Thí sinh Phạm Phúc Thướng đoạt danh hiệu “Bàn tay Vàng” ngành điện công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 8.9, Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng tổ chức trao giải hội thi “Bàn tay vàng” ngành điện công nghiệp cấp Thành phố năm 2019.

Thí sinh Phạm Phúc Thướng, công nhân Công ty Cổ phần dệt may Gia Định xuất sắc đoạt danh hiệu “Bàn tay Vàng” ngành điện công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và thí sinh Nguyễn Thanh Tân, nhân viên Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn đoạt giải Nhất hội thi.

Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng trao 8 giải Nhì, Ba và Khuyến khích cho các thí sinh đạt thành tích cao tại hội thi; cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo nâng bậc thợ cho 28 thí sinh ở 2 ngành nghề trọng điểm của Thành phố là điện công nghiệp và điện tử công nghiệp.

Phát biểu tại lễ tổng kết, ông Kiều Ngọc Vũ, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá cao sự quan tâm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhất là các công nhân, chuyên viên kỹ thuật ngành điện công nghiệp đã nỗ lực, hăng hái tham gia hội thi tay nghề và chương trình đào tạo nâng bậc thợ. Hội thi là cơ hội cho công nhân kỹ thuật ngành điện công nghiệp học tập, rèn luyện tay nghề, tiếp cận những thiết bị hiện đại, chia sẻ kinh nghiệm, nghiệp vụ kỹ thuật để từ đó nâng cao kiến thức, kỹ năng xử lý, vận hành sản xuất an toàn, từng bước khẳng định tay nghề “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” trong quá trình lao động sản xuất tại đơn vị.

Từ kết quả đạt được của các thí sinh, ông Kiều Ngọc Vũ đề nghị các cấp công đoàn cơ sở chủ động trao đổi cùng lãnh đạo đơn vị doanh nghiệp tiếp tục quan tâm đầu tư trang thiết bị, máy móc, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trên nền tảng công nghiệp hiện đại. Tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện các chế độ, chính sách, nâng bậc lương, tạo cơ hội thăng tiến cho đội ngũ công nhân sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nâng bậc thợ và công nhân đạt thành tích tại hội thi.

Ông Phan Thanh Tú, Đại diện Ban Giám khảo đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm và sự sáng tạo của các thí sinh trong quá trình tham gia hội thi và chương trình đào tạo nâng bậc thợ. Các thí sinh đã bám sát kiến thức thực tế, nhu cầu thiết bị tại doanh nghiệp theo hướng phát triển công nghiệp 4.0. Đặc biệt, tại phần thi thực hành, các thí sinh đã tích hợp được các kỹ năng phân tích bảng vẽ điện, kỹ năng quan sát và hình thành quy trình thực hiện; kỹ năng sử dụng dụng cụ đồ nghề, kỹ năng lắp tủ điện…

Là thí sinh duy nhất đoạt danh hiệu “Bàn tay Vàng” cấp Thành phố năm 2019, thí sinh Phạm Phúc Thướng, công nhân kỹ thuật Công ty Cổ phần Dệt May Gia Định cho biết: Giải thưởng là trách nhiệm để cá nhân tôi tiếp tục nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, hướng đến hỗ trợ, đào tạo nghề cho thế hệ công nhân kế tiếp; xây dựng hình ảnh người thợ điện công nghiệp cần cù, chăm chỉ. Phạm Phúc Thướng cho rằng: Người thợ điện công nghiệp ngày nay phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới; phải nắm được quy trình từ nhà sản xuất đến việc vận hành các thiết bị mới; đồng thời phải luôn đảm bảo sức khỏe, điềm tĩnh, trong quá trình lao động sản xuất để không xảy ra tình trạng "Sai một ly đi một dặm"...

Hội thi “Bàn tay Vàng” ngành điện công nghiệp cấp Thành phố và chương trình đào tạo nâng bậc thợ là hoạt động thường niên của trường nghề và tổ chức Công đoàn Thành phố nhằm thực hiện hiệu quả chương trình “đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân, người lao động trong doanh nghiệp”, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của thành phố và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).