Thái Nguyên: Chung tay xây dựng thương hiệu chè Văn Hán

Với mong muốn chè Văn Hán sớm được bảo hộ, người dân địa phương đề xuất các sở, ngành liên quan của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục quan tâm, hỗ trợ người làm chè xây dựng các mô hình liên kết, hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Đồng thời, tăng cường quản lý quy hoạch vùng trồng, xây dựng vùng chuyên canh theo hướng VietGAP, hữu cơ và thiết lập mã số vùng trồng trên cây chè.

Xã Văn Hán được biết đến là địa phương dẫn đầu của huyện Đồng Hỷ về trồng chè, năm 2023 với diện tích trên 1.000ha đã cho thu hoạch sản lượng chè búp tươi 10.600 tấn. Với mục tiêu xây dựng, phát triển thương hiệu, nâng cao năng suất, chất lượng, tạo tính cạnh tranh bền vững, xã đang thực hiện xây dựng nhãn hiệu tập thể  chè Văn Hán.

Thiên nhiên ưu ái cho xã Văn Hán chất đất và khí hậu phù hợp để cây chè phát triển. Cùng với phương pháp chế biến truyền thống của người dân địa phương đã tạo nên những sản phẩm chè có hương thơm, vị đậm đặc trưng, được người tiêu dùng đánh giá cao. Bởi vậy, chè đã trở thành cây trồng chủ lực đem lại việc làm, nguồn thu nhập chính cho 70% hộ dân trong xã, khoảng 2.000/2.860 hộ làm nghề chè.

Xây dựng thương hiệu cho chè Văn Hán -0
Người dân xã Văn Hán thu hái chè. Nguồn: ITN

Hiện xã Văn Hán có 1.000ha chè, trong đó 175ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, năng suất bình quân đạt 120 tạ/ha, sản lượng đạt 12.000 tấn, giá trị sản xuất đạt gần 300 triệu đồng/ha. Xã có 14 xóm với 17 làng nghề chè truyền thống được công nhận, 7 hợp tác xã và 5 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chè.

Những năm qua, người làm chè ở Văn Hán đã quan tâm phát triển sản phẩm đa dạng, an toàn, nâng cao chất lượng kết hợp với việc tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm. Qua đó, đã xây dựng thành công 8 sản phẩm chè đạt chứng nhận OCOP, trong đó có 2 sản phẩm đạt 4 sao và 6 sản phẩm 3 sao.

Theo UBND huyện Đồng Hỷ, từ năm 2023, UBND huyện Đồng Hỷ đã giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND xã Văn Hán và đơn vị liên quan tiến hành xây dựng nhãn hiệu tập thể chè Văn Hán, giao cho Hội Nông dân xã là chủ đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, đồng thời là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể sau khi được cấp Giấy chứng nhận.

Điều này giúp đảm bảo quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu chè Văn Hán cho các tổ chức, cá nhân, ngăn chặn và chống các hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu, đảm bảo sản phẩm mang nhãn hiệu đáp ứng các quy định về nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn, chất lượng. Đồng thời, gia tăng giá trị kinh tế của sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng thu nhập cho người sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương.

Ông Nguyễn Đức Sen, Chủ tịch Hội Nông dân xã Văn Hán chia sẻ, chúng tôi đã tuyên truyền, phổ biến tới các hội viên nông dân về quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể, hoàn thiện các thủ tục theo quy định như: lựa chọn mẫu nhãn hiệu chè Văn Hán, lập bản đồ khu vực địa lý vùng sản phẩm mang nhãn hiệu và lập danh sách 85 cá nhân, tập thể đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể, HTX chè Văn Hán là một trong những số những tập thể đăng ký sử dụng nhãn hiệu này. Đây cũng là đơn vị đã xây dựng thành công sản phẩm đạt OCOP 4 sao.

Theo chị Dương Thị Chang, Giám đốc HTX chè Văn Hán, để được cấp nhãn hiệu tập thể là quá trình dài rất khó khăn, nên cần sự chung tay, góp sức của mỗi cá nhân, tập thể. Với HTX chè Văn Hán, chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì 20ha chè theo tiêu chuẩn VietGAP, liên kết với các hộ sản xuất 6ha chè hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng nguyên liệu. Tiếp tục đầu tư khoa học, kỹ thuật, hiện đại hóa công nghệ chế biến; tăng cường thực thi các cam kết và kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm.

Để nhãn hiệu chè Văn Hán sớm được bảo hộ, ông Nguyễn Xuân Hiền, Chủ tịch UBND xã Vân Hán cho rằng: bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc chung tay xây dựng nhãn hiệu chè Văn Hán, chúng tôi mong các sở, ngành liên quan của tỉnh tiếp tục quan tâm, hỗ trợ người làm chè của địa phương, xây dựng các mô hình liên kết, hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Đồng thời, tăng cường quản lý quy hoạch vùng trồng, xây dựng vùng chuyên canh theo hướng VietGAP, hữu cơ và thiết lập mã số vùng trồng trên cây chè.

Trên đường phát triển

Tính riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Đồng Nai đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao
Địa phương

Nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh. Thông qua đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng đồng thời thúc đẩy kết cấu hạ tầng, nhận diện thương hiệu, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng kiểm tra công tác bố trí các điểm di dời cho người dân trên địa bàn
Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đã qua đi nhưng những hậu quả để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách quận.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ có thêm 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha.
Địa phương

Xây dựng mã số vùng trồng: “Hộ chiếu” đưa nông sản Đồng Nai xuất ngoại

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của địa phương, qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…