Thủ tướng chỉ đạo khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, khắc phục hậu quả mưa lũ

Ngày 9.9, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Công điện về việc tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ.

Cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, sáng 9.9. Một trụ và hai nhịp của cây cầu đã bị nước lũ cuốn. Ảnh: Tạ Toàn/TTXVN

Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh: Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn; Bộ trưởng các bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông.

Công điện nêu rõ: Bão số 3 đã gây mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ, đặc biệt tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ đã có mưa từ 200-350mm (nhiều nơi 400-500mm, có nơi gần 600mm), lũ trên sông Thao và Lục Nam đã vượt mức báo động 3, ngập lụt cục bộ, sạt lở đất đã xảy ra tại nhiều nơi, nhất là ở Hòa Bình và Lào Cai.

Bão, mưa lũ làm ít nhất 26 người chết và mất tích (17 người do lũ, sạt lở đất; 9 người do bão), 247 người bị thương, nhiều nhà cửa, công trình hạ tầng bị hư hại, sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Đặc biệt sáng 9/9/2024 đã xảy ra sự cố sập nhịp cầu Phong Châu qua sông Thao trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, theo thông tin ban đầu có một số phương tiện giao thông và người bị rơi xuống sông.

Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất đến thân nhân các gia đình người bị nạn, chia sẻ với những khó khăn, mất mát của nhân dân vùng bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ.

Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trong những ngày tới (nhất là ngày 9 và 10/9), khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ sẽ tiếp tục có mưa lớn với lượng mưa 100-200mm, có nơi trên 350mm nên nguy cơ rất cao xảy ra lũ lớn, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét và ngập lụt cục bộ tại các vùng thấp trũng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng lãnh đạo các Bộ Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến ngay hiện trường để phối hợp với đồng chí Bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo kiểm tra, triển khai ngay công tác khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tập trung công tác cứu hộ cứu nạn đối với những nạn nhân vụ sập cầu.

Chủ tịch UBND các tỉnh nêu trên tiếp tục tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác ứng phó sạt lở đất, lũ ống, lũ quét và ngập lụt theo thẩm quyền, trong đó, tập trung khắc phục hậu quả sạt lở đất, mưa lũ, sập cầu: Tìm kiếm người mất tích; cứu chữa người bị thương; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình người bị nạn, bảo đảm đời sống cho người dân theo quy định. Rà soát kỹ, chủ động sơ tán, di dời dân cư khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập sâu nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.

Kiểm soát chặt chẽ, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông, nhất là tại ngầm tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực có nguy cơ sạt lở, kiên quyết không để người dân qua lại nếu không bảo đảm an toàn.

Chỉ đạo rà soát, kịp thời phát hiện, tránh xảy ra các sự cố bất ngờ đối với các công trình cơ sở hạ tầng, nhất là các cầu giao thông, hồ đập, đê điều trên địa bàn.

Các Bộ trưởng: Quốc phòng, Công an huy động ngay mọi lực lượng, phương tiện cần thiết phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ và các địa phương có liên quan khẩn trương triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn đối với các nạn nhân vụ sập nhịp cầu Phong Châu. Chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét theo quy định.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ và các cơ quan liên quan triển khai công tác khắc phục hậu quả vụ sập nhịp cầu Phong Châu và mưa lũ, sạt lở theo chức năng quản lý nhà nước, thẩm quyền được phân công.

Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước, thẩm quyền được phân công chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác bảo đảm an toàn cho lực lượng và công trình thuộc trách nhiệm quản lý.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chỉ đạo triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập theo cấp báo động; tổ chức theo dõi tình hình, chỉ đạo, đôn đốc các ngành, địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền.

Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc công điện này.

Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách những vấn đề đột xuất, phát sinh.

Do cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C) bị sập, Công an tỉnh Phú Thọ thông báo phương án phân luồng giao thông như sau:

Các phương tiện từ cầu Đồng Quang, cầu Trung Hà, các huyện Thanh Thủy, Tam Nông, Thanh Sơn, Tân Sơn đi Lâm Thao, Việt Trì di chuyển theo tuyến: Quốc lộ 32 (Tam Nông) → đi đường Hồ Chí Minh → qua cầu Ngọc Tháp hoặc qua Quốc lộ 2 → đi Lâm Thao, Việt Trì.

Các phương tiện từ Lâm Thao, Việt Trì đi Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tân Sơn, cầu Đồng Quang, cầu Trung Hà theo chiều ngược lại. Các phương tiện từ các huyện Thanh Thủy, Tam Nông, Thanh Sơn, Tân Sơn đi Lâm Thao, Việt Trì di chuyển theo tuyến: Quốc lộ 32 (Tam Nông) → đi cầu Trung Hà → đi huyện Ba Vì, Hà Nội → đi cầu Văn Lang → đi Việt Trì, Lâm Thao.

Các phương tiện từ Lâm Thao, Việt Trì đi Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tân Sơn theo chiều ngược lại. | Các phương tiện từ các huyện Thanh Thủy, Tam Nông, Thanh Sơn, Tân Sơn đi Hà Nội, Vĩnh Phúc di chuyển theo tuyến: Quốc lộ 32 (Tam Nông) → đi cầu Trung Hà hoặc → đi Tỉnh lộ 317G → đi Tỉnh lộ 317E → đi cầu Đồng Quang → đi huyện Ba Vì, Hà Nội → cầu Vĩnh Thịnh → đi Vĩnh Phúc.

Các phương tiện từ Hà Nội, Vĩnh Phúc đi các huyện Thanh Thủy, Tam Nông, Tân Sơn, Thanh Sơn theo chiều ngược lại.

Các phương tiện từ các huyện Thanh Thủy, Tam Nông, Tân Sơn, Thanh Sơn đi Vĩnh Phúc, Hà Nội và ngược lại có thể đi theo tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai hoặc tuyến Quốc lộ 2: Quốc lộ 32 (Tam Nông) → đi đường Hồ Chí Minh → đi Quốc lộ 2 → đi Vĩnh Phúc, Hà Nội hoặc Quốc lộ 32 (Tam Nông) → đi đường Hồ Chí Minh → đi Nút giao IC9 → cao tốc Nội Bài Lào Cai → đi Vĩnh Phúc, Hà Nội.

baotintuc.vn

Chính trị

toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Thời sự Quốc hội

Vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng?

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về việc chỉ bán vàng miếng mà không mua vàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong giai đoạn này, Ngân hàng Nhà nước chủ yếu thực hiện giải pháp tăng cung vàng. Hiện nay đã có 22 tổ chức tín dụng và 16 doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng. Còn câu chuyện doanh nghiệp không mua vàng của cá nhân thì có thể vì một vài lý do nào đó, có thể vì cân đối tiền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên chất vấn. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Nỗ lực cao nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới với ý chí, niềm tin vào tương lai phát triển mạnh mẽ

Lời Tòa soạn: Sáng nay, Quốc hội bắt đầu Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám với 3 nhóm lĩnh vực. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì, phát biểu khai mạc và điều hành phiên chất vấn. 

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu: 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Thực hiện với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt với các giải pháp hiệu quả nhất
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Thực hiện với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt với các giải pháp hiệu quả nhất

Sáng nay, 11.11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội bắt đầu Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với 3 nhóm lĩnh vực: ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội đánh giá khách quan, xem xét kỹ những khó khăn, thách thức của tình hình trong nước và bối cảnh khu vực, thế giới; phân tích, đánh giá đúng mức những mặt được, những tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ sát thực tế, khả thi, hiệu quả.

Phiên họp toàn thể của Quốc hội về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)
Theo dòng sự kiện

Thượng tôn Hiến pháp

Nguyễn Văn Phúc, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Phó Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp

Sinh thời, khi còn hoạt động cách mạng để giành độc lập cho Dân tộc, Bác Hồ đã từng “cầu cho Hiến pháp ban hành, trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Ước mong của Bác, tư tưởng của Bác đã được thể hiện tuyệt vời trong bản Hiến pháp năm 1946 làm nền tảng cho các bản Hiến pháp sau này.

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực
Chính trị

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Sáng 10.11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân

Khẳng định "Dân là gốc", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Hà Nam tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tối đa quyền làm chủ của Nhân dân, đồng thời, tập trung triển khai hiệu quả chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tăng cường vai trò giám sát của Nhân dân trong thực hiện chủ trương này. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, dột nát
Chính trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, dột nát

Sáng 10.11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ nhất của Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát và nhiệm vụ thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, tỉnh Hà Nam
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, Hà Nam

Sáng 10.11, trong không khí cả nước phấn khởi kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18.11.1930 – 18.11.2024), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cán bộ, bà con Nhân dân thôn Lời, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Chile
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Chile

Nhân dịp thăm chính thức Cộng hoà Chile, tối 9.11 theo giờ địa phương, tại thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Chile.

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Bản Sen
Chính trị

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Bản Sen

Chiều 9.11, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư” gắn với Ngày hội “Văn hóa quân - dân” với nhân dân xã Bản Sen, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh).

Tổ trưởng Tổ thảo luận 17
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành

Thảo luận về Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác; do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.