Thế Vận Hội Paris 2024 đứng trước thách thức về nhân lực và an ninh

Thế Vận Hội Paris 2024 đang phải đối mặt với bài toán về nhân lực do căng thẳng leo thang trong thị trường lao động. Do đó, ngày 26.9 tới một cuộc gặp lớn của các nhà chuyên môn, quy tụ các doanh nghiệp, các dân biểu và các cơ quan trong bộ máy chuẩn bị cho Olympic, được tổ chức để tập trung tháo gỡ khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự cho sự kiện lớn này.

Thiếu hụt nguồn lực trầm trọng

Thế Vận Hội mùa hè (Olympic) và Thế Vận Hội dành cho người khuyết tật (Paralympic) Paris, sẽ diễn ra từ ngày 26.7.2024 đến ngày 8.9.2024. Sự kiện này là cơ hội giúp cho Pháp dự kiến sẽ đón 10 triệu du khách nước ngoài, vì vậy Paris 2024 đang phải nỗ lực gấp nhiều lần. Tuy nhiên, Pháp đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn lực phục vụ cho Thế vận hội trầm trọng. Khoảng 50 đối tác, nhà cung cấp dịch vụ sẽ có mặt tại khu phim trường lớn nhất châu Âu, nằm ở trung tâm của làng Thế Vận Hội ở Saint-Denis. Tại đó, mùa hè 2024 sẽ là nơi phục vụ cho 10.500 vận động viên.

Thách thức về nhân lực và an ninh -0
Photo: Olympics.com

Trước tình trạng đó, một cuộc gặp mặt của các dân biểu, đại diện chính phủ và các tác nhân liên quan đến lao động, việc làm và đào tạo sẽ được tổ chức vào ngày 26.9 tới, nhằm tìm kiếm giải pháp cho những thách thức mà sự kiện thể thao lớn nhất thế giới này đang gặp phải. Mục tiêu của các nhà tổ chức là cung cấp 16.000 lao động trong các ngành nghề đăng căng thẳng như khách sạn, nhà hàng, tổ chức sự kiện, chuyên môn thể thao, an ninh, giao thông, hậu cần, năng lượng, làm sạch và xử lý rác....

Thế Vận Hội dự kiến tổng cộng ​​sẽ huy động hơn 150.000 việc làm (không bao gồm tình nguyện viên. Theo nhiều nguồn tin, nếu có thay đổi sẽ chỉ thêm vài nghìn, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và một số đánh giá lại về nhu cầu tại các địa điểm thi đấu. Các ngành nghề liên quan ít nhiều sẽ vẫn như cũ. Trong lĩnh vực xây dựng, việc tìm kiếm 12.000 lao động hầu như không còn đặt ra vấn đề nữa. Hầu hết họ đều đã được tuyển dụng vào các dự án sắp hoàn thành. Chính phần tổ chức của Thế Vận Hội và 15 ngày diễn ra sự kiện thể thao hiện đang là mối quan tâm của mọi người. Theo ước tính hiện tại, cần hơn 80.000 người cho phục vụ sự kiện, an ninh tư nhân, giao thông, quản lý chất thải và nghe nhìn. Và 60.000 người phải được tuyển dụng trong ngành khách sạn và ăn uống. Đó là các lĩnh vực căng thẳng, cho dù các ngành đã có nhiều nỗ lực về điều kiện làm việc và tiền lương.

Bên cạnh đó, đối với ngành nghề về an ninh, cũng là một vấn đề lớn khi lễ khai mạc diễn ra tại sông Seine cần phải có 17.000 nhân viên an ninh tư nhân mỗi ngày, vào thời điểm cao nhất có thể lên 22.000 người. Theo những nguồn tin từ ban tổ chức Paris 2024, hiện tại vẫn thiếu không dưới 20 nghìn nhân viên an ninh để phục vụ cho Thế Vận Hội, và công việc tuyển dụng vẫn gặp nhiều khó khăn vì đòi hỏi phải được đào tạo và có chứng chỉ văn bằng. Theo nhà tuyển dụng nhân lực này, thách thức lớn ở đây là bối cảnh thiếu lao động, áp lực về tiền lương, thêm vào đó là những ràng buộc công việc riêng đối với Thế Vận Hội, trong khi đó hợp đồng tuyển dụng chỉ mang tính thời vụ sau sự kiện là chấm dứt.

Nỗi lo về an ninh

Vấn đề an ninh cho Olympic Paris 2024 ngay từ đầu đã là mối quan tâm lớn của các nhà tổ chức sự kiện. Chính quyền và Ủy ban tổ chức Paris 2024 đã lên nhiều phương án an ninh có tính đến các yếu tố bất ổn do tình hình xã hội căng thẳng ở Pháp, từ sau những những cuộc biểu tình bạo động của phong trào Áo Vàng hồi năm 2019 và đến phong trào phản kháng chống cải cách hưu trí từ đầu năm nay. Do đó, nhiều câu hỏi đã được đặt ra: Liệu an ninh cho các cơ sở Thế Vận Hội có đủ bảo đảm? hay Pháp có đủ điều kiện sẵn sàng để đón 15 triệu du khách đến trong kỳ Olympic và Paralympic Paris 2024 hay không?

Hiện này có rất nhiều công trình hạ tầng cơ sở phục vụ Thế Vận Hội đặt ở trong các khu phố nhạy cảm. Theo AFP, Bộ trưởng bộ Thể Thao Pháp Amélie Oudéa-Casstéra khẳng định, trong khuôn khổ Olympic và Paralympic, Pháp đã có những biện pháp tăng cường bảo đảm an ninh các cơ sở hạ tầng. Quan chức thành phố này khẳng định Paris đang rất nỗ lực để làm sao các rủi ro về an ninh chỉ là vấn đề ngoài lề và thành phố vẫn luôn hợp tác chặt chẽ với sở cảnh sát để nghiên cứu, lên các phương án bảo đảm an toàn tối đa cho Paris 2024.

Quốc tế

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga
Thế giới 24h

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga

Chính phủ Cộng hòa Czech chính thức công bố nước này đã chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ Nga. Thủ tướng Petr Fiala cho biết việc nâng cấp hoàn tất tuyến đường ống Transalpine (TAL) từ Tây Âu đã cho phép Czech tiếp nhận toàn bộ nguồn dầu từ các nước phương Tây, thay vì phải phụ thuộc vào đường ống Druzhba do Nga vận hành như trước đây.

Cuộc đua khó đoán định
Quốc tế

Cuộc đua khó đoán định

Cuộc bầu cử Quốc hội liên bang tiếp theo của Australia đã được ấn định vào ngày 3.5 và các đảng phái chính trị đã chính thức khởi động chiến dịch tranh cử. Trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều thách thức về kinh tế, biến đổi khí hậu và an ninh quốc gia, các chuyên gia nhận định đây sẽ là một cuộc bầu cử rất khó dự đoán.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử
Quốc tế

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử

Singapore vừa công bố sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3.5 tới. Thông báo được đưa ra chỉ một giờ sau khi Tổng thống Tharman Shanmugaratnam tuyên bố giải tán Quốc hội và ban hành Lệnh bầu cử.

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ
Thế giới 24h

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ

Một bên là Harvard, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của nước Mỹ, một thương hiệu đại học nổi tiếng đến mức chỉ nghe tên cũng đủ uy tín. Bên kia là chính quyền Tổng thống Donald Trump, với quyết tâm tiến xa hơn bất kỳ chính quyền nào khác để can thiệp và định hình lại nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Cả hai bên đều đang lao vào một cuộc đụng độ có thể thử thách giới hạn quyền lực của chính phủ và tính độc lập của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, vốn là thương hiệu để để họ trở thành điểm đến của các học giả trên toàn thế giới.

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.