Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ Nhất

Thắt chặt tình hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện

Ngày mai (14.12) tại khu vực biên giới chung 3 nước (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, Việt Nam; Attapeu, Lào; Ratanakiri, Campuchia) và khu vực TP. Kon Tum sẽ diễn ra chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ Nhất. Đây là sự kiện quan trọng, mang ý nghĩa sâu sắc nhằm thắt chặt tình hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 3 quốc gia láng giềng.

Đoàn kết, hữu nghị, tương trợ lẫn nhau

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng có chung đường biên giới trên bộ là hoạt động mang ý nghĩa chính trị sâu sắc, được triển khai lần đầu tiên với Trung Quốc vào năm 2014 và sau đó tiếp tục được tổ chức với Lào và Campuchia; với nội dung ngày càng thiết thực, có tính lan tỏa cao, trở thành mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc của Quân đội Nhân dân Việt Nam với các nước láng giềng có chung đường biên giới trên bộ.

Thắt chặt tình hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện -0
Chuẩn bị sẵn sàng cho chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ Nhất. Ảnh: Nguyễn Thúy

Đến nay, nước ta đã tổ chức thành công Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới cấp Bộ Quốc phòng 7 lần với Trung Quốc; 1 lần với Lào (2021), 1 lần với Campuchia (2022); 3 lần Giao lưu "Biên cương thắm tình hữu nghị" (2014, 2016, 2018); 3 lần Giao lưu hữu nghị biên giới cấp Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (2017, 2018, 2019), 4 lần Giao lưu cấp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh (2016, 2017, 2018, 2019).

Sự thành công của những lần giao lưu nói trên đã khẳng định tính hiệu quả của mô hình này; là dịp quan trọng để lực lượng bảo vệ biên giới cũng như các cấp chính quyền địa phương của Việt Nam và các nước láng giềng có chung đường biên giới trên bộ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra các ý tưởng, giải pháp thúc đẩy các mặt hợp tác quốc phòng, biên phòng 2 bên biên giới.

Qua đó, tăng cường khả năng phối hợp, kịp thời thông báo tình hình cho nhau và cùng hiệp thương xử lý các sự vụ xảy ra ở khu vực biên giới; góp phần phòng, chống tội phạm xuyên biên giới, dịch bệnh, di cư tự do và kết hôn không giá thú khu vực biên giới... Mô hình giao lưu này cũng giúp Nhân dân ở khu vực giáp biên Việt Nam và các nước láng giềng có thêm cơ hội giao lưu, tiếp xúc, tạo sự thân thiện, cùng nhau hợp tác, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Theo Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, đến nay, giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới đã trở thành một trong những hoạt động biểu tượng và có ý nghĩa đối với hợp tác quốc phòng song phương, thể hiện quyết tâm chính trị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các địa phương, nhất là Nhân dân và lực lượng bảo vệ biên giới của Việt Nam, các nước láng giềng có chung đường biên giới trên bộ trong việc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị; thúc đẩy hợp tác thực chất cùng nhau xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển... Đồng thời, góp phần tăng cường sự tin cậy chính trị, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh, biên giới trên bộ của mỗi nước.

Tạo cơ sở vững chắc cho quan hệ ba nước

Theo Đại tá Nguyễn Duy Minh, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng), giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ Nhất là hoạt động nhằm triển khai Kế hoạch hợp tác năm 2023 giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam với Bộ Quốc phòng Lào và Bộ Quốc phòng Campuchia. Giao lưu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng 3 nước tổ chức giao lưu tại khu vực biên giới của 3 nước.

Thắt chặt tình hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện -0
Chuẩn bị sẵn sàng cho chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ Nhất. Ảnh: Nguyễn Thúy

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến khẳng định, Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ Nhất là một trong những hoạt động lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng mang tính biểu tượng mà Bộ Quốc phòng 3 nước phối hợp tổ chức; nhằm thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng bảo vệ biên giới 3 nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu Nhân dân, nâng cao ý thức bảo vệ biên giới của chính quyền địa phương và Nhân dân ở khu vực biên giới. Từ đó, góp phần xây dựng đường biên giới Việt Nam, Lào và Campuchia hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển.

Dự kiến, các hoạt động chính trong khuôn khổ chương trình giao lưu lần này, bao gồm: 3 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam - Lào - Campuchia chào và tô sơn cột mốc chủ quyền; lực lượng bảo vệ biên giới 3 nước phối hợp tổ chức tuần tra, kiểm tra cột mốc ngã ba biên giới; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 3 nước trồng cây hữu nghị tại khu vực ngã ba biên giới; diễn tập quân y chung giữa quân đội 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia; Lễ khánh thành Nhà Văn hóa thôn Tà Ka, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 3 nước thăm, tặng quà tại Trường Tiểu học Bế Văn Đàn, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum; cuộc gặp thường niên giữa 3 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ký biên bản cuộc gặp thường niên giữa 3 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Lễ ký kết các văn kiện hợp tác...

Chuẩn bị sẵn sàng cho Chương trình hữu nghị

Giao lưu trực tiếp góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng nói chung, hợp tác quản lý biên giới nói riêng giữa ba nước. Vì vậy, sự kiện này nhận được sự quan tâm, chỉ đạo rất sát sao của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Đến nay, công tác chuẩn bị đã được các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương của Việt Nam và các nước bạn phối hợp triển khai tích cực và cơ bản hoàn thành.

Thắt chặt tình hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện -0
Chuẩn bị sẵn sàng cho chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ Nhất. Ảnh: Nguyễn Thúy

Cụ thể, chiều 11.12, tại Kon Tum, đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác chuẩn bị tại các vị trí: Cột mốc ngã ba biên giới; diễn tập chung quân y tại ngã ba Trạm thu phí Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y; lễ khánh thành Nhà văn hóa thôn Tà Ka (công trình hữu nghị tại Việt Nam); Sở chỉ huy phía trước của Quân khu 5.

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến ghi nhận, đánh giá cao công tác chuẩn bị của các lực lượng. Đồng thời, yêu cầu các cơ quan, đơn vị rút kinh nghiệm ngay tại hiện trường; tiếp tục bổ sung một số phương án, cách thức tổ chức phù hợp; rà soát kỹ lưỡng các mặt của công tác tổ chức giao lưu, hoàn chỉnh các nội dung đã được chỉ ra để Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ Nhất thành công tốt đẹp.

Mặt khác, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum cũng có nhiều hoạt động thiết thực trên khu vực biên giới. Đơn cử như tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương liên quan phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉnh trang cột mốc; xây dựng Nhà văn hóa thôn Tà Ka, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi; bảo đảm nước sạch, nhà vệ sinh tại khu vực cột mốc; xây dựng cột cờ, cột điện chiếu sáng, trồng cây hữu nghị; tổ chức lực lượng luyện tập đón chào Bộ trưởng 3 nước, tô son cột mốc, tuần tra chung.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum cũng phối hợp với Cục Cửa khẩu Bộ đội Biên phòng và các ngành liên quan tổ chức khảo sát xác định vị trí lắp đặt hệ thống barie, bốt kiểm soát tại Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y; phối hợp với Sở Ngoại vụ tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch hội đàm với chính quyền tỉnh Ratanakiri (Campuchia) và tỉnh Attapeu (Lào) với cơ quan biên giới Trung ương 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia thống nhất tổ chức.

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến tin tưởng rằng, với sự chuẩn bị chu đáo đó, Giao lưu lần này sẽ thành công tốt đẹp, góp phần thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng bảo vệ biên giới ba nước; thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu Nhân dân, nâng cao ý thức bảo vệ biên giới của chính quyền địa phương và Nhân dân ở khu vực biên giới; góp phần xây dựng đường biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển.

Qua đó, truyền tải thông điệp về tình đoàn kết, hữu nghị, tương trợ lẫn nhau giữa Chính phủ, Quân đội và Nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia; tiếp tục củng cố sự tin cậy chính trị, tạo cơ sở vững chắc cho quan hệ ba nước phát triển hữu nghị, toàn diện và bền vững; góp phần cụ thể hóa nhận thức chung của lãnh đạo ba Đảng tại cuộc gặp cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia tháng 9.2023 tại Hà Nội.

Theo dòng sự kiện

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng phát biểu
Chính trị

Hướng tới xây dựng chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, phục vụ người dân tốt nhất

Mục tiêu của việc sáp nhập tỉnh, xã là mở rộng không gian phát triển với tầm nhìn dài hạn, hướng tới xây dựng một chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, hiệu quả và phục vụ người dân tốt nhất. Cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các đề án về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, trên tinh thần khoa học, hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phương, bảo đảm quy định của pháp luật, định hướng của Trung ương

Thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Trung - Việt lên tầm cao mới
Chính trị

Thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Trung - Việt lên tầm cao mới

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, Tổng Thư ký Trung tâm Trung Quốc - ASEAN Sử Trung Tuấn cho biết chuyến thăm một lần nữa thể hiện Trung Quốc rất coi trọng việc thúc đẩy xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt, đồng thời thể hiện tình hữu nghị truyền thống quý báu “Mối tình thắm thiết Việt - Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em”.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu
Chính trị

Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta

Lời Tòa soạn: Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc chiều 12.4. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm:

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP
Việt Nam và các nước

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP

Được tổ chức song song với Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới tại Tashkent, Uzbekistan từ 6-9.4, Hội nghị các Tổng Thư ký nghị viện thế giới (ASGP) đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham dự của đông đảo các Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký nghị viện và đại diện các tổ chức quốc tế.

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn
Quốc hội và Cử tri

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn

Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, Hiến pháp luôn giữ vị trí đặc biệt - là đạo luật gốc, nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật, đồng thời thể hiện tầm nhìn, mục tiêu phát triển và phương thức tổ chức quyền lực nhà nước trong từng thời kỳ. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đặc biệt là thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các thiết chế công quyền, thì việc sửa đổi Hiến pháp - với trọng tâm là tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị - là yêu cầu khách quan, tất yếu, mang tính cấp bách và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Uzbekistan
Chính trị

Củng cố tin cậy chính trị, tạo xung lực tiếp tục thắt chặt quan hệ hữu nghị, hợp tác hiệu quả, thực chất giữa Việt Nam với Armenia và Uzbekistan

Sáng nay, 9.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Với nội dung chương trình phong phú cùng sự đón tiếp nồng hậu, trọng thị của phía bạn dành cho Người đứng đầu cơ quan lập pháp nước ta, chuyến công tác đã đạt kết quả toàn diện, thực chất trên cả bình diện song phương và đa phương.

Luồng gió mới, mở ra thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn giữa Việt Nam với Uzbekistan và Armenia
Chính trị

Luồng gió mới, mở ra thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn giữa Việt Nam với Uzbekistan và Armenia

Sáng nay, 9.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Đại hội đồng IPU - 150, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Trả lời phỏng vấn báo chí, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội LÊ QUANG TÙNG khẳng định, chuyến thăm đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương nói chung, hợp tác đa phương nghị viện và vai trò của IPU nói riêng; đồng thời, thổi một “luồng gió mới” cho quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, mở ra một thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển của ta và hai nước bạn trong giai đoạn hiện nay.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, kiểm tra công tác ứng trực và chúc Tết tại Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Chính trị

Chủ quyền số và an ninh công nghệ – lằn ranh sống còn trong "bão" công nghệ

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Thế giới đang chứng kiến một “cơn bão công nghệ” dữ dội chưa từng có, với sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), sinh học kỹ thuật số và những đột phá đẩy nhanh chuyển đổi số. Trong cơn "sóng thần" kỹ thuật số ấy, chủ quyền số và an ninh công nghệ đã nổi lên như tuyến phòng thủ sống còn, quyết định sự tồn vong và vị thế của mỗi quốc gia. Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc - nếu chậm trễ hoặc không hành động quyết liệt, chúng ta có nguy cơ mất kiểm soát không gian số của mình, tụt hậu và thậm chí bị cuốn phăng trong cơn lốc công nghệ toàn cầu.

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội

Các hãng thông tấn, báo chí của Uzbekistan đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa hai nhà lập pháp cao nhất, trong đó, nhấn mạnh rằng, Thỏa thuận hợp tác đầu tiên được ký kết giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Uzbekistan sẽ là cơ sở vững chắc thúc đẩy quan hệ liên nghị viện nói riêng và giữa hai quốc gia nói chung.

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam

Những ngày qua, các hãng thông tấn, báo chí đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn. Trong đó, các cơ quan thông tấn báo chí đặc biệt nhấn mạnh phát biểu của Tổng thống Uzbekistan trong cuộc tiếp Chủ tịch Quốc hội, rằng Tashkent ủng hộ thúc đẩy mối quan hệ thực chất với Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
Chính trị

Thông điệp từ cuộc điện đàm lịch sử

Trong những thời khắc then chốt của lịch sử, sự xuất hiện kịp thời của những quyết định mang tầm chiến lược luôn là thước đo bản lĩnh của một quốc gia. Cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump – diễn ra chỉ hơn 24 giờ sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam - là một phản ứng chính sách, đối ngoại khôn ngoan, mềm mỏng nhưng hiệu quả.

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới
Theo dòng sự kiện

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới

Tiến sĩ Tulanbay Kurbanov - Chuyên gia quan hệ quốc tế, thành viên Liên hiệp nhà báo Uzbekistan, IPU-150
Từ ngày 4-8.4, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU). Đây được đánh giá là chuyến thăm mang tính lịch sử, giúp đưa đến những cơ hội hợp tác mới cho Uzbekistan và Việt Nam.

Minh chứng sống động cho thấy Quốc hội Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm của IPU và các diễn đàn đa phương
Chính trị

Minh chứng sống động cho thấy Quốc hội Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm của IPU và các diễn đàn đa phương

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 - 8.4.

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn
Chính trị

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn

Nghị quyết số 57 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc huy động sức mạnh toàn diện của hệ thống chính trị và xã hội nhằm tạo xung lực mới cho phát triển đất nước. Nghị quyết xác định đây là “cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện” cần được triển khai “quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài” với những giải pháp đột phá​. Nhiệm vụ hiện nay là biến quyết tâm đó thành hành động thực tiễn. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế – xã hội, từ quyết tâm của người lãnh đạo cho đến nỗ lực của từng người dân.

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước
Theo dòng sự kiện

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước

Các trang tin điện tử chính thức của Armenia, Quốc hội Armenia, Hãng Thông tấn quốc gia của Armenia và các tờ báo của nước này (Armeni Info, Armenia Press, aravot.am, 1lurer.am, News.am…) liên tục nêu đậm nét, cập nhật thông tin, hình ảnh, video về các hoạt động trong chuyến thăm cấp chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam, không chỉ trên website mà trên cả các trang mạng xã hội X (Twitter)… nêu bật nội dung và ý nghĩa chuyến thăm, sự đón tiếp trọng thị và kết quả chuyến thăm.

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.