Tháng 2.2024 có 3,387 triệu người được trợ cấp xã hội

Trong tháng 2, có 3,387 triệu người được hưởng chế độ trợ cấp xã hội, trong đó có 1,394 triệu người cao tuổi (NCT), 1,667 triệu người khuyết tật (NKT), 16.000 trẻ em.

Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP và tình hình kinh tế - xã hội trong 2 tháng đầu năm, Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, tại 63 tỉnh, thành phố, đã có trên 1,07 triệu lượt NCT được chúc thọ và tặng quà Tết với tổng trị giá trên 600 tỷ đồng.

Có khoảng 770.500 lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trợ với tổng kinh phí trên 404 tỷ đồng, gần 1,85 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ với tổng kinh phí trên 1.091 tỷ đồng, gần 1,64 triệu lượt đối tượng bảo trợ xã hội được hỗ trợ với tổng kinh phí gần 754,4 tỷ đồng.

Tháng 2, có 3,387 triệu người được trợ cấp xã hội -0
3,387 triệu người được trợ cấp xã hội người được hưởng trợ cấp xã hội trong tháng 2. Nguồn: ITN

Về công tác trợ giúp đột xuất, tính đến 6.2, có 18 tỉnh: Sóc Trăng, Cao Bằng, Bình Định, Gia Lai, Nghệ An, Bạc Liêu, Đắk Nông, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Bình Phước, Hà Giang, Kon Tum, Bắc Kạn, Quảng Ngãi, Kiên Giang, An Giang, Lạng Sơn và Tây Ninh đề nghị Trung ương hỗ trợ 13.690,245 tấn gạo cứu đói cho 136.765 lượt hộ với 849.127 nhân khẩu.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 5 Quyết định hỗ trợ 12.736,905 tấn gạo cho 136.765 lượt hộ với 849.127 nhân khẩu. Đồng thời, các địa phương cũng bố trí ngân sách và nguồn xã hội hóa để hỗ trợ gần 5.000 tấn gạo cho các hộ nghèo, cận nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn. Như vậy, trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và giáp hạt năm 2024, Trung ương và địa phương đã hỗ trợ khoảng 17.736 tấn gạo cho người dân trong cả nước.

Trong tháng 2, cả nước thực hiện trợ cấp xã hội cho 3,387 triệu người (khoảng 3,38% dân số). Trong đó, có 1,394 triệu NCT, 1,667 triệu NKT, 16.000 trẻ em đang hưởng chế độ đối với trẻ em mồ côi, mất nguồn nuôi dưỡng; 150.000 trẻ em hưởng chế độ đối với trẻ em dưới 3 tuổi, 80.000 người đang hưởng chế độ người đơn thân nuôi con dưới 16 tuổi, 80.000 đối tượng khác. Đồng thời, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho 389.000 hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội.

Ngoài ra, đã có 14 tỉnh, thành phố nâng mức trợ giúp cao hơn mức quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, trong đó Hải Phòng quy định mức 500.000 đồng là mức cao nhất. Bên cạnh đó, đã có 32 tỉnh, thành phố quy định thêm các đối tượng thuộc diện trợ cấp, trợ giúp chưa được quy định. Tổng ngân sách chi cho thực hiện các chế độ chính sách trợ giúp xã hội khoảng 2.250 tỷ đồng/tháng. Cùng với đó, 100% địa phương đã chi trả đầy đủ chế độ, chính sách trợ giúp xã hội của tháng 1 và 2 đến 100% đối tượng chính sách xong trước Tết Nguyên đán; 61/63 tỉnh, thành phố đã thực hiện chi trả qua tổ chức dịch vụ chi trả.

Theo báo cáo của các địa phương, tổng số đối tượng đã có tài khoản là 640.245 người (18,9%/tổng số đối tượng); 309.912 đối tượng đã nhận trợ cấp qua tài khoản (9,1%/tổng số đối tượng). Tổng số kinh phí chi trả qua tài khoản trong tháng 1 và 2 là 1.133,6 tỷ đồng.

Đời sống

Toàn cảnh hội nghị.
Xã hội

Hạn chế tình trạng chậm đóng bảo hiểm

Để tìm ra các giải pháp bảo đảm tốt nhất quyền lợi bảo hiểm cho người lao động, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề "Tìm giải pháp hạn chế tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh".

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trao tặng Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp BHXH Việt Nam” cho các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển ngành.
Xã hội

Hợp tác quốc tế nâng cao năng lực thực hiện chính sách

Bảo hiểm Việt Nam (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trong giai đoạn phát triển mới". Hội thảo hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập ngành BHXH Việt Nam (1995 - 2025) nhằm chia sẻ với các đối tác, bạn bè quốc tế về thành tựu, định hướng phát triển, hội nhập quốc tế của BHXH Việt và tham vấn ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia, tổ chức quốc tế.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần đưa "hương trà" bay xa...
Xã hội

Bài cuối: Trụ cột giảm nghèo bền vững

Xác định giảm nghèo là một trong các công tác trọng tâm nhằm phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó có việc đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân. Qua đó, góp phần đưa Thái Nguyên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.