Thừa Thiên Huế sẽ có các trạm du lịch thông minh

Để đảm bảo hệ thống quản lý có tính nhất quán, liên tục và dễ sử dụng thông tin văn hóa, du lịch, TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) đang gấp rút xây dựng cơ sở thông tin du lịch thông minh, phù hợp với các thiết bị thông minh. Đây cũng là trụ cột trên tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương…

Tại buổi họp, báo cáo của dự án cho thấy sự cần thiết nhằm thiết lập một cơ sở dữ liệu du lịch văn hóa thông minh. Cơ sở dữ liệu thông tin văn hóa du lịch thông minh được xây dựng sẽ làm cơ sở, nền tảng cho các "startup" du lịch thông minh tại TP. Huế…

Báo cáo này cũng chỉ rõ, phạm vi dự án khá rộng khi sẽ thiết lập cơ sở dữ liệu tại hơn 1.000 điểm tham quan, lưu trú, nhà hàng, lễ hội,… có giá trị du lịch cao tại khu vực trung tâm TP. Huế; mở cơ sở dữ liệu thông tin văn hóa du lịch thông minh.

Thừa Thiên Huế sẽ có các trạm du lịch thông minh -0
Thừa Thiên Huế hướng đến các tiện ích thông minh dành cho khách du lịch.

Đại diện cơ quan tư vấn thực hiện dự án cho biết, trong các mục tiêu, quan trọng nhất của dự án sẽ góp phần phục hồi nền kinh tế địa phương bằng cách tăng khả năng cạnh tranh của ngành du lịch thông minh tại TP. Huế; góp phần đảm bảo một hệ thống quản lý có hệ thống nhằm tăng cường tính nhất quán và sử dụng thông tin văn hóa và du lịch giữa các tổ chức địa phương như một nguồn thông tin văn hóa và du lịch ở TP. Huế.

Việc thiết lập cơ sở hạ tầng thông tin cho chiến lược thương hiệu thành phố sử dụng thông tin văn hóa và du lịch TP. Huế cũng đóng vai trò quan trọng. Từ đó, hướng đến tăng cường năng lực thương hiệu thành phố bằng cách tăng sức hấp dẫn du lịch đối với du khách nước ngoài. Đồng thời, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin du lịch của người dùng trong và ngoài nước dựa trên hạ tầng thành phố thông minh.

Đi sâu vào phân tích phương pháp, cơ quan tư vấn nêu những ví dụ điển hình về việc cung cấp dịch vụ văn hóa du lịch thông minh tại tuyến đường đi bộ sông Hương – cồn Dã Viên.

Tại đây, hệ thống hướng dẫn du lịch tự động (không người) hoạt động 24 giờ được lắp đặt tại các điểm du lịch chính và các cơ sở giao thông sẽ hướng dẫn về nhà hàng, điểm du lịch, phương tiện giao thông, bản đồ du lịch. Các trạm sẽ hỗ trợ đa ngôn ngữ, cung cấp các giao tiếp tương tác với nhau bằng cách sử dụng tự động chuyển tiếp và cung cấp các dịch vụ kết nối di động nếu cần thiết.

Ngoài ra là phương án sử dụng danh sách mục tiêu du lịch văn hóa để cung cấp chức năng hướng dẫn và thông tin du lịch trung tâm TP. Huế; chức năng liên thông với bảo tàng số và trạm thông tin du lịch thông minh của không gian văn hóa phức hợp cũng sẽ cung cấp ảnh và nội dung video sự kiện và triển lãm tại các địa điểm du lịch dựa trên vị trí hiện tại và các điểm du lịch lân cận.

Các trạm du lịch thông minh còn có thể thông tin thêm cho du khách các điểm lưu trú, điểm ăn uống, mua sắm, công ty du lịch,… Từ đó, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Đại diện cơ quan tư vấn cũng đã nêu phương án kiến trúc khu vực cồn Dã Viên và cầu đi bộ kết nối công viên Bùi Thị Xuân với cồn Dã Viên.

Thảo luận về dự án này, lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND TP. Huế tập trung nêu quan điểm đối với các nội dung liên quan đến một số hạng mục về thực hiện các thiết chế văn hóa, công trình, không gian ở khu vực cồn Dã Viên trong tổng thể của dự án. Từ đó, đưa ra một phương án có kiến trúc hài hòa nhất, tối ưu nhất. Các ý kiến cũng cho rằng, vật liệu, phương án kiến trúc thực hiện phải hướng đến tính mềm mại cũng như không gian mở….

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.