Cơ hội đan xen thách thức
Quốc tế

Cơ hội đan xen thách thức

Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở mức 2,9%; trong khi đầu tư tư nhân cho thấy một quỹ đạo tích cực hơn, với tăng trưởng dự kiến là 2,2% trong năm nay. Theo trang Thaipbsworld, mặc dù triển vọng kinh tế Thái Lan cho thấy tiềm năng tăng trưởng, song cũng đang bị cản trở bởi những thách thức tiềm ẩn.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Xử lý rác thải điện tử - vấn nạn của kỷ nguyên công nghệ

Rác thải điện tử đang tăng nhanh trên toàn cầu, do sự phát triển công nghệ và nhu cầu thiết bị điện tử. Nếu không được xử lý đúng cách, đây sẽ là loại rác thải nguy hiểm, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, rác thải điện tử cũng chứa kim loại quý và nguyên liệu hiếm, mang lại tiềm năng tái chế lớn. Nhiều quốc gia đã triển khai các chính sách toàn diện để quản lý và tái chế hiệu quả loại rác thải này.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Hiệu quả ấn tượng của Thượng Hải trong phân loại rác sinh hoạt

Thượng Hải, một trong những thành phố lớn nhất và phát triển nhanh nhất Trung Quốc, không chỉ nổi bật với sự tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa mạnh mẽ mà còn với những nỗ lực cải cách trong quản lý và phân loại rác thải. Quy trình phân loại rác thải ở Thượng Hải đã phát triển qua nhiều giai đoạn, từ những ngày đầu khi thành phố trở thành trung tâm thương mại quốc tế vào thế kỷ XIX, cho đến khi thành phố đưa ra quy định bắt buộc phân loại rác sinh hoạt vào năm 2019.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Mệnh lệnh môi trường và xây dựng nền kinh tế tuần hoàn

Phân loại rác thải không chỉ là hành động thiết yếu để bảo vệ môi trường, mà còn là bước đi quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Hiện nay, trên thế giới, rác thải được phân loại thành nhiều nhóm dựa trên tính chất, mức độ nguy hại và khả năng tái chế. Tuy nhiên, việc thực hiện và mức độ chi tiết của hệ thống phân loại này lại khác nhau giữa các quốc gia.