Thành phố Vĩnh Yên chuẩn hóa, hiện đại hóa ngành giáo dục

Thời gian qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thành phố Vĩnh Yên không ngừng phát triển và duy trì vị trí dẫn đầu tỉnh Vĩnh Phúc với kết quả năm học 2022-2023, toàn thành phố có 301 lượt học sinh đạt giải cấp tỉnh và cấp quốc gia. Kết quả này là nhờ thành phố không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

16 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

Trung bình mỗi năm, thành phố Vĩnh Yên dành hàng trăm tỷ đồng từ các chương trình, dự án sử dụng nguồn ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn vốn khác để xây dựng các công trình trường, lớp học nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học ở cả 3 cấp học từ mầm non đến THCS. Nhờ vậy, quy mô mạng lưới trường lớp các cấp học tiếp tục phát triển; Cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng được tăng cường đầu tư đồng bộ, theo hướng chuẩn hóa; Cảnh quan sư phạm của các trường ngày càng xanh, sạch đẹp. Toàn thành phố hiện có 46 trường Mầm non, Tiểu học và THCS, với hơn 70% trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 16 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Chuẩn hoá, hiện đại hoá ngành giáo dục -0
Lãnh đạo thành phố Vĩnh Yên tặng hoa chúc mừng ngành giáo dục thành phố nhân dịp lễ tổng kết năm học 2021 - 2022. Ảnh: Long Anh

Đến nay, ngành giáo dục và đào tạo của thành phố Vĩnh Yên có sự phát triển vững chắc, chất lượng giáo dục năm sau cao hơn năm trước ở các cấp học; có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia. Công tác phổ cập giáo dục của thành phố tiếp tục duy trì; Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên không ngừng được bổ sung về số lượng và nâng cao về chất lượng. Toàn thành phố có trên 1.300 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cơ bản đáp ứng được về số lượng giáo viên dạy các cấp học. Thành phố mới tiếp nhận, bố trí 28 giáo viên giỏi từ các địa phương khác về công tác. Phong trào thi đua “đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” được nhân rộng, hưởng ứng, từng bước thực hiện hiệu quả công tác đổi mới căn bản, toàn diện, chất lượng về giáo dục.

Với định hướng giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh, thành phố tập trung vào 3 nội dung: Xây dựng giá trị riêng cho học sinh thành phố (sự thân thiện, hiếu khách, văn minh khi tham gia giao thông, ý thức bảo vệ môi trường, hiểu biết về lịch sử thành phố), tạo đột phá về ngoại ngữ và chuyển biến về tin học. Theo đó, các trường trên địa bàn tổ chức nhiều mô hình hay, sáng tạo trong giáo dục giá trị, kỹ năng sống, xây dựng những ngôi trường thân thiện, toàn diện cả về chất lượng dạy học và năng lực, phẩm chất của người học. Qua đó, các hoạt động giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống, giáo dục pháp luật, hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ đã có chuyển biến rõ nét góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Cùng đó, học sinh được phát triển tốt các kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp.

Năm học 2022-2023 là năm thứ 4 liên tiếp, giáo dục thành phố đứng ở vị trí số 1 của tỉnh Vĩnh Phúc với 301 lượt học sinh đạt giải (trong đó có 178 giải cấp tỉnh, 77 giải cấp quốc gia). Công tác phổ cập giáo dục của thành phố tiếp tục duy trì và nâng cao về tỷ lệ và chất lượng các tiêu chuẩn, phổ cập giáo dục mẫu giáo 5 tuổi đạt 100%, phổ cập giáo dục tiểu học, THCS đạt mức độ 3, mức độ cao nhất.

Kết quả thi vào lớp 10 THPT, Vĩnh Yên tiếp tục dẫn đầu về số thí sinh đỗ vào trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc với 200 em, trong đó có 8/11 thủ khoa, 5/11 á khoa. Thi học sinh giỏi các cấp nằm trong tốp đầu của tỉnh. Kết quả thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật giành giải Tư cấp quốc gia. Kết quả thi giáo viên giỏi bậc THCS, thành phố cũng đứng đầu toàn tỉnh.

Học thật, thi thật, đánh giá thật, chất lượng thật

Có thể thấy, kết quả trên là minh chứng cho thấy sự đầu tư, quan tâm đặc biệt cho giáo dục của thành phố; Sự nỗ lực, cống hiến của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các nhà trường.

Chuẩn hoá, hiện đại hoá ngành giáo dục -0
Những tấm bằng khen là nguồn động viên lớn cho đội ngũ giáo viên trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên. Ảnh: Long Anh

Với mục tiêu phấn đấu đưa ngành giáo dục và đào tạo thành phố theo hướng thực chất, học thật, thi thật, đánh giá thật và chất lượng thật, thành phố sẽ tập trung nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, sáng tạo, từng bước nâng cao, tạo bước chuyển biến căn bản, mạnh mẽ, toàn diện về chất lượng giáo dục và đào tạo. Chủ tịch UBND thành phố Vĩnh Yên Nguyễn Việt Phương cho rằng: Đây có thể coi sứ mệnh cao cả, nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có sự chung tay của toàn xã hội. Để làm tốt điều này, các thầy cô cần tiếp tục giữ vững ngọn lửa yêu nghề, sự tận tâm, tận lực để tiếp tục rèn giũa, bồi dưỡng các thế hệ tương lai của thành phố; Các cháu học sinh tiếp tục tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh, chủ động thay đổi, cập nhật, làm mới kiến thức để trở thành những công dân có ích, công dân toàn cầu, đóng góp xứng đáng vào sự thành công chung của toàn thành phố.

Cùng với đó, Vĩnh Yên tiếp tục triển khai thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của các cấp. Phát huy thế mạnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém; Tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng cho học sinh; Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Đồng thời, tập trung đầu tư cơ sở vật chất, phát triển trường, lớp học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, theo hướng phát triển của đô thị tri thức, thông minh.

Bên cạnh đó, thành phố sẽ đổi mới công tác bồi dưỡng, đào tạo để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên vừa hồng vừa chuyên; Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, phương pháp giảng dạy, hình thức kiểm tra, đánh giá, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục; Chú trọng hơn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tổ chức các kỳ thi, sân chơi trí tuệ để nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn; Tăng cường dạy học ngoại ngữ, tin học theo hướng đột phá, đổi mới; Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục; Quan tâm công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia…

Trên đường phát triển

Người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính
Trên đường phát triển

Cà Mau: Đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động chuyển đổi số

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10.10) của tỉnh, từ ngày 2.10, nhiều Tổ Công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đồng loạt mở chiến dịch ra quân triển khai các hoạt động công nghệ số hướng đến mục tiêu đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu thăm và tặng hoa cho các Đảng viên cao tuổi của thành phố
Địa phương

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nền tảng vững chắc để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Quán triệt quan điểm đó, Đảng bộ TP. Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo”, góp phần xây dựng thành phố ngày càng phát triển bền vững, văn minh, hiện đại.

Những nỗ lực trong công tác xây dựng Đảng đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lực lượng cán bộ thành phố
Địa phương

Bước đột phá trong công tác xây dựng Đảng

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, Thành ủy Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là 3 nhiệm vụ trọng tâm và 3 giải pháp đột phá trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội đã đề ra. Qua đó, nhận thức của các cấp ủy và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, về công tác xây dựng Đảng được nâng lên, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội thi tìm hiểu về Luật Hôn nhân gia đình, kiến thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống năm 2023 tại Trường PTDTNT Chợ Đồn. ẢNH: N.HÀ
Địa phương

Bài 2: Kịp thời ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Thực hiện một số chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2019 - 2024 trên địa bàn, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm xây dựng, phát huy vai trò người có uy tín; đẩy mạnh thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” giúp nhận thức của cán bộ, đảng viên, đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa được nâng lên; kịp thời ngăn chặn các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết có thể xảy ra tại các địa bàn có nguy cơ cao.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn kiểm tra tuyến đường Cổ Linh - Nghiên Loan, huyện Pác Nặm
Địa phương

Bài 1: Tập trung vùng đặc biệt khó khăn, giải quyết vấn đề bức thiết

Với phương châm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giải quyết những vấn đề bức thiết, đến nay, có 4 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch. Đó là: 85% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt cấp 6 trở lên (đạt 106%); 95% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa (đạt 118,7%); 92% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng (đạt 104,5%); số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 98,5% kế hoạch…

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi
Trên đường phát triển

Cà Mau phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Cà Mau đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần cải thiện đời sống nông dân và phát triển kinh tế địa phương. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này.

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước

Theo báo cáo của Cục Thống kê Khánh Hòa, 9 tháng năm 2024, Khánh Hòa có mức tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước, thứ 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 10,45% so cùng kỳ năm trước.

Bài cuối: Thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường
Địa phương

Bài cuối: Thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường

Để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư phát triển, Đồng Nai tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông liên Vùng và hạ tầng xã hội. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết thu hút đầu tư. Chú trọng thu hút các dự án công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, tài nguyên và thân thiện với môi trường…

Bài 2: Động lực mới từ sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai
Địa phương

Bài 2: Động lực mới từ sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai

Phương án phát triển không gian tỉnh Đồng Nai được xác định theo 3 vùng kinh tế - xã hội; phương án liên kết không gian được xây dựng trên cơ sở phát triển 6 hành lang và 3 vành đai. Xác định phát triển hệ thống đô thị theo hướng xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đến năm 2030, đô thị sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai là 2 khu vực động lực phát triển mới cho tỉnh.