Thầy giáo Hà Nội "mách nước" ôn tập, làm bài thi tốt nghiệp THPT 2024 môn Vật lý đạt điểm cao

Theo thầy Vũ Thế Anh, Tổ trưởng Tổ Vật lý - Công nghệ - Thể dục, Trường Trung học phổ thông (THPT) Khoa học Giáo dục (HES), để đạt điểm cao môn Vật lý Kỳ thi tốt nghiệp THPT, học sinh cần nắm chắc các kiến thức trọng tâm, hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy và dành nhiều thời gian để luyện, giải đề. 

Đã có nhiều năm ôn luyện cho sinh viên, thầy Vũ Thế Anh cho biết, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 về cơ bản được giữ ổn định như giai đoạn 2020-2023, đặc biệt là giữ nguyên như Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Bởi vậy, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024 các môn trong bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên/Khoa học Xã hội nói chung và môn Vật lý nói riêng cũng bám sát định hướng trong giai đoạn trên.

448930129_993800135455993_4608149205009374731_n.jpg -0
Thầy Vũ Thế Anh, Tổ trưởng Tổ Vật lý - Công nghệ - Thể dục, Trường Trung học phổ thông (THPT) Khoa học Giáo dục (HES)

Trong giai đoạn ôn thi "nước rút" để hoàn tất kiến thức trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, học sinh cần tham khảo một số lưu ý sau để đạt được kết quả tốt, tối ưu hoá điểm số trong tổ hợp xét tuyển vào các trường đại học. 

Nắm chắc các nội dung trọng tâm

Với nội dung lý thuyết Vật lý, học sinh cần nắm được nội dung trọng tâm, chủ yếu gồm 7 chương trong chương trình Vật lý 12 (36 câu, tương đương 90%), kiến thức lớp 11 cũng chỉ ra ở mức độ cơ bản, chiếm khoảng 04 câu, tương đương 10% trong đề thi. Các em nên tránh việc học tràn lan, dàn trải, không học những kiến thức đã được tinh giản theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp trung học phổ thông môn Vật lý.

Ma trận đề thi tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2024

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: VẬT LÝ

TT

Nội dung kiến thức theo chương/bài

Cấp độ nhận thức/tư duy

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

I

LỚP 12

1

Dao động cơ

4

1

1

1

7

2

Sóng cơ

3

1

1

1

6

3

Dòng điện xoay chiều

4

1

2

1

8

4

Dao động và sóng điện từ

1

1

1

0

3

5

Sóng ánh sáng

3

1

0

1

5

6

Lượng tử ánh sáng

2

1

0

0

3

7

Hạt nhân nguyên tử

2

1

1

0

4

II

LỚP 11

1

Điện tích – Điện trường

1

0

0

0

1

2

Dòng điện không đổi

1

0

0

0

1

3

Dòng điện trong các môi trường

1

0

0

0

1

4

Từ trường

0

1

0

0

1

TỔNG:

22

8

6

4

40

TỈ LỆ PHẦN TRĂM:

55%

20%

15%

10%

100%

Hệ thống kiến thức đã học thông qua việc lập sơ đồ tư duy 

Trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT, học sinh nên hệ thống kiến thức đã học thông qua việc lập sơ đồ tư duy, lập bảng tóm tắt, bảng so sánh (ví dụ như bảng sự tương đương của các đại lượng cơ và đại lượng điện, phục vụ cho việc làm các bài toán liên quan đến hệ thức độc lập với thời gian,…), ghi chú các công thức hay mẹo tính nhanh. Các phương thức này sẽ giúp học sinh nhớ sâu bài học, từ đó giải quyết nhanh các dạng toán liên quan.

Đồng thời, các em cần nắm vững lý thuyết trong sách giáo khoa. Các bài tập mức độ cơ bản phải làm thật chính xác, kỹ càng, không được chủ quan, hạn chế tối đa những sai sót có thể, đặc biệt với những câu hỏi “định tính” xuất hiện thường xuyên trong đề thi như: Đặc điểm của dao động cưỡng bức; đặc trưng sinh lí của âm; cấu tạo sơ đồ khối của máy phát thanh, máy thu thanh dùng sóng điện từ & công dụng của từng bộ phận; cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều; các loại quang phổ và các loại tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X,…

nen-ly-thang-3_15320222017.jpg -0
Việc lập sơ đồ tư duy hay lập bảng tóm tắt sẽ giúp học sinh nhớ sâu bài học (Ảnh: ITN)

Tập trung luyện đề, chú ý kiến thức quan trọng ở phần Vận dụng và Vận dụng cao

Trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT, học sinh cần dành nhiều thời gian luyện tập giải đề, tham khảo các đề thi thử tốt nghiệp của Sở GD-ĐT hay các trường THPT trên cả nước để củng cố kiến thức đã học một cách đầy đủ và hệ thống. Qua đó biết cách phân bổ thời gian làm bài hợp lý và rút ra nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. 

"Trong quá trình ôn thi, các em cần kết hợp giữa việc học và nghỉ ngơi một cách hợp lý, tạo tâm lý thoải mái tự tin trước khi thi để đạt được kết quả tốt nhất", Thầy Thế Anh nhấn mạnh. 

Cũng theo thầy Thế Anh, một số kiến thức của môn Vật lý sẽ giúp tăng điểm số khi làm bài tập ở phần Vận dụng và Vận dụng cao. Cụ thể: 

Đối với chương Dòng điện xoay chiều, cần lưu ý các kỹ năng đọc đồ thị; Kỹ năng sử dụng biểu diễn phức (phức hoá) trong các bài toán liên quan đến viết phương trình của cường độ dòng điện, điện áp đối với đoạn mạch điện bất kỳ; kỹ năng vẽ giản đồ véctơ (Phương pháp Fre-nen); kỹ năng vận dụng các hệ quả khi hai đại lượng vuông pha nhau; kỹ năng chuẩn hoá số liệu và lập bảng, quy đổi với những bài toán về truyền tải điện năng đi xa, máy biến áp,…

Hay như đối với chương Hạt nhân nguyên tử, cần lưu ý các dạng bài tập nhà máy điện hạt nhân; Bài toán tỉ lệ số hạt nhân/tỉ lệ khối lượng hạt nhân hay những bài toán sử dụng đến khái niệm “độ phóng xạ” để tính niên hạn sử dụng của một lượng chất phóng xạ trong điều trị bệnh nhân ung thư (Câu 37, mã đề 201, đề thi Tốt nghiệp THPT 2021, nhóm câu Vận dụng cao) giúp bài toán được tính toán một cách đơn giản, ngắn gọn hơn.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.