Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết"

Trưa 10.9, tại trụ sở Thị ủy Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến, kết nối với một số điểm cầu tại các tỉnh, thành phố Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội về công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, khắc phục hậu quả bão số 3, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, an toàn, đời sống nhân dân trên địa bàn các tỉnh.

Trước đó, sáng 10.9, Thủ tướng đã đi kiểm tra tình hình, thăm hỏi, động viên người dân và các lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ tại khu vực ven sông Cầu (xã Tiên Sơn và xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, Bắc Giang).

img7730-1725940543054649852691.jpg
img9190-1725943907937809581563.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp vào khu dân cư thăm hỏi, động viên người dân tại xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, Bắc Giang đang bị cô lập (Ảnh: VGP)

Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc

Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính chuyển lời hỏi thăm, chia sẻ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới Đảng bộ, chính quyền quân và dân tỉnh Bắc Giang về những thiệt hại, mất mát do bão số 3 gây ra; hoan nghênh tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại.

Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng chuyển lời thăm hỏi, chia sẻ, chia buồn tới gia đình có người bị nạn, bị thương; yêu cầu tỉnh thực hiện tốt chính sách đối với các gia đình bị nạn; khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt công tác ứng phó thiên tai, khắc phục hậu quả bão số 3; xử lý những cá nhân, đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bắc Giang, Yên Bái nói riêng và các địa phương đang có mưa lũ, thiên tai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, các nội dung tại các cuộc họp và 5 công điện của Thủ tướng Chính phủ, các chỉ đạo của các Phó Thủ tướng về phòng, chống, khắc phục hậu quả mưa bão, lũ lụt, sạt lở, cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng, bảo đảm đời sống nhân dân.

Thủ tướng nhấn mạnh, tinh thần là đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết trong lúc này để đưa ra giải pháp phù hợp, hiệu quả; không để ai bị đói, bị rét, bị thiếu chỗ ở; các cháu học sinh sớm tới trường, người bệnh phải được chữa bệnh.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tất cả các cơ quan, lực lượng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải tích cực, chủ động nắm tình hình, phản ứng kịp thời khi tình hình xấu có thể xảy ra, những vấn đề vượt quá thẩm quyền phải báo cáo. Các địa phương phát huy tinh thần tự lực, tự cường trong khắc phục hậu quả mưa bão với sự hỗ trợ của Trung ương.

img9214-17259523546981899442036.jpg
Thủ tướng chủ trì cuộc họp trực tuyến, kết nối với một số điểm cầu tại các tỉnh, thành phố về công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, khắc phục hậu quả bão số 3, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, an toàn, đời sống nhân dân trên địa bàn các tỉnh (Ảnh: VGP)

Cần nỗ lực duy trì sản xuất, kinh doanh, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Với Bắc Giang, Thủ tướng cho rằng hiện nay đang nổi lên tình hình lũ trên các sông qua địa bàn; cần nắm chắc tình hình, triển khai các công việc theo quy định của pháp luật, xử lý linh hoạt, hiệu quả theo tình hình cụ thể; rà lại hệ thống đê điều, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.

Cùng với đó, vận hành phù hợp, bảo đảm an toàn hồ đập khi tỉnh Bắc Giang có nhiều hồ chứa nước, đặc biệt là hồ Cấm Sơn với gần 300 triệu m3 nước, lớn thứ tư trên cả nước, đồng thời cố gắng không xả đáy với hồ này để bảo đảm nước canh tác thời gian tới.

Đồng thời, thực hiện tất cả các biện pháp có thể để ứng cứu ngay 7.200 ha lúa đang bị ngập, cùng với diện tích rau màu. Rà soát lại thiệt hại, phân loại, sử dụng dữ trữ của tỉnh để thực hiện các chế độ, chính sách với các gia đình, cơ quan bị thiệt hại, nếu thiếu thì đề xuất Trung ương.

Bắc Giang là tỉnh công nghiệp, Thủ tướng yêu cầu, cùng với việc ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai cần nỗ lực duy trì sản xuất, kinh doanh, khôi phục sản xuất nông nghiệp trở lại bình thường và nhất là sản xuất tại các khu công nghiệp vì tỉnh là một trong các trung tâm công nghiệp lớn; khắc phục nhanh các sự cố, duy trì cung ứng điện và bảo đảm sóng viễn thông để phục vụ công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt, ổn định đời sống người dân.

Thủ tướng đề nghị hệ thống ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và các cơ quan chức năng cần rà soát thiệt hại của doanh nghiệp, hộ kinh doanh để nghiên cứu, có chính sách hoãn, giãn, miễn giảm thuế, phí, lệ phí, thanh toán bảo hiểm, cho vay vốn, cơ cấu lại khoản vay, giảm lãi suất… để khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh, không để đứt gãy các chuỗi sản xuất, kinh doanh.

Cùng với đó, hướng dẫn thủ tục cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại; kêu gọi sự chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trên tinh thần tương thân, tương ái.

Thủ tướng lưu ý sẽ xuất hiện các vấn đề vệ sinh môi trường, dịch bệnh, gia cầm chết sau bão lũ, do đó phải huy động các lực lượng như thanh niên, phụ nữ… tham gia dọn dẹp vệ sinh. Thủ tướng cũng biểu dương các lực lượng Quân đội, Công an luôn có mặt tại các điểm nóng để hỗ trợ nhân dân.

Thủ tướng nêu rõ, xã Vân Hà (thị xã Việt Yên) bị chia cắt do nước lũ, phải bảo đảm cung ứng đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân. Qua tiếp xúc, người dân có 2 đề xuất, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc và giao nhiệm vụ cụ thể cho 2 địa phương triển khai, Văn phòng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc, 2 tỉnh báo cáo lại Thủ tướng khi hoàn thành.

Theo đó, người dân kiến nghị xây cầu Vân Hà qua sông Cầu nối giữa Bắc Giang và Bắc Ninh, Thủ tướng giao UBND 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang cân đối, bố trí nguồn lực xây dựng, hoàn thành chậm nhất vào cuối năm 2025, tính toán thiết kế có thể mở rộng sau này.

Về mong muốn của một số hộ dân sinh sống trên sông nước nhiều đời, Thủ tướng nhấn mạnh sinh kế có thể trên sông nhưng nơi ở phải dứt khoát trên bờ. Tỉnh Bắc Giang quy hoạch, nghiên cứu phương án chăm lo nhà ở để các hộ dân này sống trên bờ, đồng thời tạo việc làm, sinh kế cho họ, việc này cũng phải hoàn thành trong năm 2025.

Thủ tướng yêu cầu rà soát lại các công việc, tập trung làm có trọng tâm, trọng điểm; nhanh chóng ổn định tình hình, bảo đảm an ninh, an toàn, an dân; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân, phản bác lại các luận điệu xuyên tạc, thông tin sai sự thật.

abac9066-17259394817821343323759.jpg
Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông, nhất là tại các khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực có nguy cơ sạt lở (Ảnh: VGP)

Bằng mọi cách tiếp tế lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân

Với Yên Bái, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Yên Bái và lực lượng Quân đội, Công an phối hợp, bằng mọi cách để tiếp tế lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân tại các địa bàn bị chia cắt, chủ động, sáng tạo tìm cách tiếp cận, trong đó có phương án sử dụng đường hàng không, đường thủy, đường bộ.

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp tục ở lại Yên Bái, trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó mưa lũ, quyết định các vấn đề liên quan.

Tỉnh Yên Bái và các địa phương khác chủ động lên phương án di dời người dân có thể bị ảnh hưởng tới nơi an toàn, cùng các bộ ngành, cơ quan liên quan sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra. Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành tình trạng khẩn cấp theo thẩm quyền khi cần và phải làm theo đúng quy trình thủ tục.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường nắm chắc tình hình, làm tốt công tác dự báo lũ lụt, cung cấp thông tin kịp thời cho các cơ quan thông tấn, báo chí, người dân.

Các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang cần triển khai các giải pháp kiểm soát vùng thượng lưu, nỗ lực giảm lưu lượng nước xuống các hồ đập, giảm nguy cơ quá tải các hồ đập.

Các bộ, ngành, địa phương phối hợp xử lý kịp thời việc ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ theo chỉ đạo, vấn đề vượt thẩm quyền thì khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.

Xã hội

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế
Xã hội

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế

Nhằm bảo đảm nguồn quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng phù hợp, kiểm soát gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm cân đối nguồn kinh phí, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tham gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, trong đó chú trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT.

Nữ quân nhân Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu. Ảnh: ĐCB3
Xã hội

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm gìn giữ hòa bình tại Abyei

Nữ quân nhân Việt Nam làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại khu vực Abyei (UNISFA) đã có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm của mình tại lễ kỷ niệm 24 năm nghị quyết 1325 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về phụ nữ, hòa bình và an ninh diễn ra ngày 31.10.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Sơn La tăng đáng kể trong năm 2024
Xã hội

Giảm nghèo nhờ phát triển sinh kế đa dạng, bền vững

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Sơn La đã quyết liệt triển khai các giải pháp, huy động mọi nguồn lực, đa dạng hóa sinh kế giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên. Công tác đào tạo nghề, phát triển nhân lực là một trong những giải pháp mà địa phương này đã thực hiện thành công, giúp nhiều lao động có việc làm ổn định và cải thiện đời sống.

LPBank chắp cánh ước mơ cho học sinh vùng cao qua Chương trình khuyến học "Nâng bước em tới trường"
Xã hội

LPBank chắp cánh ước mơ cho học sinh vùng cao qua Chương trình khuyến học "Nâng bước em tới trường"

Cuối tháng 9 vừa qua, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) đã tổ chức Chương trình trao quà khuyến học "Nâng bước em tới trường" cho học sinh vùng cao tại các điểm trường huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu - một địa phương còn nhiều khó khăn về điều kiện giáo dục. Đây là một trong những hoạt động thiện nguyện mang ý nghĩa sâu sắc mà LPBank đã duy trì thường niên trên khắp cả nước.

Khai phá nguyên liệu vàng, vang danh ẩm thực Việt
Xã hội

Khai phá nguyên liệu vàng, vang danh ẩm thực Việt

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam và Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) công bố chương trình hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Đề án “Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt” với chuỗi hoạt động mới mẻ nhằm thúc đẩy du lịch và văn hóa ẩm thực.

Người lao động thuê căn hộ ở Khu thiết chế công đoàn tại tỉnh Hà Nam
Xã hội

Tạo môi trường sống an toàn, hạnh phúc cho người lao động

Nhằm bảo đảm tính đồng bộ, khả thi trong đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động theo quy định, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các KCN, khu chế xuất. Theo đó, chỉ đầu tư dự án xây dựng thiết chế công đoàn gần KCN, bảo đảm vị trí thuận lợi cho việc đi lại và sinh hoạt của đoàn viên và người lao động.

Công nhân làm việc trong các nhà máy cụm công nghiệp hiện có nhu cầu rất lớn về nhà ở
Xã hội

Thêm cơ hội “an cư” cho người lao động thu nhập thấp

Nhằm bảo đảm tốt nhất việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động, Luật Nhà ở 2023 đã bổ sung thêm chủ thể xây dựng nhà ở, đó là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đây là nội dung được đông đảo người lao động mong muốn và kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng giải quyết được tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn cung nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp, có hoàn cảnh đặc biệt và cải thiện được tình trạng thiếu hụt nhà đầu tư cho thị trường nhà ở xã hội hiện nay.