Tổ chức Vì Hoà bình Nhật Bản tiếp sức trẻ em tại Văn Chấn, Yên Bái đến trường sau bão Yagi

01.png

Với đồng cảm và khát khao chia sẻ, chuyến đi của bà Đặng Thị Hiền cùng tổ chức Vì Hoà bình Nhật Bản (Peace Winds Japan) không chỉ mang theo những món quà vật chất mà còn gửi gắm yêu thương, lan tỏa hy vọng đến những mảnh đời nhỏ bé vùng lũ Văn Chấn, Yên Bái.

03.png
05.png

Cơn bão Yagi đã qua gần 2 tháng, nhưng những dư chấn của lũ lụt vẫn hằn in trên mảnh đất Văn Chấn, Yên Bái. Những con đường gập ghềnh, những ngôi nhà tan hoang và những ánh mắt trẻ thơ ngơ ngác, đói rét khiến ai cũng nghẹn lòng. Không chỉ thiếu thốn vật chất, các em nhỏ nơi đây còn đối diện với nỗi lo thiếu sách, thiếu đồ dùng học tập – những thứ vốn là hành trang cho con đường đến trường.

Hai tháng trước, trong chuyến đi cứu trợ sau cơn bão số 3, bà Đặng Thị Hiền – đại diện tổ chức Peace Winds và tổ chức Sugi Ryotaro tại Việt Nam cùng các cộng sự đã mang theo 1.000 phần quà và nhiều nhu yếu phẩm khác tặng cho bà con 4 vùng bị thiệt hại nặng nề sau cơn lũ gồm thôn Bái Dương, TP. Yên Bái; thôn Phúc Đình, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên; xã Mỏ Vàng, Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên. Sau chuyến đi đó, bà hứa sẽ quay trở lại, để giúp các em nhỏ nơi đây.

“Khi nhìn những đứa trẻ co ro trong giá rét, mắt sáng lên khi nhận được những cuốn sách và tập vở mới, tôi đã tự hứa sẽ quay lại,” bà Hiền chia sẻ.

Và đúng như lời hứa, cuối tuần vừa qua, bà Hiền cùng tổ chức Peace Winds tiếp tục hành trình trở lại Văn Chấn. Lần này, mục tiêu là hỗ trợ trực tiếp các em học sinh tại ba trường tiểu học: Nậm Lành, Nậm Mười, và Suối Quyền, với tổng cộng 1.131 phần quà, bao gồm sách vở, cặp sách, và đồ dùng học tập, đã được trao tận tay các em học sinh tại 3 trường: Tiểu học Nậm Lành (419 suất quà); Tiểu học Nậm Mười (368 suất quà); Tiểu học Suối Quyền (344 suất quà).

cls-2760.jpg
cls-2113.jpg

Thầy Dương Xuân Trường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nậm Lành cho biết, cơn lũ sau bão Yagi đã tàn phá nặng nề xã Nậm Lành, cuốn trôi đồ dùng của nhiều gia đình, khiến việc học hành của học sinh gặp khó khăn. “Những món quà như cặp sách, vở, bút, không chỉ giúp các em đủ dụng cụ học tập mà còn là nguồn động viên tinh thần để các thầy cô và học sinh vững tâm lên lớp”, thầy Trường chia sẻ.

z6072489089312-689ba73eed9f05405c6636181dd2d0e7.jpg
00.png

Tuy nhiên, thầy Trường cũng bày tỏ lo lắng về tương lai của gần 300 học sinh nội trú khi xã Nậm Lành hoàn thành chuẩn nông thôn mới. Điều này đồng nghĩa với việc các em sẽ không còn được nhận hỗ trợ kinh phí nội trú. “Đường đến trường của các em xa và khó khăn. Nếu không có sự giúp đỡ, chúng tôi thực sự không biết làm cách nào để các em tiếp tục đi học”, thầy Trường bộc bạch.

Không chỉ tại Nậm Lành, học sinh xã Nậm Mười và Suối Quyền cũng phải đối mặt với những thách thức tương tự. Sau cơn bão, nhiều em mất sạch sách vở, vật dụng học tập.

Hiệu trưởng trường Tiểu học Nậm Mười, thầy Trần Thanh Sơn, cho biết, những món quà từ tổ chức Peace Winds là cứu cánh quý giá, giúp các em tạm thời vượt qua khó khăn hiện tại.

02.png

Với tấm lòng đau đáu dành cho trẻ em, nhớ đến những năm tháng tuổi thơ khó khăn của chính mình, bà Đặng Thị Hiền luôn tâm niệm: “Mỗi khi có cơ hội, tôi đều mong muốn quay về giúp đỡ những nơi còn khó khăn, bởi vì tôi hiểu cảm giác thiếu thốn của các em nhỏ.”

cls-2907.jpg
cls-2834.jpg
cls-2813.jpg
cls-2502.jpg

Tổ chức Peace Winds cũng ghi nhận nhiều trẻ nhỏ vẫn e dè đến lớp. Thầy cô phải đến tận nhà động viên, thậm chí chí chăm lo cho các em như chính con mình. Bà Hiền chia sẻ, với vai trò cầu nối của Tổ chức Vì hòa bình tại Việt Nam, bà sẽ nỗ lực hơn nữa để trẻ em vùng khó không còn thiếu sách, vở quần áo và có những bữa ăn đủ đầy hơn.

Tấm lòng nhiệt thành của bà Hiền và các tổ chức thiện nguyện đã lên ngọn lửa hy vọng nơi vùng lũ, để những bước chân nhỏ bé thêm vững chắc vàng trên hành trình học tập.

Không chỉ trao quà, bà Đặng Thị Hiền và tổ chức Peace Winds còn mang đến sự đồng cảm và quyết tâm đồng hành cùng các em nhỏ. Cùng với vai trò đại diện tổ chức Sugi Ryotaro tại Việt Nam, bà hiểu rõ những khó khăn chồng chất mà các gia đình vùng lũ phải đối mặt. “Tôi từng trải qua những năm tháng thiếu thốn, nên khi nhìn các em, tôi như thấy lại tuổi thơ của mình. Đó là động lực để tôi trở lại và làm nhiều hơn nữa.”

ba-hien.jpg
Bà Đặng Thị Hiền – đại diện tổ chức Peace Winds và tổ chức Sugi Ryotaro tại Việt Nam
04.png

Theo bà Hiền, nhiều em nhỏ vẫn chưa thể tự tin đến trường. Các thầy cô không chỉ dạy chữ mà còn trở thành những người cha, người mẹ, tận tụy chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ, vận động từng em đến lớp. Điều này khiến bà càng trăn trở về những giải pháp bền vững giúp các em vượt qua khó khăn.

Sự đồng hành của những tấm lòng nhân ái như bà Hiền và tổ chức Peace Winds là nguồn động viên to lớn, thắp sáng hy vọng nơi vùng cao nghèo khó. Để mỗi trẻ em, dù ở đâu, cũng được chạm tay tới giấc mơ học tập, vượt qua nghịch cảnh và xây dựng một tương lai tươi sáng hơn.

Đối với bà Đặng Thị Hiền, những hành trình thiện nguyện không chỉ là trách nhiệm mà còn là tâm huyết. Là đại diện của tổ chức Peace Winds tại Việt Nam và tổ chức Sugi Ryotaro – do cố vấn đặc biệt của Bộ Y tế Nhật Bản sáng lập, bà Hiền cho biết, bà và các cộng sự sẽ tiếp tục nỗ lực để không chỉ giúp trẻ em có đủ sách vở, quần áo mà còn cải thiện điều kiện sống, đảm bảo các em được học tập trong môi trường tốt hơn.

Hành trình thiện nguyện của tổ chức Peace Winds và bà Đặng Thị Hiền đã để lại không chỉ những món quà vật chất mà còn là niềm tin, hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn cho các em nhỏ vùng bão lũ. Câu chuyện ở Văn Chấn, Yên Bái, không chỉ là hành trình mang niềm vui mà còn là bài học về tinh thần nhân ái và trách nhiệm xã hội.

Xã hội

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng
Xã hội

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng

Hiện nay, ngành lâm nghiệp chịu trách nhiệm quản lý 16,348 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích có rừng là 14,860 triệu ha. Đây là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý diện tích rừng và đất trồng rừng, cũng như giúp theo dõi sát sao sức khỏe của hệ sinh thái, dự đoán nguy cơ cháy rừng, phát hiện khai thác… ngành lâm nghiệp đang chú trọng chuyển đổi số.

Đắk Lắk: Lò sấy cau không phép xả thải gây ô nhiễm môi trường
Xã hội

Đắk Lắk: Lò sấy cau không phép xả thải gây ô nhiễm môi trường

Thực trạng các kho, bãi xây dựng trái phép trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk không mới, thế nhưng những ảnh hưởng của thực trạng này lại không nhỏ. Thời gian qua, lò sấy cau chui trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk liên tục được phát hiện, nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Ghi nhận của phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân tại xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.

Các mô hình chăn nuôi phát triển mạnh ở Phan Thiết mang lại của sống ổn định cho người dân (Ảnh: T.DUYÊN)
Đời sống

Tỷ lệ hộ nghèo Phan Thiết giảm còn 0,63%

Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, số hộ nghèo thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) giảm còn 390 hộ vào cuối năm 2023, chiếm tỷ lệ 0,63% so với số hộ toàn thành phố. Đời sống của một bộ phận người nghèo được nâng lên và từng bước vươn lên thoát nghèo.

Nâng cao chất lượng Cuộc vận động từ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang "Hàng Việt chinh phục người Việt"
Xã hội

Nâng cao chất lượng Cuộc vận động từ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang "Hàng Việt chinh phục người Việt"

Báo cáo 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương cho thấy Cuộc vận động đã có ảnh hưởng tích cực, sâu rộng tới các doanh nghiệp trong Khối về việc ưu tiên sử dụng sản phẩm Việt Nam. 

Toàn cảnh hội nghị.
Xã hội

Hạn chế tình trạng chậm đóng bảo hiểm

Để tìm ra các giải pháp bảo đảm tốt nhất quyền lợi bảo hiểm cho người lao động, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề "Tìm giải pháp hạn chế tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh".

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trao tặng Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp BHXH Việt Nam” cho các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển ngành.
Xã hội

Hợp tác quốc tế nâng cao năng lực thực hiện chính sách

Bảo hiểm Việt Nam (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trong giai đoạn phát triển mới". Hội thảo hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập ngành BHXH Việt Nam (1995 - 2025) nhằm chia sẻ với các đối tác, bạn bè quốc tế về thành tựu, định hướng phát triển, hội nhập quốc tế của BHXH Việt và tham vấn ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia, tổ chức quốc tế.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần đưa "hương trà" bay xa...
Xã hội

Bài cuối: Trụ cột giảm nghèo bền vững

Xác định giảm nghèo là một trong các công tác trọng tâm nhằm phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó có việc đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân. Qua đó, góp phần đưa Thái Nguyên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.