Thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ tại Hà Nội

Sáng 19.9, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (Bộ Công an) phối hợp với Công an TP. Hà Nội, UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) tổ chức triển khai thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ trên địa bàn 3 huyện Hoài Đức, Phúc Thọ và Thạch Thất.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky nhấn mạnh: đất nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt để giành được độc lập như ngày hôm nay, không biết bao nhiêu gia đình có những người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Đất nước thống nhất đã gần 50 năm, trong suốt thời gian đó, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và những người có công với cách mạng để thể hiện truyền thống “đền ơn, đáp nghĩa”. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn chưa thể bù đắp được sự đau thương, mất mát to lớn của các gia đình, thân nhân liệt sĩ. Hiện nay, trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn còn khoảng 87.000 hài cốt liệt sĩ chưa xác định được thông tin, danh tính.

thieu tuong Ky.jpg
Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky phát biểu tại buổi thu nhận mẫu ADN

Do đó, việc tổ chức thu nhận mẫu ADN đối với các mẹ Việt Nam Anh hùng, thân nhân các liệt sĩ chưa xác định được danh tính giúp sớm tìm được phần mộ, hài cốt liệt sĩ để phục vụ công tác tìm kiếm, sớm quy tập, đưa về với gia đình - Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky nhấn mạnh.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng bày tỏ, việc thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sỹ là một phần quan trọng không chỉ giúp xác minh danh tính của các liệt sỹ mà còn giúp cho việc tìm kiếm, xác định hài cốt được chính xác hơn, góp phần giải tỏa nỗi đau, sự chờ đợi lâu dài của các gia đình.

ba Bich Ngoc.jpg
Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu

Do đó, bà Ngọc đề nghị: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện tiếp tục phối hợp với Công an huyện và các đơn vị có liên quan tổ chức rà soát, thu thập thông tin của các nhân thân liệt sỹ chưa xác định được danh tính trên địa bàn huyện để tuyên truyền, vận động các nhân thân của liệt sỹ phối hợp cung cấp mẫu GEN cho Bộ Công an, Công an TP. Hà Nội để đưa vào ngân hàng GEN, góp phần xác định danh tính hài cốt của các liệt sỹ…

Cũng tại buổi lễ, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Thiếu tá Trần Duy Hiển cho biết: đất nước đã thống nhất gần 50 năm, nhưng vẫn còn khoảng 500.000 liệt sĩ chưa xác định được danh tính, trong đó 200.000 hài cốt chưa quy tập và 300.000 hài cốt đã an táng nhưng thiếu thông tin, điều đó đồng nghĩa hàng nghìn gia đình không biết con em mình đang nằm lại nơi đâu, ngày giỗ khi nào. Trong họ đều mang theo hy vọng một ngày nào đó sẽ tìm thấy người thân. Trong khi đó, thời gian và điều kiện môi trường khắc nghiệt không ủng hộ cho quá trình tìm kiếm và xác minh; nhiều gia đình, thân nhân của các liệt sĩ đã già yếu, không còn. Đây là nỗi day dứt của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đặt ra yêu cầu việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ “trả danh tính - nối người thân” là công việc hết sức nhân văn, nhân ái và thể hiện lòng biết ơn, ân nghĩa, ân tình sâu đậm với các thế hệ đi trước và phải được triển khai khẩn trương, gấp rút.

anh Hien 1.jpg
Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Thiếu tá Trần Duy Hiển phát biểu

Thiếu tá Trần Duy Hiển cũng cho biết: thực hiện Luật Căn cước số 26/2023/QH15 và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ Công an đã chủ trì đề xuất chủ trương thực hiện phân tích mẫu ADN cho toàn bộ thân nhân liệt sĩ chưa xác định thông tin để tạo lập kho dữ liệu lớn về ADN của thân nhân liệt sĩ để đối sánh, tìm kiếm xác định danh tính hài cốt liệt sĩ (dự kiến thực hiện mỗi gia đình là 2 mẫu với tổng thân nhân khoảng 1 triệu mẫu) trong Cơ sở dữ liệu Căn cước. Ngày 23.7.2024, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì bấm nút kích hoạt ngân hàng GEN tại Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt ngân hàng GEN (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ, với kho dữ liệu của toàn bộ thân nhân chúng ta hoàn toàn tin tưởng việc tìm kiếm và xác minh thân nhân sẽ đem lại hiệu quả thiết thực.

me vn.jpg
Lực lượng chức năng hỗ trợ lấy mẫu ADN cho Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Tàu, thôn Bình Xá, xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội

Theo đó, ngày 17.7.2024, Bộ Công an đã ban hành Kế hoạch triển khai thu mẫu cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính. Đến nay đã triển khai tại 7 tỉnh, TP gồm: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Quảng Nam, TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai với tổng số trên 250 mẫu được thu nhận.

thu nhan mau ADN.jpg
Lực lượng chức năng lấy mẫu máu của thân nhân liệt sỹ

Tại buổi lấy mẫu, có 10 thân nhân liệt sĩ lấy mẫu, trong đó, có 3 Mẹ Việt Nam Anh hùng và 7 thân nhân liệt sĩ. Huyện Thạch Thất có 5 thân nhân lấy mẫu gồm: Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Tàu (mẹ của 2 liệt sĩ Nguyễn Ngọc Tân và Nguyễn Ngọc Thắng) và thân nhân Nguyễn Ngọc Thạch; bà Nguyễn Thị Tình và Nguyễn Thị Lâm thân nhân liệt sĩ Ngô Văn Tình.

Huyện Phúc Thọ có 2 thân nhân lấy mẫu gồm: Mẹ Việt Nam Anh hùng Doãn Thị bé (mẹ liệt sĩ Nguyễn Minh Tân). Huyện Hoài Đức có 3 thân nhân lấy mẫu gồm: Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Báu (mẹ liệt sĩ Phùng Văn Tài); bà Nguyễn Thị Lân thân nhân liệt sĩ Vương Thế Thành.

Xã hội

Nữ quân nhân Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu. Ảnh: ĐCB3
Xã hội

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm gìn giữ hòa bình tại Abyei

Nữ quân nhân Việt Nam làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại khu vực Abyei (UNISFA) đã có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm của mình tại lễ kỷ niệm 24 năm nghị quyết 1325 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về phụ nữ, hòa bình và an ninh diễn ra ngày 31.10.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Sơn La tăng đáng kể trong năm 2024
Xã hội

Giảm nghèo nhờ phát triển sinh kế đa dạng, bền vững

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Sơn La đã quyết liệt triển khai các giải pháp, huy động mọi nguồn lực, đa dạng hóa sinh kế giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên. Công tác đào tạo nghề, phát triển nhân lực là một trong những giải pháp mà địa phương này đã thực hiện thành công, giúp nhiều lao động có việc làm ổn định và cải thiện đời sống.

LPBank chắp cánh ước mơ cho học sinh vùng cao qua Chương trình khuyến học "Nâng bước em tới trường"
Xã hội

LPBank chắp cánh ước mơ cho học sinh vùng cao qua Chương trình khuyến học "Nâng bước em tới trường"

Cuối tháng 9 vừa qua, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) đã tổ chức Chương trình trao quà khuyến học "Nâng bước em tới trường" cho học sinh vùng cao tại các điểm trường huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu - một địa phương còn nhiều khó khăn về điều kiện giáo dục. Đây là một trong những hoạt động thiện nguyện mang ý nghĩa sâu sắc mà LPBank đã duy trì thường niên trên khắp cả nước.

Khai phá nguyên liệu vàng, vang danh ẩm thực Việt
Xã hội

Khai phá nguyên liệu vàng, vang danh ẩm thực Việt

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam và Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) công bố chương trình hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Đề án “Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt” với chuỗi hoạt động mới mẻ nhằm thúc đẩy du lịch và văn hóa ẩm thực.

Người lao động thuê căn hộ ở Khu thiết chế công đoàn tại tỉnh Hà Nam
Xã hội

Tạo môi trường sống an toàn, hạnh phúc cho người lao động

Nhằm bảo đảm tính đồng bộ, khả thi trong đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động theo quy định, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các KCN, khu chế xuất. Theo đó, chỉ đầu tư dự án xây dựng thiết chế công đoàn gần KCN, bảo đảm vị trí thuận lợi cho việc đi lại và sinh hoạt của đoàn viên và người lao động.

Công nhân làm việc trong các nhà máy cụm công nghiệp hiện có nhu cầu rất lớn về nhà ở
Xã hội

Thêm cơ hội “an cư” cho người lao động thu nhập thấp

Nhằm bảo đảm tốt nhất việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động, Luật Nhà ở 2023 đã bổ sung thêm chủ thể xây dựng nhà ở, đó là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đây là nội dung được đông đảo người lao động mong muốn và kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng giải quyết được tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn cung nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp, có hoàn cảnh đặc biệt và cải thiện được tình trạng thiếu hụt nhà đầu tư cho thị trường nhà ở xã hội hiện nay.

Cán bộ NHCSXH tỉnh Trà Vinh và Sư cả chùa Giồng Lớn Trương Văn Biển trao đổi phương án tuyên truyền các chính sách cho vay mới tới bà con
Xã hội

Bài 1: Huy động sức mạnh đại đoàn kết

Thay đổi tư duy, xóa nghèo từ tư tưởng để người dân tự lực vươn lên thoát nghèo là yếu tố quan trọng mà Trà Vinh xác định trong công cuộc giảm nghèo của địa phương. Để thực hiện thành công mục tiêu này, tỉnh xác định, phải lôi cuốn, tập hợp sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc, kết hợp với các nguồn lực khác; trong đó, có nguồn lực từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).