Thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ tại Hà Nội

Sáng 19.9, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (Bộ Công an) phối hợp với Công an TP. Hà Nội, UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) tổ chức triển khai thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ trên địa bàn 3 huyện Hoài Đức, Phúc Thọ và Thạch Thất.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky nhấn mạnh: đất nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt để giành được độc lập như ngày hôm nay, không biết bao nhiêu gia đình có những người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Đất nước thống nhất đã gần 50 năm, trong suốt thời gian đó, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và những người có công với cách mạng để thể hiện truyền thống “đền ơn, đáp nghĩa”. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn chưa thể bù đắp được sự đau thương, mất mát to lớn của các gia đình, thân nhân liệt sĩ. Hiện nay, trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn còn khoảng 87.000 hài cốt liệt sĩ chưa xác định được thông tin, danh tính.

thieu tuong Ky.jpg
Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky phát biểu tại buổi thu nhận mẫu ADN

Do đó, việc tổ chức thu nhận mẫu ADN đối với các mẹ Việt Nam Anh hùng, thân nhân các liệt sĩ chưa xác định được danh tính giúp sớm tìm được phần mộ, hài cốt liệt sĩ để phục vụ công tác tìm kiếm, sớm quy tập, đưa về với gia đình - Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky nhấn mạnh.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng bày tỏ, việc thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sỹ là một phần quan trọng không chỉ giúp xác minh danh tính của các liệt sỹ mà còn giúp cho việc tìm kiếm, xác định hài cốt được chính xác hơn, góp phần giải tỏa nỗi đau, sự chờ đợi lâu dài của các gia đình.

ba Bich Ngoc.jpg
Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu

Do đó, bà Ngọc đề nghị: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện tiếp tục phối hợp với Công an huyện và các đơn vị có liên quan tổ chức rà soát, thu thập thông tin của các nhân thân liệt sỹ chưa xác định được danh tính trên địa bàn huyện để tuyên truyền, vận động các nhân thân của liệt sỹ phối hợp cung cấp mẫu GEN cho Bộ Công an, Công an TP. Hà Nội để đưa vào ngân hàng GEN, góp phần xác định danh tính hài cốt của các liệt sỹ…

Cũng tại buổi lễ, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Thiếu tá Trần Duy Hiển cho biết: đất nước đã thống nhất gần 50 năm, nhưng vẫn còn khoảng 500.000 liệt sĩ chưa xác định được danh tính, trong đó 200.000 hài cốt chưa quy tập và 300.000 hài cốt đã an táng nhưng thiếu thông tin, điều đó đồng nghĩa hàng nghìn gia đình không biết con em mình đang nằm lại nơi đâu, ngày giỗ khi nào. Trong họ đều mang theo hy vọng một ngày nào đó sẽ tìm thấy người thân. Trong khi đó, thời gian và điều kiện môi trường khắc nghiệt không ủng hộ cho quá trình tìm kiếm và xác minh; nhiều gia đình, thân nhân của các liệt sĩ đã già yếu, không còn. Đây là nỗi day dứt của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đặt ra yêu cầu việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ “trả danh tính - nối người thân” là công việc hết sức nhân văn, nhân ái và thể hiện lòng biết ơn, ân nghĩa, ân tình sâu đậm với các thế hệ đi trước và phải được triển khai khẩn trương, gấp rút.

anh Hien 1.jpg
Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Thiếu tá Trần Duy Hiển phát biểu

Thiếu tá Trần Duy Hiển cũng cho biết: thực hiện Luật Căn cước số 26/2023/QH15 và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ Công an đã chủ trì đề xuất chủ trương thực hiện phân tích mẫu ADN cho toàn bộ thân nhân liệt sĩ chưa xác định thông tin để tạo lập kho dữ liệu lớn về ADN của thân nhân liệt sĩ để đối sánh, tìm kiếm xác định danh tính hài cốt liệt sĩ (dự kiến thực hiện mỗi gia đình là 2 mẫu với tổng thân nhân khoảng 1 triệu mẫu) trong Cơ sở dữ liệu Căn cước. Ngày 23.7.2024, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì bấm nút kích hoạt ngân hàng GEN tại Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt ngân hàng GEN (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ, với kho dữ liệu của toàn bộ thân nhân chúng ta hoàn toàn tin tưởng việc tìm kiếm và xác minh thân nhân sẽ đem lại hiệu quả thiết thực.

me vn.jpg
Lực lượng chức năng hỗ trợ lấy mẫu ADN cho Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Tàu, thôn Bình Xá, xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội

Theo đó, ngày 17.7.2024, Bộ Công an đã ban hành Kế hoạch triển khai thu mẫu cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính. Đến nay đã triển khai tại 7 tỉnh, TP gồm: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Quảng Nam, TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai với tổng số trên 250 mẫu được thu nhận.

thu nhan mau ADN.jpg
Lực lượng chức năng lấy mẫu máu của thân nhân liệt sỹ

Tại buổi lấy mẫu, có 10 thân nhân liệt sĩ lấy mẫu, trong đó, có 3 Mẹ Việt Nam Anh hùng và 7 thân nhân liệt sĩ. Huyện Thạch Thất có 5 thân nhân lấy mẫu gồm: Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Tàu (mẹ của 2 liệt sĩ Nguyễn Ngọc Tân và Nguyễn Ngọc Thắng) và thân nhân Nguyễn Ngọc Thạch; bà Nguyễn Thị Tình và Nguyễn Thị Lâm thân nhân liệt sĩ Ngô Văn Tình.

Huyện Phúc Thọ có 2 thân nhân lấy mẫu gồm: Mẹ Việt Nam Anh hùng Doãn Thị bé (mẹ liệt sĩ Nguyễn Minh Tân). Huyện Hoài Đức có 3 thân nhân lấy mẫu gồm: Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Báu (mẹ liệt sĩ Phùng Văn Tài); bà Nguyễn Thị Lân thân nhân liệt sĩ Vương Thế Thành.

Xã hội

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: BH
Xã hội

BHXH Việt Nam kịp thời giải quyết quyền lợi của người tham gia sau bão Yagi

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức cuộc họp về việc chủ động, khẩn trương khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), đảm bảo giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với thủ tục nhanh nhất, đơn giản nhất.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết"
Xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết"

Trưa 10.9, tại trụ sở Thị ủy Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến, kết nối với một số điểm cầu tại các tỉnh, thành phố Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội về công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, khắc phục hậu quả bão số 3, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, an toàn, đời sống nhân dân trên địa bàn các tỉnh.

Công nhân xây dựng Hà Nội căng mình khắc phục hậu quả sau Bão Yagi
Xã hội

Công nhân xây dựng Hà Nội căng mình khắc phục hậu quả sau Bão Yagi

Để khắc phục hậu quả do Bão Yagi, đặc biệt là cây đổ, cành cây gãy... gây ảnh hưởng đến giao thông, công nhân ngành xây dựng Hà Nội đã căng mình, không quản khó khăn, nguy hiểm để nhanh chóng giúp những tuyến đường lưu thông trở lại, bảo đảm điều kiện sinh hoạt cho người dân Thủ đô.