Thi vào lớp 10: Các vật dụng thí sinh được phép mang vào phòng thi

Chỉ còn 2 ngày nữa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT của Hà Nội sẽ chính thức diễn ra. Thí sinh cần lưu ý những vật  nào được mang và không được mang vào phòng thi. 

Từ tháng 5.2023, Thông tư số 06/2023/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp THPT chính thức có hiệu lực thi hành, trong đó có sự thay đổi về danh sách vật dụng được mang vào phòng thi.

Trên cơ sở Thông tư này, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024 của thành phố cũng có điều chỉnh.

Theo đó, các vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi theo quy chế thi mới gồm: Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ, Atlat địa lý Việt Nam đối với môn thi Địa lý.

Các vật dụng không được đem vào phòng thi gồm: Bút xoá, tài liệu, điện thoại, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi, đồng hồ thông minh. 

Theo quy chế thi của Bộ GD-ĐT, nếu mang theo vật dụng trái phép vào phòng thi, thí sinh sẽ bị đình chỉ thi. Thí sinh bị đình chỉ thi năm nào sẽ bị huỷ kết quả toàn bộ các bài thi của kỳ thi năm đó. 

Năm học 2023-2024 Hà Nội có hơn 129.000 học sinh tốt nghiệp THCS. Tuyển vào lớp 10 trường công lập khoảng 72.000 học sinh, chiếm 55,7% tổng số học sinh đăng ký dự tuyển.

Tuyển vào lớp 10 trường công lập tự chủ và tư thục khoảng 30.000 học sinh; tuyển vào trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên khoảng 10.000 học viên; tuyển vào các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp khoảng 17.000 học sinh.

Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội năm học 2023 - 2024 được tổ chức từ 9.6 đến 12.6.

Thí sinh tham dự kỳ thi phải làm 3 bài thi độc lập: Toán học, Ngữ Văn, và Ngoại ngữ. 

Thí sinh thi vào các trường chuyên và trường có lớp chuyên của Hà Nội sẽ làm bài thi môn chuyên trong ngày 12.6

Lịch thi cụ thể như sau:

Tuyển sinh

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển
Giáo dục

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển

Theo PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, những thay đổi trong quy chế tuyển sinh đều hướng tới việc tối ưu hóa quyền lợi và mở rộng cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Điều cốt yếu là các em cần nắm vững và vận dụng hiệu quả những quyền lợi này. Khi đã xác định rõ mục tiêu về ngành và trường, việc xây dựng một chiến lược sắp xếp nguyện vọng hợp lý trở nên vô cùng quan trọng.