Tập trung chính sách, ngân sách cho y tế dự phòng, y tế cơ sở

Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng đã trở thành “mắt xích then chốt”, là lực lượng chính trong kiểm soát tình hình, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Song, cũng chính thời gian này, hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng lại bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế cả về mô hình tổ chức bộ máy, quản lý và chất lượng hoạt động. Để hoàn thành được mục tiêu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, nhiều đại biểu đề xuất, cần tập trung chính sách và ngân sách của Nhà nước cho lực lượng giữ vai trò "gác cổng" trong hệ thống y tế của nước ta.

ĐBQH Trần Khánh Thu (Thái Bình):
Bảo đảm vai trò gác cổng của mạng lưới cung ứng dịch vụ y tế

Tập trung chính sách, ngân sách cho y tế dự phòng, y tế cơ sở
Ảnh: Hồ Long

Đầu tư cho y tế cơ sở gắn với chăm sóc sức khỏe ban đầu, y tế dự phòng là chiến lược trước mắt cũng như lâu dài. Đây là một trong những chiến lược chăm sóc sức khỏe đỡ tốn kém, hiệu quả lâu dài và bền vững nhất. Để hoàn thành được mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân, đề nghị cần nghiên cứu đánh giá cụ thể hơn về các cơ chế, chính sách và sự đáp ứng về nguồn lực tác động lên hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng ở các mô hình đã thay đổi trong thời gian qua. Đặc biệt, cần tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW của Ban Bí thư Khóa IX về việc củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.

Đề nghị hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy, quản lý, nâng cao chất lượng hệ thống y tế cơ sở, bảo đảm vai trò “người gác cổng” của mạng lưới cung ứng dịch vụ y tế. Thực hiện chủ trương trạm y tế xã phân bố theo quy mô dân số, không theo địa giới hành chính và cần đổi mới phương thức hoạt động của y tế cấp xã theo hướng thực hiện chăm sóc sức khỏe phòng bệnh, nâng cao sức khỏe sàng lọc, phát hiện bệnh, quản lý ca bệnh và chú trọng quản lý các bệnh không lây nhiễm.

Đề nghị cần tập trung chính sách, ngân sách của Nhà nước cho y tế dự phòng và y tế cơ sở. Tăng định mức phân bổ kinh phí và tăng tỷ trọng chi cho chăm sóc sức khỏe ban đầu từ nguồn ngân sách nhà nước cho y tế tuyến huyện, xã và đầu tư cho y tế dự phòng. Đổi mới phương thức phân bổ ngân sách cho y tế cơ sở theo hướng dựa trên kết quả đầu ra. Đổi mới phương thức chi trả dịch vụ y tế cho y tế cơ sở theo hướng phối hợp các phương thức chi trả để khuyến khích cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có cơ chế, giá dịch vụ y tế và cơ chế đồng chi trả phù hợp nhằm khuyến khích người dân khám, chữa bệnh ở y tế cơ sở. Mở rộng hình thức, lượng nhà nước đặt hàng và kết hợp công tư trong cung cấp dịch vụ y tế công lập.

Đề nghị có chính sách mạnh mẽ, đồng bộ, đãi ngộ với cán bộ y tế, khuyến khích nhân lực có trình độ chuyên môn làm việc, gắn bó lâu dài với y tế cơ sở, các chức danh bác sĩ, y bác sĩ học dự phòng dược sĩ sau khi tuyển dụng cần được xếp lương bậc 2 đối với tất cả các hạng chức danh.

ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp):
Có trạm y tế mà người dân không đến thì có cũng như không

Tập trung chính sách, ngân sách cho y tế dự phòng, y tế cơ sở
Ảnh: Hồ Long

Thời gian qua, y tế cơ sở trong cả nước luôn giữ vai trò, vị trí là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm mọi người dân được chăm sóc sức khỏe trong mọi trường hợp có thể với những chi phí hợp lý, nhất là khám bảo hiểm y tế, tạo niềm tin của người dân đối với các thầy thuốc. Vai trò, vị trí của y tế cơ sở trong quản lý, chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng được nâng lên, với đội ngũ thầy thuốc có trách nhiệm, "lương y như từ mẫu" và càng được khẳng định trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19, cụ thể là việc thành lập các trạm y tế lưu động, bệnh viện dã chiến, giúp người dân được chăm sóc, điều trị, tiếp cận y tế nhanh, hiệu quả.

Tuy nhiên, mô hình quản lý y tế cấp huyện, cấp xã chưa thật sự ổn định và thống nhất giữa các địa phương. Năng lực tuyến y tế cơ sở còn nhiều hạn chế, do nhân lực thiếu và yếu về trình độ chuyên môn cũng như trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất. Trạm y tế chỉ có một bác sĩ, có nơi chỉ có y sĩ, thậm chí nơi có bác sĩ lại là bác sĩ y học cổ truyền; được trang bị máy siêu âm nhưng lại “đắp chiếu, trùm mền” do không có đội ngũ y tế chuyên môn để siêu âm. Điều đó dẫn đến nhiều người dân vượt tuyến khám chịu chi phí cao. Chính sách về tiền lương, phụ cấp chưa tương xứng với khối lượng, môi trường, điều kiện làm việc, bác sĩ mới ra trường đa số không ai về tuyến cơ sở để làm việc. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì ổn định nguồn nhân lực tại chỗ hoạt động cho hệ thống này.

Để bảo đảm cho nhu cầu phục vụ Nhân dân về chăm sóc sức khỏe, nhất là dịch bệnh luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, thì việc nâng cao năng lực của hệ thống y tế cơ sở về trang thiết bị, cơ sở vật chất, chính sách đãi ngộ cho thầy thuốc để thu hút bác sĩ mới ra trường về tuyến cơ sở, giảm tải khám, chữa bệnh cho các tuyến trên, tạo lòng tin với người bệnh. Đồng thời, xem xét điều chỉnh số lượng cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn theo hướng tăng thêm chức danh nhân sự y tế hưởng phụ cấp hàng tháng. Nghiên cứu mô hình không có trạm y tế ở phường, thị trấn nơi có trung tâm y tế trên địa bàn, nhất là ở quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ít dân, địa bàn hẹp, thuận lợi giao thông. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế sẽ do trung tâm y tế đảm nhiệm. Vì nếu có trạm y tế mà người dân không đến thì có cũng như không. Nguồn lực chúng ta nên đầu tư cho các trạm y tế ở vùng sâu, vùng xa là phù hợp. Tôi đồng tình với việc chuyển giao trung tâm y tế về cho huyện quản lý, sở y tế chỉ quản lý về mặt chuyên môn.

Có lộ trình tăng mức đóng bảo hiểm y tế, mở rộng danh mục dịch vụ khám, chữa bệnh, danh mục thuốc, vật tư y tế ở tuyến cơ sở do Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả nhằm phát huy vai trò của trạm y tế trong công tác truyền thông và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Tập trung chính sách, ngân sách cho y tế dự phòng, y tế cơ sở -0
oàn cảnh phiên họp sáng 29.5. Ảnh: Lâm Hiển

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (TP. Hà Nội):
Cần cơ chế tài chính theo hướng ngân sách cấp đủ kinh phí duy trì hoạt động thường xuyên cho y tế cơ sở

Tập trung chính sách, ngân sách cho y tế dự phòng, y tế cơ sở
Ảnh: Quang Khánh

Báo cáo của Đoàn giám sát xác định một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế xã giảm từ 19,8% năm 2017 xuống còn 14,6% năm 2022 là do hạn chế về năng lực của trạm y tế xã trong thực hiện các dịch vụ theo phân tuyến kỹ thuật. Tôi cho rằng, thực trạng này còn xuất phát từ chính các văn bản quy định. Ví dụ một số văn bản chuyên môn như Thông tư số 39/2017/TT-BYT, Thông tư số 43/2013/TT-BYT của Bộ Y tế, trong đó có quy định về phê duyệt danh mục kỹ thuật theo chuyên khoa phụ thuộc vào chứng chỉ hành nghề của người hành nghề. Vì vậy, phạm vi hoạt động chuyên môn của trạm y tế xã chưa đáp ứng được hết nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu của người dân. Do quy định về tổng mức thanh toán Quỹ bảo hiểm y tế tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ, nên mức chi trả cho một đơn thuốc điều trị của cùng một loại bệnh tại trạm y tế rất thấp so với các tuyến thành phố và Trung ương, vì vậy người bệnh thường muốn chuyển lên tuyến trên.

Về tự chủ tại tuyến y tế cơ sở, hiện nay, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chung về tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập, trong khi đó y tế là lĩnh vực rất đặc thù. Vì vậy, áp dụng Nghị định 60/2021/NĐ-CP cho ngành y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng còn nhiều khó khăn, bất cập. Hiện nay, đối với tuyến y tế cơ sở, phải thực hiện nhiều nhiệm vụ y tế cộng đồng, phòng, chống dịch bệnh, thường chỉ bảo đảm một phần chi thường xuyên, phần kinh phí chưa tự chủ do ngân sách cấp bổ sung, nên thực tế một đơn vị bảo đảm 20% chi thường xuyên hay đơn vị bảo đảm 80% chi thường xuyên, thì đều được ngân sách nhà nước cấp bù với cơ chế giống nhau. Do đó, bảo đảm được 80% chi thường xuyên không có lợi thế gì hơn so với bảo đảm 20%. Điều này dẫn đến chưa thúc đẩy được các đơn vị chủ động nâng mức tự chủ. Năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 85/2012/NĐ-CP về cơ chế hoạt động, tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, và hiện đã hết hiệu lực, nên rất cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề tự chủ và cơ chế tài chính cho lĩnh vực y tế. Trong đó, chú trọng phân loại các mức độ tự chủ một phần chi thường xuyên và cơ chế khuyến khích các đơn vị thực hiện tự chủ.

Với trạm y tế, nguồn thu từ hoạt động khám, chữa bệnh rất hạn chế, bên cạnh đó, cơ chế đặt hàng dịch vụ công giao nhiệm vụ gắn với việc tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế dự phòng vẫn chưa triển khai được. Chúng tôi cho rằng, mấu chốt vấn đề để giải quyết triệt để bài toán của y tế cơ sở là cần một cơ chế tài chính theo hướng ngân sách nhà nước cấp đủ kinh phí bảo đảm duy trì hoạt động thường xuyên cho các đơn vị, chênh lệch giữa thu dịch vụ và chi phí trực tiếp thực hiện dịch vụ cho đơn vị được phép giữ lại để sử dụng theo quy định nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Đồng thời, Chính phủ cần xây dựng đề án riêng cho trạm y tế xã với mục tiêu đến năm 2030, các trạm y tế xã có đủ cơ sở vật chất, nhân lực theo tiêu chí của từng địa bàn, khu vực, theo bán kính phục vụ, bảo đảm tính căn cơ và lâu dài.

ĐBQH Hoàng Quốc Khánh (Lai Châu):
Phân cấp trung tâm y tế huyện cho UBND huyện quản lý sẽ thuận lợi hơn

Tập trung chính sách, ngân sách cho y tế dự phòng, y tế cơ sở
Ảnh: Hồ Long

Theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW của Trung ương, những nơi có cơ sở y tế trên địa bàn xã thì có thể không thành lập trạm y tế. Thời gian qua, có một số địa phương đã thực hiện. Tuy nhiên, qua cuộc giám sát này, đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo thống nhất trong toàn quốc việc không tiếp tục duy trì trạm y tế ở thị trấn và xã, phường ở những nơi có trung tâm y tế đặt địa điểm. Qua giám sát ở cơ sở cho thấy, những nơi này hoạt động không hiệu quả, có nơi chỉ bố trí 3 biên chế để làm công tác dự phòng, còn người dân khi có vấn đề về sức khỏe thì thường đến trung tâm y tế của huyện, của thành phố để kiểm tra. Đề nghị nội dung này đưa vào phần kiến nghị trong dự thảo Nghị quyết giám sát.

Trong thời gian tới, việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hệ thống y tế xã, phường, thị trấn phù hợp với quy mô dân số, điều kiện về kinh tế - xã hội, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân khu vực thành thị, nông thôn là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế.

Tôi thống nhất với dự thảo Nghị quyết giám sát là phân cấp trung tâm y tế huyện cho UBND huyện quản lý sẽ thuận lợi hơn, gắn trách nhiệm lãnh đạo quản lý của cấp ủy, chính quyền với lực lượng y tế. Từ đó, việc đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý sẽ được quan tâm hơn và việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác y tế sẽ kịp thời gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tránh tình trạng có nơi phó mặc cho ngành y tế. Sở Y tế vẫn có trách nhiệm trong chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ từ tỉnh xuống cơ sở. Như thế là rất phù hợp. Hiện nay, đối với nội dung các đơn vị sự nghiệp, thì sự nghiệp giáo dục cũng do huyện quản lý và trên thực tế chưa thấy có gì bất cập.

Tập trung chính sách, ngân sách cho y tế dự phòng, y tế cơ sở -0
Đoàn ĐBQH Điện Biên tham dự Phiên thảo luận ngày 29.5.2023. Ảnh: Hồ Long

Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả

Sáng 18.9, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Cẩm Phả.

Quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư.
Chính sách và cuộc sống

Bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và Luật Đấu thầu; trong đó, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt - đây được coi là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư lần này và sẽ giúp rút ngắn rất nhiều thời gian thực hiện dự án.

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật
Quốc hội và Cử tri

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, phải đổi mới việc triển khai và kiểm tra thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội một cách “tới nơi, tới chốn”. Tinh thần là chỗ nào làm tốt thì phải biểu dương, khen thưởng kịp thời, chỗ nào làm chưa tốt phải có phê bình, kiểm điểm.

Cấp bách nhưng không được nóng vội
Chính sách và cuộc sống

Cấp bách nhưng không được nóng vội

“Chúng tôi đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo cấp cao là phải tập trung rà soát, xây dựng để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực làm sao để có thể thông qua tại một kỳ họp”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tại Phiên họp ngày 12.9 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ảnh minh họa
Lập pháp

Vướng mắc do thiếu văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền địa phương

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, hầu hết văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 thuộc thẩm quyền của địa phương hiện chưa được ban hành. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các luật bởi nhiều nội dung quan trọng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương.

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân

Chiều 16.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh Phạm Công Thành đồng chủ trì hội nghị.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai
Quốc hội và Cử tri

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai

Ngày 16.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão tại Khu liên hợp thể thao Quảng Ninh.

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động
Quốc hội và Cử tri

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan trung ương" ngày 29.8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, xây dựng Đảng về đạo đức gắn với xây dựng văn hóa liêm chính, coi văn hóa liêm chính là nền tảng xây dựng ý thức và đạo đức của cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực. Theo PGS.TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, đây là thông điệp mạnh mẽ, rằng văn hóa liêm chính không chỉ là khẩu hiệu, mà phải dẫn lối cho mọi hành động và quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Phiên họp thứ 2 Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát Quốc hội và HĐND
Quốc hội và Cử tri

Công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin

Năm 2010 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, những phiên giải trình tại phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức thực hiện. Vào thời điểm đó, phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc về chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và phiên giải trình của Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội) về chuẩn nghèo và tình hình thực hiện các chính sách về giảm nghèo được thí điểm tổ chức đã mở ra một phương thức mới trong việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hành chính. Nguồn: lsvn.vn
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm người không thi hành án hành chính

Các chế tài xử lý hành chính thế nào khi người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp với các cơ quan tư pháp? Có chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp, thậm chí không cung cấp thông tin và khi thi hành án là không tự giác thi hành án. Việc đấy phải có chế tài xử lý cho nghiêm.

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông
Quốc hội và Cử tri

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, các thành viên Đoàn giám sát chỉ ra thực tế mất cân đối phát triển giữa 5 loại hình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không và đường hàng hải.

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn
Chính sách và cuộc sống

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, những ngày này, người dân cả nước đang một lòng hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3. Nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ đã được triển khai và đã đến được nơi cần đến, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Quốc hội và Cử tri

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục đánh giá đầy đủ các tác động của thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo Luật liên quan đến việc lập xác nhận phiếu kiểm soát mua bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; vấn đề tái xuất, tiêu hủy hóa chất cấm đã sản xuất hoặc nhập khẩu mà không sử dụng hết… nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tránh gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Quyết định di tản của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ (thứ 2 từ trái qua) đã bảo vệ an toàn tính mạng cho 115 người dân thôn Kho Vàng.
Chính sách và cuộc sống

Nghĩ từ quyết định táo bạo của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ

115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai không mất tích, không bị lũ cuốn trôi, họ đã được tìm thấy và vẫn an toàn ở nơi trú ẩn trên núi là tin mừng lớn trong những ngày nhiều tin xấu vừa qua; có kinh nghiệm với đồi núi, đặc biệt là dám nghĩ, dám làm, Trưởng thôn Kho Vàng, anh Vàng Seo Chứ (33 tuổi), đã đưa ra một quyết định táo bạo, cứu cả thôn khỏi nguy cơ bị vùi lấp do sạt lở.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô

Ngày 13.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại huyện Vân Đồn và Cô Tô.

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, một trong những nguyên nhân giúp chỉ tiêu về phòng, chống tội phạm đạt tỷ lệ cao là nhờ chủ trương đưa công an chính quy về cấp xã. Khi lực lượng này về với xã thì rất gần dân và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có tác dụng rất rõ. Nhờ vậy, đã bảo đảm thực hiện phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật ngay tại địa bàn, cơ sở.

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
Quốc hội và Cử tri

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp và hơn mong đợi. Với những kết quả cụ thể và toàn diện đạt được, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG khẳng định, chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga; triển khai, cụ thể hóa nội dung Thỏa thuận cấp cao giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin vào tháng 6.2024.

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật
Quốc hội và Cử tri

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật

Rà soát dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp sáng qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, có thể bỏ được khoảng 1/3 số điều. Lý do có thể bỏ được nhiều như thế không hẳn là do cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật này chuẩn bị chưa kỹ.

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga

Trong 3 ngày diễn ra chuyến thăm, phía Nga đã dành cho Chủ tịch Quốc hội ta và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam những nghi lễ đón tiếp ở mức cao, chu đáo, trọng thị và thân tình, thể hiện sự coi trọng, đánh giá rất cao mối quan hệ với Việt Nam. Khẳng định kết quả này trong trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ cho biết, với nội dung trao đổi phong phú, thiết thực trên nhiều lĩnh vực, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội cho sự phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời gian tới.