Tháo nút thắt trong quản lý, sử dụng, khai thác thiết chế văn hóa, thể thao

Nhiều vướng mắc, khó khăn đã được các đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp làm rõ trong phiên thảo luận “Thực trạng quản lý, sử dụng, khai thác thiết chế văn hóa, thể thao” tại Hội thảo Văn hóa 2024 sáng 12.5.

Nhà đầu tư không mặn mà

Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh cho biết, như các đơn vị trong lĩnh vực văn hóa, Bảo tàng gặp nhiều khó khăn trongviệc xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai các đề án. Bên cạnh đó, với vị trí tại trung tâm thành phố, giá thuê đất cũng là một khó khăn. Đây cũng là vướng mắc với Nhà hát Kịch Việt Nam, khi có "mặt tiền và mặt hậu của Nhà hát Lớn Hà Nội".

Còn Giám đốc Khu Liên hợp Thể thao quốc gia Nguyễn Trọng Hổ phản ánh: theo đề án được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt đề án ngày 10.4.2023, Khu Liên hợp được khai thác tài sản dôi dư. Tuy nhiên, Khu Liên hợp Thể thao quốc gia thường xuyên tổ chức các sự kiện chính trị quốc tế rất lớn, cho dù được khai thác trong lúc nhàn rỗi nhưng lúc nào Nhà nước cần, phải trả lại mặt bằng nguyên trạng. Chính vì vậy, các đơn vị không đầu tư lớn. Bên cạnh đó, việc nộp thuế sử dụng đất với Khu Liên hợp cũng rất lớn; việc khai thác các tài sản sẵn có, quy định về xã hội hóa với các danh mục nhà thi đấu, sân vận động chưa rõ ràng...

Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Lâm Hiển
Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Lâm Hiển

10 năm nay, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam chưa thu hút được nhà đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Quyền Trưởng ban Ban quản lý Làng Trịnh Ngọc Chung cho rằng, lý do là bởi vướng mắc giữa quy định của Luật Đầu tư và chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của Làng được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định 39 năm 2014. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư vào Làng, nhà đầu tư không được hưởng bất cứ ưu đãi nào, nên họ không mặn mà.

Bà Ngô Thị Bích Hạnh, Tổng giám đốc Công ty THHH BHD cho biết, các doanh nghiệp điện ảnh khó khăn về nguồn vốn. Ảnh: Lâm Hiển
Bà Ngô Thị Bích Hạnh, Tổng giám đốc Công ty THHH BHD cho biết, các doanh nghiệp điện ảnh khó khăn về nguồn vốn. Ảnh: Lâm Hiển

Đại diện doanh nghiệp, bà Ngô Thị Bích Hạnh, Tổng giám đốc Công ty THHH BHD cho biết, trong 10 thiết chế làm rạp chiếu phim, có 6 thiết chế có 3 cụm rạp trở lên. Các doanh nghiệp Việt Nam rất khó khăn về nguồn vốn. Thực tế, Luật Điện ảnh (sửa đổi) đã có hiệu lực nhưng chưa có chính sách mới về thuế cho các doanh nghiệp làm điện ảnh. Thậm chí, dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi) đang đề xuất tăng thuế cho rạp chiếu từ 5% lên 10%. Mặt khác, tiền thuê đất với các rạp chiếu hiện đang quá cao, Nhà nước cần có chính sách để có mức thuê phù hợp hơn, và có các ưu đãi vốn vay cho doanh nghiệp văn hóa…

Giải quyết rốt ráo vướng mắc

Trước những khó khăn, vướng mắc nêu trên, bà Trần Diệu An, Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, Bộ Tài chính đã hoàn tất công tác soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 151 và đã trình Chính phủ vào tháng 8.2023 và tiếp thu ý kiến của thành viên Chính phủ vào đầu tháng 4.2024, báo cáo Chính phủ ký ban hành.

Trong đó giải quyết cơ bản vướng mắc mà các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các đơn vị sự nghiệp công lập của ngành văn hóa nói riêng. Từ đó làm rõ về nghĩa vụ tài chính, tiền thuê đất, việc sử dụng vào mục đích phục vụ dịch vụ công và sử dụng tài sản phục vụ mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết.

Tháo nút thắt trong quản lý, sử dụng, khai thác thiết chế văn hóa, thể thao -0
Bà Trần Diệu An, Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết các giải pháp giải quyết cơ bản vướng mắc của các đơn vị sự nghiệp công lập ngành văn hóa 

Cũng theo bà Trần Diệu An, hiện nay, Thủ tướng có giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương rà soát để ban hành nghị định liên quan đến quản lý, sử dụng và khai thác thiết chế văn hóa, thể thao, nhằm giải quyết được rốt ráo vướng mắc liên quan trong việc quản lý.

Liên quan đến kiến nghị về sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ để đưa vào chương trình Quốc hội xin ý kiến vào tháng 10.2024, dự kiến thông qua vào tháng 5.2025. Trong đó, ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như các cơ quan liên quan, nội dung này cũng đã được tổng hợp vào dự thảo của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Bộ Tài chính vẫn đang xin ý kiến hoàn thiện đối với dự thảo Luật này…

Theo nguyên Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vũ Dương Thúy Ngà, thiết chế văn hóa nhiều nhất là thư viện, hiện nay cả nước có tới 50.000 thư viện, trong đó thư viện trường học có khoảng 27.000. Chính vì thế, phát huy thiết chế thư viện là điều cần quan tâm. 

Để tạo nên sức hấp dẫn cho thiết chế thư viện, cần đổi mới hoạt động, chuyển đổi số, để đông đảo bạn đọc có thể tiếp cận. Bên cạnh đó, cần có chính sách tiền lương phù hợp để khích lệ tâm huyết và sáng tạo của người làm công tác thư viện - mấu chốt của sự đổi mới hoạt động thư viện.

Văn hóa

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika
Văn hóa - Thể thao

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika

Chiều 25.11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Sở NN và PTNT) TP. Hà Nội làm việc làm việc với bà Barbara Ebbli - Nhà sáng lập và thiết kế thương hiệu Malaika (Italia). Đây là một trong những hoạt động kết nối hợp tác nhằm đổi mới mẫu mã, thiết kế và nâng cao giá trị cho sản phẩm làng nghề.

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa

Theo chương trình dự kiến, chiều 26.11 Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một nội dung vẫn đang thu hút sự quan tâm là tăng thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ văn hóa - nghệ thuật từ 5% lên 10%. PGS. TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, “tha thiết đề nghị xem xét cẩn trọng” nội dung này, tránh tạo rào cản trong phát triển văn hóa.

Trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn hóa - Thể thao

Trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25.11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.