Thủy tinh tồn tại vĩnh viễn nhưng tỷ lệ tái chế chỉ đạt 15%

Tỷ lệ tái chế chai thủy tinh ở Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 15%, trong khi đây là loại rác thải không thể phân hủy và tồn tại vĩnh viễn trong môi trường.

Rác thải thủy tinh là vĩnh cửu

Tại hội thảo chuyên đề "Hoạt động tái chế thủy tinh tại Việt Nam" do Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á tổ chức chiều 15.1, ông Mai Thanh Dung, Phó viện trưởng Viện Chiến lược - Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, tỷ lệ tái chế bao bì thủy tinh thấp nhất trong khi đây  loại rác thải vĩnh cửu.

"Nếu không được tái chế, rác thải thủy tinh sẽ tồn tại vĩnh viễn với môi trường. Vì vậy, hoạt động tái chế thủy tinh cần được quan tâm hơn”, ông Dung cho biết.

Thủy tinh tồn tại vĩnh viễn nhưng tỷ lệ tái chế chỉ đạt 15% -0
Ông Mai Thanh Dung, Phó viện trưởng Viện Chiến lược - Chính sách Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại hội thảo.

Thay mặt nhóm nghiên cứu công bố báo cáo "Tái chế thuỷ tinh tại Việt Nam: Thách thức và đề xuất chính sách", ông Hồ Đức Thông, Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á, cho biết, tại Việt Nam, khối lượng rác thải rắn đã tăng đáng kể từ 10% đến 16% mỗi năm và TP. Hồ Chí Minh là nơi tạo ra nhiều nhất.

Thành phần chính của rác thải đô thị là rác hữu cơ, chiếm 67%; và rác từ thủy tinh chiếm 4% tổng trọng lượng rác thải rắn đô thị.

Theo báo cáo Tỷ lệ tái chế và Chi phí tái chế Bao bì Đồ uống năm 2022 của Eunomia, bao bì bằng thủy tinh trên thị trường đồ uống chiếm 11% trong tổng số lượng và 62% tổng trọng lượng.

Bao bì đồ uống chiếm khoảng 20% tổng lượng rác bao bì được tạo ra tại Việt Nam, nhưng tỷ lệ thu gom hiện tại khá thấp và dao động theo loại vật liệu.

Trong khi lon nhôm có tỷ lệ tái chế cao hơn 70% do giá trị kinh tế cao hơn, chai nhựa có tỷ lệ tái chế tổng thể thấp hơn, dao động từ 32% đến 45%. Tỷ lệ tái chế cho chai thủy tinh là thấp nhất, ước tính chỉ 15% theo Eunomia.

Cũng theo ông Hồ Đức Thông, mặc dù, các doanh nghiệp sản xuất thuỷ tinh có nhu cầu lớn đối với vụn phế liệu thủy tinh để làm nguyên liệu đầu vào, nhưng cơ sở hạ tầng cho việc thu gom và tái chế thủy tinh vẫn chưa phát triển.

Việt Nam hiện vẫn thiếu hệ thống thu gom rác thải thủy tinh dẫn đến nhiều chai lọ bị vứt bỏ hoặc xử lý không đúng cách trong môi trường. "Việt Nam chưa triển khai một hệ thống toàn diện các thùng rác phân loại để người dân phân loại rác tại nguồn", ông nói.

Ông Thông cho rằng, rác thủy tinh màu và chai vỡ, mặc dù có thể tái chế, nhưng không nhận được nhiều sự chú ý từ người thu gom rác.

"Theo dữ liệu khảo sát của chúng tôi, chỉ có 6% vựa phế liệu mua chai lọ thủy tinh đã qua sử dụng. Nhu cầu thấp này từ các vựa ve chai không tạo nhiều động lực cho người thu mua phế liệu, người nhặt ve chai, và người thu gom rác thực hiện thu gom và bán phế liệu thủy tinh (chỉ có 5% người thu mua phế liệu mua thủy tinh; 8% người thu gom rác và người nhặt phế liệu thu gom phế liệu thủy tinh)", ông Thông nói.

Thủy tinh tồn tại vĩnh viễn nhưng tỷ lệ tái chế chỉ đạt 15% -0
Ông Hồ Đức Thông, Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á, công bố báo cáo "Tái chế thuỷ tinh tại Việt Nam: Thách thức và đề xuất chính sách".

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện rằng, khó khăn lớn trong việc thúc đẩy tái chế, tái sử dụng rác thải thủy tinh đó là chi phí thu gom quá lớn, thậm chí cao hơn chi phí nhập khẩu sản phẩm thủy tinh hoặc nhập khẩu vụn thủy tinh để sản xuất.

Giá của vụn thủy tinh không màu tại những nhà máy thủy tinh này thường dao động từ 2.250 đến 2.500 đồng/kg. Tuy nhiên, nguồn cung cho vụn thủy tinh không màu nội địa không ổn định và tương đối thấp.

Ngược lại, giá vụn thủy tinh không màu nhập khẩu với số lượng lớn lại rẻ hơn, khoảng 1.800 đồng/kg vào năm 2019 và khoảng 2.100 đồng/kg vào năm 2020. Do đó, các nhà sản xuất thủy tinh quy mô lớn lựa chọn nhập khẩu vụn thủy tinh từ nước ngoài do giá đầu vào rẻ hơn.

Xem xét thành lập hệ thống thu gom tập trung

Về khuyến nghị, ông Thông cho biết, các doanh nghiệp cần một khoảng thời gian áp dụng được giãn ra để có sự chuẩn bị và thử nghiệm các mô hình thu gom cũng như tuân thủ quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).

Cụ thể, nhóm nghiên cứu cho rằng, việc áp dụng quy định EPR từ 1.1.2024 đặt ra nhiều thách thức đối với cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước.

Trong khi nhiều doanh nghiệp lớn đã bắt đầu thử nghiệm các dự án thí điểm thu gom riêng của họ, các doanh nghiệp nhỏ vẫn cần thời gian và nguồn lực để chuẩn bị đầy đủ cho quy định EPR.

"Các nhà sản xuất có thể cần một khoảng thời gian từ 3 - 6 tháng để đánh giá tính khả thi của các phương án EPR khác nhau, đặc biệt là khi điều kiện hạ tầng hạn chế và tính sẵn sàng của cả hệ thống tái chế còn nhiều hạn chế. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp hay hiệp hội để thử nghiệm và thí điểm các mô hình thu gom và tái chế", ông Thông nói. 

Ngoài ra, Chính phủ cần đưa ra quy định và xác định một ngưỡng yêu cầu tối thiểu về số lượng nguyên liệu đầu vào đến từ vật liệu tái chế. Xây dựng các chính sách thúc đẩy thiết kế bao bì thân thiện với môi trường, ví dụ như thiết kế nhãn thân thiện với môi trường, làm cho chai dễ thu gom, ưu tiên sử dụng chai thủy tinh không màu.

Chính phủ cũng nên đặt tiêu chuẩn bao bì thân thiện với môi trường. Theo thời gian, khi điều chỉnh các quy định EPR, quan trọng là tích hợp các chỉ số bao bì thân thiện với môi trường này.

Đối với các nhà sản xuất bao bì thuỷ tinh, ông Thông cho rằng, các nhà sản xuất sử dụng bao bì thủy tinh có thể xem xét việc thành lập hệ thống thu gom tập trung vào các điểm bán hàng chính của họ, ví dụ như các quán bar lớn, cửa hàng và nhà hàng lớn. Điều này đòi hỏi sự phối hợp hợp tác giữa các thành viên khác nhau trong hiệp hội.

Thủy tinh tồn tại vĩnh viễn nhưng tỷ lệ tái chế chỉ đạt 15% -0
Các đại biểu trao đổi tại hội thảo.

Ở giai đoạn sau, để giảm chi phí thu gom rác thải thủy tinh, các nhà sản xuất nên dựa vào hệ sinh thái thu gom và tái chế chất thải rắn hiện tại bằng cách khuyến khích các công nhân thu gom chất thải và người mua phế liệu đã thu gom các loại vật liệu tái chế khác như nhôm, nhựa, giấy thu gom thêm rác thải thủy tinh.

Các nhà sản xuất nên xem xét tích hợp các dự án trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và việc sử dụng quỹ môi trường để hỗ trợ người lao động trong ngành vốn là nhóm thiệt thòi trong xã hội. Điều này phục vụ nhiều mục đích, ví dụ, cải thiện việc tái chế chất thải thủy tinh và nâng cao uy tín trong cộng đồng.

Môi trường

TP. Rạch Giá, Kiên Giang: Quyết liệt xử lý điểm nóng về ô nhiễm
Môi trường

TP. Rạch Giá, Kiên Giang: Quyết liệt xử lý điểm nóng về ô nhiễm

Cùng với hoàn thiện khung chính sách, công tác xử lý các điểm nóng ô nhiễm được TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang triển khai quyết liệt, kết hợp lắp đặt camera giám sát và trồng cây xanh để ngăn ngừa tái diễn. Nhờ đó, công tác quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Huyện A Lưới, TP. Huế: Quản lý rác thải nhựa hiệu quả nhờ phát huy vai trò cộng đồng
Môi trường

Huyện A Lưới, TP. Huế: Quản lý rác thải nhựa hiệu quả nhờ phát huy vai trò cộng đồng

Với sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền địa phương cùng sự tham gia của cộng đồng, huyện A Lưới, TP. Huế đã cải thiện hệ thống quản lý rác thải với 150 thùng rác phục vụ phân loại tại các điểm công cộng và cơ quan, xây dựng hai trạm tập kết rác thải, qua đó đóng góp hiệu quả vào công tác quản lý rác thải nhựa trên địa bàn.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tập trung khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh
Xã hội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tập trung khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 13.4.2025 về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng trên địa bàn phường Đại Yên, thành phố Hạ Long và thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh; tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng.

Bài 1: Hiệu quả tích cực
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài 1: Hiệu quả tích cực

“Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”- đó là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của tỉnh Nghệ An nhằm phát triển bền vững. Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận: các nhiệm vụ bảo vệ môi trường nhận được sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, địa phương đã mang lại hiệu quả tích cực.

Cần nỗ lực rất lớn để hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần
Môi trường

Cần nỗ lực rất lớn để hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần

Chỉ còn gần 8 tháng nữa, quy định không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch sẽ có hiệu lực. Điều này đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các bên liên quan để bảo đảm tiến độ đề ra.

Nông dân sử dụng phân bón Đầu Trâu Bio-Canxi trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Trả lại dinh dưỡng cho đất lúa

Đã đến lúc cần giải pháp quản lý rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn: biến rơm rạ thành phân bón hữu ích thay vì đốt bỏ, qua đó giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và đồng thời tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa.

Nghệ An: Nhiều sai phạm tại Công ty CP Xi măng Sông Lam
Xã hội

Mỏ đá “tra tấn” hàng chục hộ dân tại Nghệ An

Từ khi mỏ đá tiếp tục hoạt động trở lại, hơn 30 hộ dân sống ở thôn Yên Xuân, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An luôn sống trong nỗi sợ hãi, “tra tấn” bởi khói bụi mịt mù và tiếng nổ mìn làm nứt nẻ nhà cửa từ mỏ đá thuộc khu vực Lèn Bút do Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng khai thác.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Hà Nội: Dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn
Môi trường

Hà Nội: Dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn

Dự án Cống hóa và xây dựng tuyến đường từ nút rẽ ra phố Núi Trúc đến phố Sơn Tây, quận Ba Đình đoạn qua phố Giang Văn Minh, Phố Đội Cấn, thuộc phường Kim Mã và phường Đội Cấn (quận Ba Đình, Hà Nội) được khởi công từ hàng chục năm trước nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Khu vực dự án bị biến thành điểm tập kết vật liệu xây dựng, rác thải, phế liệu..., hệ thống thoát nước không bảo đảm nên cứ mưa lớn là ngập khiến người dân tại đây nhiều năm phải sống chung với ô nhiễm.

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí trong tháng tới, quý tới
Xã hội

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí trong tháng tới, quý tới

Sáng 27.3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.

Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid – mũi tên nhiều đích
Kinh tế

Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid – mũi tên nhiều đích

Kết hợp động cơ xăng và động cơ điện, xe ô tô hybrid không chỉ giúp tiết kiệm nhiên liệu mà còn giảm phát thải khí CO2. Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid là cần thiết để hướng người tiêu dùng lựa chọn dòng xe này, từ đó giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sống cho người dân và góp phần hiện thực hóa cam kết Net Zero của Việt Nam.