Thời điểm vàng để gỡ thẻ vàng IUU

Dự kiến, tháng 5.2024, Ủy ban châu Âu sẽ thanh tra lần thứ 5 về kết quả chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU) tại Việt Nam. Từ nay đến đó là cơ hội vàng để gỡ thẻ vàng IUU, đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương phải nỗ lực tối đa và triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn đọng.

Mở đợt cao điểm chống IUU

Ngày 5.12.2023, Ủy ban châu Âu (EC) đã có Công thư chính thức về kết quả chống khai thác IUU tại Việt Nam sau đợt thanh tra lần thứ 4 vào tháng 10.2023. Phía EC tiếp tục đánh giá cao những nỗ lực, quyết tâm chính trị lớn của Việt Nam khi đưa ra các giải pháp chống khai thác IUU. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, một số địa phương còn nhiều hạn chế, tồn đọng nên chưa thể gỡ thẻ vàng trong năm 2023. Phía EC tiếp tục đưa ra các khuyến nghị và sẵn sàng tạo điều kiện để Việt Nam có thời gian để khắc phục. Dự kiến tháng 5.2024 đoàn Thanh tra của EC sẽ thanh tra lần thứ 5.

Một tuần sau đó, ngày 13.12, tại cuộc họp lần thứ 8 Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác IUU, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh, từ nay đến ngày 30.4.2024 là thời điểm "vàng" để gỡ được thẻ vàng sớm nhất, trước kỳ bầu cử Nghị viện EU, nếu không có thể phải mất vài năm mới làm được việc này.

Do đó, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo mở đợt cao điểm chống khai thác IUU với nỗ lực cao nhất sớm gỡ được thẻ vàng của EC. Yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các Nghị định sửa đổi Nghị định 42/2019/NĐ-CP và Nghị định 26/NĐ-CP, Thông tư số 13/TT-BNNPTNT để thực hiện các khuyến nghị của EC. Tổ chức truyền thông về nội dung sửa đổi, bổ sung của các văn bản nêu trên, trong đó có quy định phạt nguội các hành vi vi phạm.

Bộ Công an khẩn trương củng cố hồ sơ, đưa ra truy tố các đối tượng môi giới, móc nối, đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; điều tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm truy xuất nguồn gốc. Các địa phương quán triệt tinh thần xử lý nghiêm vi phạm; việc gì chưa làm thì sớm bắt tay vào làm, việc gì làm rồi thì tích cực hơn.

Giai đoạn từ nay đến tháng 4.2024 là thời điểm vàng gỡ thẻ vàng IUU
Giai đoạn từ nay đến tháng 4.2024 là thời điểm vàng gỡ thẻ vàng IUU

Cục trưởng Cục Kiểm ngư Nguyễn Quang Hùng cho rằng, hơn lúc nào hết rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương và các hiệp hội, nghiệp đoàn nghề cá. Từ đây đến tháng 4.2024, Cục sẽ tiến hành nhiều giải pháp cấp bách, kịp thời. Đồng thời đề nghị các tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, Bình Định, Cà Mau, Bình Thuận, Khánh Hòa, Tiền Giang quan tâm và có giải pháp hỗ trợ kiểm soát các tàu đi khai thác ở vùng biển nước ngoài; huy động tối đa lực lượng biên phòng kiểm soát các tàu ven bờ trước khi đánh bắt. Ngoài ra, đề xuất Bộ Ngoại giao trao đổi với đại sứ bên phía Malaysia, Indonesia để có giải pháp phối hợp cung cấp thông tin hồ sơ, dữ liệu để khi tàu cá Việt Nam vi phạm thì hai bên có thể trao đổi, hợp tác trên tinh thần hữu nghị. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng sẽ tập trung thực hiện các biện pháp mạnh trong chống khai thác IUU, đặc biệt là khâu quản lý, truy xuất nguồn gốc tại cảng cá. Bộ yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các địa phương tham mưu cho UBND cấp tỉnh tập trung bố trí vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão theo quy định. Đẩy mạnh tuyên truyền các quy định pháp luật về IUU; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về khai thác IUU tại cảng cá...

Địa phương kiên quyết xử lý dứt điểm tàu cá “3 không”

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các tỉnh, thành ven biển đang gấp rút triển khai các giải pháp gỡ thẻ vàng IUU; trong đó tập trung chấm dứt tình trạng tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép).

Cụ thể, tỉnh Quảng Ninh yêu cầu hoàn thành việc đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác, cấp giấy chứng nhận, cam kết an toàn thực phẩm, cập nhật dữ liệu trên cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (Vnfishbase). Mở các đợt cao điểm tuần tra, xử lý, thu giữ, cấm lưu hành đối với tất cả các tàu cá vi phạm. Đặc biệt, tỉnh đã xây dựng và ban hành quy định khung pháp lý, quy trình đăng ký tàu “3 không”. Mục tiêu đến tháng 4.2024, toàn tỉnh sẽ đăng ký 100% số tàu đủ điều kiện hoạt động lâu dài, các trường hợp không đủ an toàn thì tiếp tục quản lý chặt chẽ.

Xác định gỡ thẻ vàng là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm, vừa qua, UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương nâng cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nguồn lực để thực hiện có hiệu quả giải pháp chống khai thác IUU, coi đây là dịp chấn chỉnh hoạt động khai thác thủy sản phát triển bền vững. Đặc biệt phải tăng cường kiểm tra, rà soát toàn bộ tàu cá để nắm chắc thực trạng; xử lý nghiêm, triệt để các tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia khai thác thủy sản. Trực tiếp hướng dẫn từng chủ tàu thủ tục đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép và cập nhật 100% dữ liệu tàu cá vào VNFishbase. 

Tương tự, UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị các địa phương ven biển phải hoàn thành cấp giấy phép khai thác cho tàu cá có chiều dài từ 6m đến 12m thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện quản lý trước ngày 30.12.2023. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ đội Biên phòng tỉnh cùng các lực lượng chức năng có biện pháp xử lý, bảo đảm 100% tàu cá tham gia khai thác phải lắp và duy trì kết nối thiết bị giám sát hành trình theo quy định. Những tàu cá không bảo đảm các thủ tục hồ sơ, giấy phép theo quy định, kiên quyết sẽ không cho ra khơi tham gia khai thác hải sản. Ngoài ra, các lực lượng có liên quan cần xử lý nghiêm tình trạng sử dụng các hình thức khai thác tận diệt nguồn lợi thủy sản.         

Kinh tế

Thu hút vốn Nhật Bản, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng
Kinh tế

Thu hút vốn Nhật Bản, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng

Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Nhật Bản nói chung và thành phố Hà Nội với Nhật Bản nói riêng tiếp tục được củng cố, phát triển. Thành phố Hà Nội đánh giá đây là cơ hội tốt để tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến, kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư của Nhật Bản.

TP.Hồ Chí Minh: Triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất với các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
Kinh tế

TP.Hồ Chí Minh: Triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất với các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh vừa phối hợp Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP. Hồ Chí Minh (HFIC) tổ chức hội nghị triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu, công nghiệp hỗ trợ và logistics trên địa bàn thành phố. Theo đó, các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên cho vay hỗ trợ lãi suất, bao gồm các ngành chính như cơ khí tự động hóa; cao su, nhựa, hóa dược; chế biến thực phẩm; điện tử và công nghệ thông tin; dệt may và da giày.

Các đại biểu dự tọa đàm
Kinh tế

Tín dụng chính sách xã hội đưa Việt Nam thành hình mẫu về giảm nghèo

Tại tọa đàm “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 9.11, các đại biểu khẳng định, nguồn vốn này đã góp phần quan trọng, đưa Việt Nam trở thành một hình mẫu về giảm nghèo, về tăng trưởng kinh tế cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Thêm chính sách ưu đãi, tạo môi trường đầu tư
Kinh tế

Thêm chính sách ưu đãi, tạo môi trường đầu tư

Những chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ được ban hành như Nghị định 111/2015/NĐ-CP về Phát triển công nghiệp hỗ trợ và Quyết định 68/2017/QĐ-TTg về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, đã góp phần thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vào chuỗi cung ứng toàn cầu, từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.

CEO IPPG: Nữ lãnh đạo là nhân tố quan trọng trong kỷ nguyên chuyển đổi kép
Doanh nghiệp

CEO IPPG: Nữ lãnh đạo là nhân tố quan trọng trong kỷ nguyên chuyển đổi kép

Nhận lời mời của Liên đoàn công nghiệp Việt Nam (VCCI), doanh nhân Lê Hồng Thuỷ Tiên - CEO IPPG phát biểu tại Diễn đàn doanh nhân nữ Việt Nam 2024 với chủ đề: Phụ nữ làm chủ kỷ nguyên chuyển đổi kép. Bà nhấn mạnh, trong kỷ nguyên mới đầy biến động, phụ nữ là nhân tố quan trọng giúp tạo ra sự cân bằng, ổn định và phát triển.

Các dự án điện gặp khó khăn do vướng về cơ chế
Kinh tế

Bảo đảm đủ điện cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hiện tại, thu hút đầu tư vào ngành điện đang là vấn đề cấp bách; đó cũng là một trong những nguyên nhân chính để phải gấp rút sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá thể chế, khơi thông các vướng mắc, thu hút đầu tư, phát triển ngành điện, mạch nguồn cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".

Ảnh minh họa
Kinh tế

Được gì khi sớm ban hành Luật Điện lực?

Theo chuyên gia, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra dành mọi nguồn lực tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) bảo đảm chất lượng để được thông qua ở kỳ họp này là phương án tốt nhất. Như vậy sẽ có cơ sở pháp lý triển khai ngay các dự án điện và không bỏ lỡ cơ hội thu hút đầu tư vào các ngành công nghệ cao, các ngành sản xuất cần năng lượng sạch.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xử lý dứt điểm tàu cá “3 không” để gỡ thẻ vàng IUU

Dự kiến tháng 11, Đoàn kiểm tra Ủy ban châu Âu (EC) sẽ lần thứ 5 sang Việt Nam kiểm tra về tình hình khắc phục “thẻ vàng” IUU. Thủ tướng yêu cầu các địa phương từ nay tới đó tập trung nguồn lực, xử lý dứt điểm các nội dung trọng tâm, cấp bách; trong đó giải quyết dứt điểm tình trạng tàu cá "3 không" (không đăng ký, đăng kiểm, cấp phép) trước ngày 20.11.

Áp dụng quy định về dữ liệu cá nhân giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động
Kinh tế

Áp dụng quy định về dữ liệu cá nhân giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động

Việc áp dụng các quy định về dữ liệu cá nhân có thể dẫn đến doanh nghiệp sẽ phải xem xét lại các quy trình thu thập và xử lý dữ liệu, từ đó tìm ra những phương án hiệu quả hơn. Quá trình này không chỉ mang lại lợi ích về mặt pháp lý, mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động, tăng tính hiệu quả.

PC Sơn La Thăm hỏi động viên người lao động. Ảnh: NPC
Doanh nghiệp

Công đoàn PC Sơn La chăm lo đời sống, tạo động lực gắn kết người lao động

Thời gian qua, Công đoàn Công ty Điện lực Sơn La (PC Sơn La) đã không ngừng nỗ lực trong việc bảo vệ quyền lợi và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Những hoạt động thiết thực và ý nghĩa của công đoàn đã tạo nên sự gắn kết, trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của toàn thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

Sản phẩm “bất ngờ” của TH được đón nhận tại Trung Quốc
Thị trường

Sản phẩm “bất ngờ” của TH được đón nhận tại Trung Quốc

Trong 6 kỳ Hội chợ Nhập khẩu quốc tế (CIIE) Thượng Hải, các doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu tới bạn hàng Trung Quốc các sản phẩm thế mạnh của mình như cà phê, hạt điều, các dòng đồ uống hoa quả, nước yến. Tại hội chợ lần này, Tập đoàn TH - doanh nghiệp được biết đến với thương hiệu TH true MILK, mang tới dòng sản phẩm bất ngờ với nhiều bạn hàng: Bơ lạt tự nhiên TH true BUTTER.

Các đô thị ngày càng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế

Các đô thị ngày càng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

"Các đô thị ngày càng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế quốc gia với tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 43,1% và khoảng 902 đô thị trên toàn quốc", Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng cho biết tại Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024.

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam
Doanh nghiệp

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam

Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh – sạch, từng bước đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa năng lượng bền vững tại Việt Nam.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Nhìn lại 25 năm phát triển để hướng tới tương lai
Doanh nghiệp

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Nhìn lại 25 năm phát triển để hướng tới tương lai

Ngày 1.9.1999, Chính phủ ban hành Nghị định 89/1999/NĐ-CP đặt nền móng pháp lý đầu tiên cho chính sách bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Ngay sau đó, ngày 9.11.1999, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 218/1999/QĐ-TTg thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) nhằm triển khai chính sách bảo hiểm tiền gửi. Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, BHTGVN luôn đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thông qua các hoạt động giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ, tham gia kiểm soát đặc biệt, chi trả tiền bảo hiểm.