Tìm giải pháp cho mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Ngày 23.12, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu tổ chức diễn đàn “Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0”.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Tham dự diễn đàn có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi; Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam Nguyễn Linh Ngọc; Giám đốc Trung tâm phát triển Cacsbon thấp, Cục Biến đổi khí hậu Hà Quang Anh.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam Nguyễn Linh Ngọc cho biết: Biến đổi khí hậu đã và đang là một trong những vấn đề nghiêm trọng, không chỉ Việt Nam mà toàn thế giới đang phải gánh chịu. Có thể nhận thấy những tác động mà biến đổi khí hậu đem lại đang khá tiêu cực, ảnh hưởng đến thiên nhiên, thời thiết, đời sống kinh tế và xã hội. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại trong thế kỉ 21.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi phát biểu tại Diễn đàn
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi phát biểu tại Diễn đàn

Phát thải ròng bằng 0 là mục tiêu không thể trì hoãn. Các nhà khoa học đã chứng minh, chúng ta cần phải đưa thế giới về trạng thái này càng sớm càng tốt, chậm nhất là năm 2050 để hạn chế những tác động tiêu cực nhất của biến đổi khí hậu. Để giải quyết những thách thức này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành khung hành lang pháp lý nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp và đưa ra những chiến lược, mục tiêu trong tương lai, cụ thể: như ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôdôn; quyết định số 01/QĐ-TTG về các danh mục, lĩnh vực, các cơ sở phát thải phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; quyết định số 896 về phê duyệt Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050…

Tại diễn đàn, nhiều chuyên gia cho rằng, trong số các giải pháp để thực hiện mục tiêu trọng tâm Netzero thì việc thúc đẩy các hành động theo mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ góp phần thực hiện tốt cam kết này và sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia và doanh nghiệp. Kinh tế tuần hoàn giúp tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng thay vì tiêu tốn chi phí xử lý; giảm thiểu khai thác, tận dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên; hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường.

Toàn cảnh Diễn đàn
Toàn cảnh Diễn đàn

Ngoài ra, cần quan tâm phát triển thị trường các-bon. Khi tham gia vào thị trường các-bon, doanh nghiệp được thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon và được đầu tư, kinh doanh hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon trên thị trường các-bon. Tuy nhiên, để thực hiện và tham gia vào thị trường này, doanh nghiệp phải cung cấp thông tin, dữ liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính, thực hiện kiểm kê khí nhà kính và xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính; báo cáo kết quả thực hiện, cũng như thực hiện báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án đăng ký theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi, có ba vấn đề then chốt cần giải quyết để thích ứng với biến đổi khí hậu gồm: Thể chế, quản trị, tài chính và công nghệ. Đây vừa là thách thức, nhưng cũng là cơ hội đối với doanh nghiệp. Các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, lãnh đạo các địa phương, các chuyên gia kinh tế, xã hội, cộng đồng khoa học, công nghệ và doanh nghiệp cần cùng nhau tìm cách tiếp cận mới hơn, phương thức thực thi hiệu quả hơn để giải bài toán kinh tế xanh.

“Xu thế xanh hóa các nền kinh tế trên thế giới là xu thế tất yếu, do đó, quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam cũng sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Tôi cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức lưu ý xu hướng này để tăng cường hợp tác, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mình và nền kinh tế đất nước”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi nhấn mạnh.

Trước đó, tại Hội nghị lần thứ 26, các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 26), Việt Nam đã đưa ra cam kết chính trị mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, tuần hoàn; đồng thời, thể hiện sự tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam trong những nỗ lực chung của Cộng đồng quốc tế để giữ gìn, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ Trái đất.

Để triển khai cam kết nêu trên, ngày 25-26/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã lần lượt ban hành các Quyết định số 888/QĐ-TTg phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu; số 896/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050; số 942/QĐ-TTg ngày 05/8/2022 phê duyệt Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch); Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 ban hành danh mục lĩnh vực, các cơ sở phát thải phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; tham gia và công bố Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng với các đối tác quốc tế.

Môi trường

Chung một ước mơ, tô màu xanh Việt
Môi trường

Chung một ước mơ, tô màu xanh Việt

Ngày 15.1, tại vườn Giám (cổng chính di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám, TP. Hà Nội), Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED Communication) và TreeBank đã phát động chương trình “Ngày trồng cây 2025” với chủ đề "Chung một ước mơ, tô màu xanh Việt".

Net Zero - nền tảng quan trọng thúc đẩy các giải pháp đột phá
Môi trường

Net Zero - nền tảng quan trọng thúc đẩy các giải pháp đột phá

Tại Hội thảo khoa học “Triển khai chương trình khoa học và công nghệ (KH - CN) phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long” do Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại học Cần Thơ và UBND thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh: Net Zero là nền tảng quan trọng thúc đẩy các giải pháp đột phá như công nghệ thu giữ và lưu trữ các bon, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn.

Đi xe điện, đón mùa xuân - Chuyện của Yadea và người Việt
Môi trường

Đi xe điện, đón mùa xuân - Chuyện của Yadea và người Việt

Trong những năm gần đây, người Việt Nam đã bắt đầu thay đổi thói quen đi lại, đặc biệt là xu hướng sử dụng xe điện. Điều này không chỉ phản ánh sự phát triển của công nghệ mà còn là sự nhạy bén trước những vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng. Khi Tết Nguyên Đán đến gần, hình ảnh những chiếc xe điện lăn bánh trên đường phố ngày càng trở nên phổ biến. Sự chuyển mình này không chỉ là một xu hướng nhất thời mà còn phản ánh một thay đổi lớn trong thói quen đi lại của người Việt Nam.

Lặng thầm nghề quan trắc thủy văn
Môi trường

Lặng thầm nghề quan trắc thủy văn

Nghề quan trắc thủy văn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ nguồn nước, đồng thời cung cấp thông tin quý giá cho các quyết định phát triển bền vững. Nhưng ít ai biết, ngoài sự tỉ mỉ, chính xác, tâm huyết những người làm trong lĩnh vực này còn phải đối mặt với bão lũ, mưa giông… và am hiểu sâu sắc về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước. Họ được ví như người theo dõi nhịp cảm xúc, nhịp sống của các con sông.

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu
Môi trường

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu

Trước diễn biến ngày càng tiêu cực của biến đổi khí hậu, nghiêm trọng nhất là tình trạng sạt lở bờ biển, ven sông làm mất rừng, mất đất sản xuất của người dân, việc đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn tại các địa phương ven biển sẽ góp phần giảm thiểu xói mòn, sạt lở, biến đổi khí hậu, tạo sinh kế bền vững cho người dân dưới tán rừng.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người
Môi trường

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người

Ngày 24.12, Báo Nông thôn ngày nay phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Hiệp hội CropLife Việt Nam tổ chức Tọa đàm thứ 2 nằm trong chuỗi Tọa đàm: “Hiểu đúng về thuốc bảo vệ thực vật” với chủ đề: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật “4 đúng” vì sức khỏe cây trồng và con người.

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn

Nhằm trao đổi, thảo luận về vai trò, hiệu quả thực tiễn cũng như các giải pháp triển khai Luật Bảo vệ môi trường trong thực tiễn, hiệu lực, hiệu quả và hiệu năng, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn".

Trưởng ban Khoa học Hội Kinh tế môi trường Việt Nam. GS.TS Hoàng Xuân Cơ. Ảnh: Duy Thông
Xã hội

Nói ít làm nhiều, triển khai thực chất và hiệu quả

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường ngày càng nghiêm trọng, Luật Bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn. Đây cũng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.

Đường làng ngõ xóm trang trang sạch đẹp tại xã Yên Lợi, huyện Ý Yên. Ảnh: PV
Xã hội

Nâng cao công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường, nâng cao các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Nam Định không chỉ mang lại điều kiện sống tốt hơn cho người dân mà còn khai thác được các giá trị kinh tế từ cảnh quan nông nghiệp - nông thôn, từng bước phát triển thành ngành kinh tế du lịch sinh thái, đem lại thu nhập cho người dân.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu
Xã hội

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế chung của thế giới, hiện nay đa số các nước cũng theo đuổi các chính sách liên quan đến hướng phát triển kinh tế tuần hoàn để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có Việt Nam. Muốn bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, không còn cách nào khác là chúng ta phải thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng
Xã hội

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng

Mới đây, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam, cùng nhiều lãnh đạo, đại biểu đến từ nhiều cơ quan tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức tổng kết dự án “Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, Giai đoạn 1”.