Bắc Giang

Thực hiện hiệu quả chính sách an sinh, giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua, an sinh xã hội vẫn luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành, địa phương của tỉnh Bắc Giang quan tâm thực hiện. Đây chính là nền tảng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Giang đối với người dân nói chung và những đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh nói riêng.

Thực hiện hiệu quả chính sách giảm nghèo

Những năm qua, xác định Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, miền, các dân tộc và các nhóm dân cư; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang đã làm tốt công tác an sinh xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Cán bộ Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang kiểm tra mô hình giảm nghèo tại xã Yên Định. Ảnh: Đức Hiệp
Cán bộ Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang kiểm tra mô hình giảm nghèo tại xã Yên Định. Ảnh: Đức Hiệp

Theo đó, Sở đã tích cực phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh ban hành chương trình, nghị quyết, kế hoạch triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để làm tốt công tác giảm nghèo. Đơn cử như ưu tiên thực hiện các chính sách, trợ giúp người nghèo về hỗ trợ phát triển sản xuất, sinh kế, y tế, giáo dục, vay vốn tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, xây dựng, sửa chữa nhà dột nát, hỗ trợ tiền điện…

Đến nay, 100% người nghèo, người cận nghèo trên địa bàn tỉnh đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế; hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo được hỗ trợ vay vốn ưu đãi; hàng chục nghìn người được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm; qua đó, từng bước thoát nghèo bền vững.

Năm 2021, tổng số hộ nghèo toàn tỉnh là 24.639 hộ, chiếm tỷ lệ 5,27%; đến cuối năm 2022, qua kết quả điều tra, tổng hộ nghèo của tỉnh là 17.946 hộ, chiếm tỷ lệ 3,81%, tương đương giảm 1,46%; đến hết năm 2023, hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn khoảng 12.558 hộ, tương đương với tỷ lệ 2,63%. Tỷ lệ hộ nghèo ở huyện nghèo Sơn Động giảm 5,52%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%. Toàn tỉnh không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc đối tượng người có công với Cách mạng.

Để đạt được những kết quả kể trên, Bắc Giang đã có nhiều cách làm sáng tạo, đột phá, quyết liệt trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Trong đó phải kể đến hệ thống văn bản pháp luật về thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội không ngừng được hoàn thiện, quy định cụ thể.

Ngoài các chính sách của Trung ương, tỉnh đã ban hành các Nghị quyết của HĐND tỉnh Bắc Giang về chính sách hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình; mở rộng đối tượng bảo trợ xã hội được trợ cấp thường xuyên; hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ làm mới hoặc sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo…

Mặt khác, công tác giảm nghèo cũng nhận được sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên, sâu sát của cấp ủy, chính quyền; sự phối hợp tích cực của các ban, ngành, hội đoàn thể các cấp, xem đây là nhiệm vụ chính trị của địa phương, thực hiện chi trả đúng đối tượng, đầy đủ, kịp thời, góp phần ổn định đời sống Nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, kinh phí thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội, chính sách giảm nghèo luôn được bảo đảm trong dự toán ngân sách hàng năm, huy động thêm từ nguồn xã hội hóa, từ đó góp phần thực hiện đầy đủ các chính sách đối với đối tượng bảo trợ xã hội…

Chăm lo, nâng cao chất lượng sống của người dân

Theo kế hoạch đề ra, để tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, thời gian tới, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo các cấp nhằm phát huy sức mạnh to lớn của hệ thống chính trị; tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Dự án chăn nuôi gà tại xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân

Dự án chăn nuôi gà tại xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân

Đặc biệt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức xã hội về chính sách an sinh xã hội. Mặt khác, thực hiện đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và toàn diện các chính sách đối với người có công với Cách mạng, chính sách giảm nghèo, chính sách xã hội; quan tâm đến đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo thu nhập ổn định cho người dân, từng bước thoát nghèo bền vững.

Đối với hộ gia đình nghèo không có lao động thì ngoài chính sách của Nhà nước, cần tăng cường vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính người nghèo để họ biết tận dụng cơ hội từ chính sách hỗ trợ của Nhà nước, từ đó tự vươn lên thoát nghèo bền vững.

Để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội cũng cần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm, tiêu cực.

Song song với đó, gắn trách nhiệm của địa phương trong việc quản lý, sử dụng, lồng ghép các nguồn lực thực hiện giảm nghèo và an sinh xã hội; gắn công tác an sinh xã hội với các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Đặc biệt, chú trọng bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ… bảo đảm hiệu quả và tính bền vững của các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Trên đường phát triển

Quang cảnh hội thảo
Trên đường phát triển

Sự kiện "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau” vẫn còn nguyên giá trị lịch sử

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc tại Cà Mau (1954 - 2024), chiều 15.11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"

Sông Đốc rộn ràng không khí chào mừng ngày truyền thống hào hùng năm xưa
Trên đường phát triển

Sông Đốc hôm nay

70 năm trước, tại Sông Đốc đã diễn ra một cuộc chia ly ngời sắc đỏ, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ, các học sinh miền Nam, cả những em bé vài tháng tuổi đã lên tàu tập kết ra Bắc với niềm tin "ra đi để trở về". 70 năm sau, Sông Đốc đã trở  thành một thị trấn sầm uất, những người ra đi năm xưa và những người ở lại đã chung tay thực hiện ước nguyện xây dựng quê hương đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như lời dạy của Bác Hồ.

Một góc xã vùng cao Đại Dực (huyện Tiên Yên) nhìn từ trên cao.
Trên đường phát triển

Tiếp động lực để đồng bào các dân tộc vươn lên

Thời gian qua, các chủ trương, nghị quyết, cơ chế, chính sách liên quan đến vùng đồng bào DTTS của tỉnh Quảng Ninh đã thực sự phát huy hiệu quả, nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo ra nhiều nguồn lực, động lực giúp nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào DTTS, nhất là tại các huyện miền núi, hải đảo.

Các đồng chí lãnh đạo Trung ương và tỉnh Quảng Ninh chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV – 2024
Trên đường phát triển

Phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Dự và phát biểu tại Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV - 2024 diễn ra mới đây, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông tin tưởng, tỉnh Quảng Ninh sẽ có những bước phát triển đột phá, tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, thách thức, xây dựng vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh giàu về kinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc, vững về quốc phòng, an ninh.

Hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái
Địa phương

Hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái

Để từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái của Thủ đô, huyện Thanh Oai cần định hình rõ mục tiêu, hình thái xuyên suốt trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, không gian, vi mô hơn là “xanh” trong công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, dịch vụ - thương mại…; bảo đảm nguồn lực và cơ chế, chính sách; bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống làng xã; đặt lên hàng đầu các tiêu chí về chất lượng môi trường…

Hà Nội: Thúc đẩy, phát triển chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực
Địa phương

Hà Nội: Thúc đẩy, phát triển chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Hà Minh Hải, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID). Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết quy định Mức thu bằng "không" áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ thực hiện các dịch vụ công theo hình thức trực tuyến.

Phổ biến quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
Địa phương

Phổ biến quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Sáng 14.11, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị phổ biến Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22.10.2024 của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn chủ trì hội nghị.

Triển khai Luật Thủ đô là cú hích cho TP. Hà Nội
Trên đường phát triển

Triển khai Luật Thủ đô là cú hích cho TP. Hà Nội

Phát biểu kết luận Hội thảo khoa học "Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn của các chuyên gia, nhà khoa học, đóng góp cho TP. Hà Nội những giải pháp, cách thức triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Huy động mọi nguồn lực để Thủ đô Hà Nội bứt phá đi lên
Trên đường phát triển

Huy động mọi nguồn lực để Thủ đô Hà Nội bứt phá đi lên

Phát biểu tham luận tại Hội thảo, GS.TS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh đến việc xây dựng và hoàn thiện chính quyền Thủ đô theo định hướng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực hiện Luật Thủ đô năm 2024.

Thanh Oai hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái
Địa phương

Thanh Oai hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái

Để từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái của Thủ đô, huyện Thanh Oai cần định hình rõ mục tiêu, hình thái xuyên suốt trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, không gian, vi mô hơn là “xanh” trong công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, dịch vụ - thương mại…; bảo đảm nguồn lực và cơ chế, chính sách; bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống làng xã; đặt lên hàng đầu các tiêu chí về chất lượng môi trường…

Khánh Hòa: Tiếp tục vận động kinh phí xây dựng mới, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, cận nghèo
Địa phương

Khánh Hòa: Tiếp tục vận động kinh phí xây dựng mới, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, cận nghèo

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nghiêm Xuân Thành vừa làm việc với UBMTTQ Việt Nam tỉnh cùng các chi nhánh ngân hàng thương mại về công tác hưởng ứng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2024, hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đến năm 2025”.

Tín dụng chính sách đã góp phần thay đổi Lục Yên
Địa phương

Lục Yên khôi phục sản xuất sau thiên tai

Lục Yên, Yên Bái đã bước qua những ngày kinh hoàng của bão số 3 (bão Yagi). Cuộc sống người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đã bắt nhịp lại với đời sống thường nhật. Với sự trợ giúp kịp thời của các cấp ủy, chính quyền và đồng bào cả nước, đặc biệt là dòng vốn tín dụng chính sách; bà con đang tích cực khôi phục sản xuất, xây dựng các vùng chuyên canh hàng hóa như lương thực, rau quả và mở mang nghề tiểu thủ công nghiệp, chế tác đá quý… quyết tâm không để cái nghèo quay trở lại.

Lãnh đạo Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM Hà Nội thăm quan các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của TP Hà Nội
Địa phương

Xây dựng vùng nguyên liệu bền vững

Một trong những đặc thù của sản phẩm OCOP là phải mang nét đặc trưng của địa phương, gắn với tổ chức sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Thời gian qua, cùng với phát triển sản xuất, các chủ thể OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tập trung xây dựng vùng nguyên liệu, góp phần mở ra nhiều cơ hội liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất. Thành phố cũng đang thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, phát triển bền vững.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong những tháng cuối năm 2024
Trên đường phát triển

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong những tháng cuối năm 2024

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ra công văn yêu cầu các ban ngành và địa phương tăng tốc tiến độ thực hiện các dự án, với trọng tâm là hoàn thành mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2024. Tỉnh dự kiến sẽ khởi công 10 dự án trong hai tháng cuối năm.