Cập nhật mới nhất về lũ sông các tỉnh phía Bắc: Sông Cầu, sông Thương đang ở đỉnh lũ

Theo bản tin cập nhật lúc 9h sáng 12.9, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết lũ trên sông Cầu (Bắc Ninh) và sông Thương (Bắc Giang) đang dao động ở mức đỉnh lũ. 

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, lũ trên sông Cầu (Bắc Ninh) đang dao động ở mức đỉnh lũ 7,63m, trên báo động 3 khoảng 1,33m, dưới mức nước lũ lịch sử năm 1971 (7,84m) 0,21m. Lũ trên sông Thương (Bắc Giang) đang dao động ở mức đỉnh lũ 7,23m, trên báo động 3 khoảng 0,93m, dưới mức nước lũ lịch sử năm 1986 (7,53m) 0,30m.

Lũ trên sông Thái Bình (thành phố Hải Dương) đang lên chậm. Lũ trên sông Hoàng Long (Ninh Bình) đang lên chậm. Lũ trên sông Hồng (Hà Nội) đang biến đổi chậm. Lũ trên sông Thao tại Yên Bái và Phú Thọ đang xuống.

Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang đang xuống. Lũ trên sông Lục Nam (Bắc Giang) đang biến đổi chậm.

song thuong.jpg
Lũ trên sông Thương (Bắc Giang) đang dao động ở mức đỉnh lũ 7,23m, trên báo động 3 khoảng 0,93m. Ảnh chụp lúc 7h sáng 12.9 (Ảnh: Báo Bắc Giang)

Mực nước lúc 7h ngày 12.9 trên các sông như sau: Trên sông Thao tại Yên Bái 31,33m, trên báo động 2: 0,33m. Trên sông Cầu tại Đáp Cầu 7,61m, trên báo động 3: 1,31m. Trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương 7,23m, trên báo động 3: 0,93m.

Trên sông Lục Nam tại Lục Nam 6,33m, trên báo động 3: 0,03m. Trên sông Lô tại Tuyên Quang 26,91m, trên báo động 3: 0,91m; tại Vụ Quang 20,45m, dưới báo động 3: 0,05m.

Trên sông Hoàng Long tại Bến Đế 4,65m, trên báo động 3: 0,65m. Trên sông Thái Bình tại Phả Lại 6,18m, trên báo động 3: 0,18m. Trên sông Hồng tại Hà Nội 11,20m, dưới báo động 3: 0,30m.

Dự báo trong 12 giờ tới: Lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống mức báo động 1. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang xuống dưới mức báo động 2 và Vụ Quang sẽ xuống mức báo động 2.

Lũ trên sông Cầu tiếp tục dao động ở mức đỉnh trên mức báo động 3. Lũ trên sông Thương tiếp tục dao động ở mức đỉnh trên mức báo động 3. Lũ trên sông Lục Nam sẽ biến đổi chậm ở mức báo động 3.

Lũ trên sông Thái Bình sẽ biến đổi chậm ở trên mức báo động 3. Lũ trên sông Hoàng Long đang lên chậm, ở trên mức báo động 3. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống chậm nhưng vẫn ở trên báo động 2.

Trong 12 - 24 giờ tiếp theo: Lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống dưới mức báo động 1. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang sẽ xuống mức báo động 1. Lũ trên sông Cầu sẽ xuống chậm nhưng vẫn trên mức báo động 3.

Lũ trên sông Thương sẽ xuống chậm nhưng vẫn trên mức báo động 3. Lũ trên sông Lục Nam sẽ biến đổi chậm dưới mức báo động 3. Lũ trên sông Thái Bình sẽ biến đổi chậm ở trên mức báo động 3.

Lũ trên sông Hoàng Long sẽ biến đổi chậm ở trên mức báo động 3. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống chậm dưới mức báo động 2 và ở trên báo động 1.

Cảnh báo trong 24 giờ tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng - Thái Bình lên mức báo động 3 và trên báo động 3.

Mực nước lũ lên cao gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính, gây tràn vỡ các đê bối ven sông, sạt lở đê, kè có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu ven sông thuộc các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình.

Tình trạng ngập lụt có thể xảy ra tại các vùng trũng thấp ven sông tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình; lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ: Cấp 3.

z5822462854381_265933172b0c7a68e0de57eee826a119.jpg
Nguy cơ ngập lụt ở các vùng trũng, thấp tại các quận/huyện (Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia)

Về tác động của lũ, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo, lũ trên các sông, suối lên có thể gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bờ bãi ven sông bị nước xâm lấn, nhiều diện tích bãi nổi giữa sông bị ngập sâu.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng tới các hoạt động giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp dân sinh và các hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt tại hạ lưu sông Hồng - Thái Bình.

Xã hội

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế
Xã hội

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế

Nhằm bảo đảm nguồn quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng phù hợp, kiểm soát gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm cân đối nguồn kinh phí, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tham gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, trong đó chú trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT.

Nữ quân nhân Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu. Ảnh: ĐCB3
Xã hội

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm gìn giữ hòa bình tại Abyei

Nữ quân nhân Việt Nam làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại khu vực Abyei (UNISFA) đã có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm của mình tại lễ kỷ niệm 24 năm nghị quyết 1325 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về phụ nữ, hòa bình và an ninh diễn ra ngày 31.10.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Sơn La tăng đáng kể trong năm 2024
Xã hội

Giảm nghèo nhờ phát triển sinh kế đa dạng, bền vững

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Sơn La đã quyết liệt triển khai các giải pháp, huy động mọi nguồn lực, đa dạng hóa sinh kế giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên. Công tác đào tạo nghề, phát triển nhân lực là một trong những giải pháp mà địa phương này đã thực hiện thành công, giúp nhiều lao động có việc làm ổn định và cải thiện đời sống.

LPBank chắp cánh ước mơ cho học sinh vùng cao qua Chương trình khuyến học "Nâng bước em tới trường"
Xã hội

LPBank chắp cánh ước mơ cho học sinh vùng cao qua Chương trình khuyến học "Nâng bước em tới trường"

Cuối tháng 9 vừa qua, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) đã tổ chức Chương trình trao quà khuyến học "Nâng bước em tới trường" cho học sinh vùng cao tại các điểm trường huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu - một địa phương còn nhiều khó khăn về điều kiện giáo dục. Đây là một trong những hoạt động thiện nguyện mang ý nghĩa sâu sắc mà LPBank đã duy trì thường niên trên khắp cả nước.

Khai phá nguyên liệu vàng, vang danh ẩm thực Việt
Xã hội

Khai phá nguyên liệu vàng, vang danh ẩm thực Việt

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam và Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) công bố chương trình hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Đề án “Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt” với chuỗi hoạt động mới mẻ nhằm thúc đẩy du lịch và văn hóa ẩm thực.

Người lao động thuê căn hộ ở Khu thiết chế công đoàn tại tỉnh Hà Nam
Xã hội

Tạo môi trường sống an toàn, hạnh phúc cho người lao động

Nhằm bảo đảm tính đồng bộ, khả thi trong đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động theo quy định, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các KCN, khu chế xuất. Theo đó, chỉ đầu tư dự án xây dựng thiết chế công đoàn gần KCN, bảo đảm vị trí thuận lợi cho việc đi lại và sinh hoạt của đoàn viên và người lao động.

Công nhân làm việc trong các nhà máy cụm công nghiệp hiện có nhu cầu rất lớn về nhà ở
Xã hội

Thêm cơ hội “an cư” cho người lao động thu nhập thấp

Nhằm bảo đảm tốt nhất việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động, Luật Nhà ở 2023 đã bổ sung thêm chủ thể xây dựng nhà ở, đó là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đây là nội dung được đông đảo người lao động mong muốn và kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng giải quyết được tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn cung nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp, có hoàn cảnh đặc biệt và cải thiện được tình trạng thiếu hụt nhà đầu tư cho thị trường nhà ở xã hội hiện nay.