Trước hết, có thể thấy, nhóm đối tượng chính là một số hoặc toàn bộ các nhà thầu tham gia đấu thầu. Thứ hai là quan chức nhà nước trục lợi với sự hợp tác tự nguyện của một số hoặc toàn bộ các nhà thầu. Nhóm thứ ba là những công ty hoặc người làm môi giới hỗ trợ các công ty nước ngoài trong việc tham gia đấu thầu các hợp đồng mua sắm công. Trong một số trường hợp, công ty nước ngoài không cụ thể hóa việc cho phép đại lý địa phương hối lộ, nhưng sẵn sàng làm ngơ trước các phương thức giao dịch hối lộ mà đại lý địa phương sử dụng để giành được hợp đồng. Những chi phí cần thiết để có thể thành công trong đấu thầu sẽ là một mục trong bản thỏa thuận ở cấp công ty được ký kết giữa công ty nước ngoài và đại lý địa phương. Nhóm chính thứ tư là các công ty sân sau, hoặc công ty vỏ, đóng vai trò nhà thầu phụ cho một nhà thầu chính nhưng thực chất là làm môi giới giữa nhà thầu chính với quan chức nhà nước tham nhũng. Các hợp đồng phụ sẽ giúp hợp pháp hóa khoản tiền “lại quả” mà nhà thầu chính chi trả cho quan chức. Đây thường là trường hợp mà quan chức nhà nước có thể tham nhũng nhờ vào việc thực hiện quyền kiểm soát việc thanh toán hóa đơn của nhà thầu chính; quan chức nhà nước tạo điều kiện cho nhà thầu chính bằng việc đảm bảo các hóa đơn được thanh toán nhanh và đầy đủ.
![]() Gs.Ts Thaveeporn Vasavakul với nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Mão tại Hội nghị cộng tác viên toàn quốc Báo ĐBND ở Quảng Trị |
Ảnh: Lâm Hiển |
Quy trình mua sắm công gồm nhiều giai đoạn, từ giai đoạn xác định và thiết kế dự án đến thông báo, sơ tuyển, nghiên cứu, trình hồ sơ; bỏ thầu; xét thầu, hậu tuyển và trao hợp đồng; thực hiện, quản lý và giám sát hợp đồng. Dựa trên kinh nghiệm quốc tế, giai đoạn nào cũng có thể phát sinh nguy cơ tham nhũng. Những hình thức chính gồm: dàn xếp thầu, ép thầu, cấu kết (chia sẻ lợi ích) trong đấu thầu, luân phiên bỏ giá, “chia chác” khách hàng, bỏ giá thầu thấp rồi “hợp lý hóa” việc tăng giá thầu lên, làm sai lệch số liệu, chiếm đoạt và lạm dụng tài sản công.
Khi quan chức nhà nước đưa ra những yêu cầu kỹ thuật sao cho chỉ có một nhà thầu (nào đó) có thể đáp ứng được đặc điểm kỹ thuật theo yêu cầu;
“Ép thầu” là khi một hoặc nhiều nhà thầu bỏ cuộc không đấu thầu hoặc bị một nhà thầu khác ép. Hay như trong một số trường hợp, quan chức nhà nước ép không tham gia đấu thầu hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp trước đó để một nhà thầu được chỉ định sẽ thắng. Đơn vị không tham gia đấu thầu có thể nhận được hợp đồng phụ từ đơn vị thắng thầu hoặc được “lót tay” vì không tham gia đấu thầu.
Đấu thầu “Luân phiên bỏ giá” là khi các bên đấu thầu thỏa hiệp với nhau cùng nộp hồ sơ dự thầu nhưng thỏa thuận sẽ lần lượt đóng vai làm nhà thầu bỏ giá thấp cho một chuỗi hợp đồng có liên quan.
“Làm sai lệch số liệu” là khi các quan chức nhà nước có thể làm sai lệch thủ tục mua sắm công để biển thủ tiền của Nhà nước đơn giản bằng việc làm sai lệch số liệu trong hợp đồng mua sắm. Cuối cùng, nguy cơ tham nhũng có thể được thể hiện trong việc chiếm đoạt và lạm dụng tài sản công.
Có một số biện pháp làm giảm nguy cơ tham nhũng trong mua sắm công được nhiều nước áp dụng thành công như: hoàn thiện thể chế, mua sắm điện tử, kiểm toán điều tra pháp lý, xử phạt có chọn lọc, việc tiết lộ tự nguyện, giám sát từ bên ngoài, và sử dụng truyền thông tố cáo tham nhũng.
Biện pháp thứ ba là việc “kiểm toán điều tra pháp lý”. Biện pháp này nhấn mạnh việc cần thiết phải xác định xem nguồn vốn được sử dụng hợp lý hay không. Việc này có thể được lồng ghép vào những cuộc kiểm toán định kỳ. Thứ tư là “xử phạt chọn lọc”. Biện pháp này nhấn mạnh xây dựng một hệ thống đủ thẩm quyền nhận đơn tố cáo, tiến hành điều tra, khởi tố và quy định các cơ chế xét xử và kết tội, đồng thời đưa ra các biện pháp khắc phục.
Thứ sáu là “giám sát từ bên ngoài” . Biện pháp này có thể dựa vào các quan sát viên để giám sát quá trình mua sắm ngay từ ban đầu. Các quan sát viên này có thể là các chuyên gia về quản lý nhà nước được giữ lại làm việc tại các công ty tư nhân hoặc được các cơ quan điều hành của Chính phủ chỉ định theo dõi các vụ kiểm toán quan trọng. Cam kết liêm chính của tổ chức Minh bạch Quốc tế đã tạo ra một kênh nữa để các tổ chức đoàn thể xã hội tham gia giám sát quá trình mua sắm. Cam kết này được đưa ra từ những năm 90 của thập kỷ trước, đây là một thỏa thuận chính thức giữa cơ quan mua sắm của chính phủ với các nhà thầu, theo đó các bên tham gia cam kết không “trả, đưa, đòi hoặc nhận hối lộ, hoặc cấu kết với các đối thủ để giành hợp đồng, hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng”. Cam kết liêm chính được thực hiện ngay ở giai đoạn đầu của dự án và chỉ kết thúc khi dự án hoàn thành sẽ đảm bảo sự hiện diện tích cực và liên tục của công tác giám sát trong toàn bộ quá trình mua sắm.