Thái Nguyên - Điểm sáng về nỗ lực cải thiện chỉ số tiếp cận đất đai

Hôm qua (11.4), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã công bố báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022. Trong đó, Thái Nguyên xếp vị trí thứ 25 trên bảng xếp hạng, tăng 3 bậc so với năm 2021. Đáng chú ý, chỉ số tiếp cận đất đai của tỉnh đứng thứ 2 toàn quốc trên bảng xếp hạng.

Thái Nguyên - Điểm sáng về nỗ lực cải thiện chỉ số tiếp cận đất đai -0
Top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất trong PCI năm 2022

3 năm trở lại đây, chỉ số tiếp cận đất đai của Thái Nguyên liên tục tăng cao nhờ quy hoạch sử dụng đất đồng bộ và thực hiện chính sách đất đai một cách minh bạch. Nếu như năm 2019, tỉnh đứng gần cuối bảng xếp hạng về chỉ số tiếp cận đất đai, xếp vị trí 60/63 tỉnh, thành phố thì năm 2020 vươn lên vị trí 31/63, tăng 29 bậc. Năm 2021, tỉnh tiếp tục thăng hạng đáng kể khi xếp thứ 22/63. Đặc biệt, năm 2022, với những nỗ lực và giải pháp cụ thể, sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành, tỉnh Thái Nguyên đã có bước tiến vượt bậc khi xếp thứ 2/63 về chỉ số này.

Trong 10 chỉ số thành phần của PCI, chỉ số tiếp cận đất đai được xem là chỉ số quan trọng, có ý nghĩa bậc nhất trong việc cạnh tranh và thu hút đầu tư giữa các tỉnh. Tiếp cận đất đai dễ dàng là một trong những điều kiện tiên quyết để tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Với các doanh nghiệp, việc tiếp cận đất đai có dễ và ổn định hay không quyết định rất lớn đến việc doanh nghiệp đồng hành, hoạt động hiệu quả, lâu dài tại địa phương. Nỗ lực nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai và các chỉ số thành phần khác thể hiện rất rõ quyết tâm của Thái Nguyên từng bước trở thành trung tâm thu hút vốn FDI số 1 của miền Bắc.

Thái Nguyên - Điểm sáng về nỗ lực cải thiện chỉ số tiếp cận đất đai -0
Một góc TP. Thái Nguyên

Thực tế, tiếp cận đất đai là lĩnh vực rất nhạy cảm, chính sách pháp luật về lĩnh vực này phức tạp, có tính lịch sử và thường xuyên điều chỉnh, bổ sung. Chính vì vậy, kết quả đạt được như trên là cả quá trình, nỗ lực rất lớn của tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh.

Xác định rõ điều này, Thái Nguyên đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp quan trọng. Trong đó, tập trung thực hiện thủ tục hành chính về đất đai theo hướng đơn giản hóa, công khai, minh bạch, nhất là các lĩnh vực tài chính, thuế, kế hoạch và đầu tư; xây dựng khung giá đất của tỉnh phù hợp với giá thị trường; nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất sạch thu hút các nhà đầu tư.

Đối với các dự án trọng điểm, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Ban Chỉ đạo tập trung cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, tạo thuận lợi trong việc tiếp cận đất đai, vận dụng linh hoạt, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. UBND tỉnh cũng yêu cầu các cấp, các ngành tham mưu cho UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt trong việc triển khai thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Thời gian qua, tỉnh cũng đã làm tốt công tác quy hoạch, hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai. Thái Nguyên là 1 trong 10 tỉnh, thành phố của cả nước có tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai sớm và nhanh nhất. Đến nay, có 4 địa phương (Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ) đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng theo mô hình dữ liệu lưu trữ tập trung tại Trung ương. Nhờ đó, các nhà đầu tư dễ dàng tìm kiếm, tiếp cận thông tin một cách công khai, minh bạch về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ sở dữ liệu đất đai.

Thái Nguyên - Điểm sáng về nỗ lực cải thiện chỉ số tiếp cận đất đai -0
Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng kiểm tra, đôn đốc tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm của tỉnh trên địa bàn TP. Phổ Yên

Ngoài ra, một điểm đột phá là năm 2022, lần đầu tiên Thái Nguyên công bố Bộ Chỉ số DDCI năm 2021 của tỉnh. DDCI là cuộc khảo sát, đánh giá ở cấp tỉnh, nhằm lấy ý kiến đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp đến từng sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, thành phố về thực trạng điều hành kinh tế, thực tế môi trường kinh doanh một cách đầy đủ, toàn diện hơn. Đặt các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước vào tâm thế thường trực luôn luôn cải cách, nâng cao chất lượng dịch vụ, giải quyết nhanh chóng những nút thắt về thủ tục tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng…, từ đó, thu hẹp khoảng cách giữa nỗ lực của chính quyền và kỳ vọng của doanh nghiệp. Thái Nguyên đã được nhiều nhà đầu tư đánh giá, môi trường đầu tư của tỉnh chưa bao giờ thuận lợi như hiện nay.

Mục tiêu của Thái Nguyên là bảo đảm tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 8 - 8,5%/năm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, tỉnh cần hỗ trợ đầu tư, thực hiện tốt các cam kết sát cánh, đồng hành cùng doanh nghiệp vì sự phát triển chung. Nếu doanh nghiệp tiếp cận đất đai dễ dàng hơn, đồng nghĩa họ có thể có một loại tài sản thế chấp hữu hiệu trong trường hợp muốn vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Thực tế đã chứng minh các địa phương có mặt bằng sạch, thủ tục pháp lý rõ ràng sẽ là điểm cộng rất lớn trong quyết định lựa chọn của các nhà đầu tư.

Tất nhiên, chỉ số tiếp cận đất đai chỉ là một thành phần của PCI, nhưng không thể phủ nhận đây là thành phần rất quan trọng, cần tập trung nâng cao chất lượng. Với những nỗ lực lớn nhằm khẳng định vị thế trong thời gian qua, chỉ số tiếp cận đất đai của tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục được giữ vững và cải thiện, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tiếp tục là điểm đến hấp dẫn, đáng tin cậy, tạo nên kỳ vọng lớn trong thu hút đầu tư của tỉnh trong thời gian tới.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.