Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn và trả lời chất vấn:

Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhiều lĩnh vực

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận, Chính phủ, các bộ, ngành cơ bản đã triển khai thực hiện khối lượng lớn các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn và trả lời chất vấn, tạo được chuyển biến tích cực trong các lĩnh vực. 

Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhiều lĩnh vực -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu

Sáng 18.9, tiếp tục Phiên họp thứ 26, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội Khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và trả lời chất vấn, các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến hết Kỳ họp thứ Tư.

Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhiều lĩnh vực -0
Toàn cảnh Phiên họp

Cơ bản thực hiện nghiêm túc, đầy đủ yêu cầu của Quốc hội

Tại phiên họp, Phó Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Thị Thuý Ngần báo cáo việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội Khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến hết kỳ họp thứ Tư trên 21 lĩnh vực.

Trong đó, đối với lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (được yêu cầu thực hiện tại Nghị quyết số 134/2020/QH14, Nghị quyết số 41/2021/QH15 và Nghị quyết số 61/2022/QH15), Báo cáo nêu rõ, các nội dung yêu cầu cơ bản đã được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Trong đó, việc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã phát huy được hiệu quả, nhiều chỉ số quan trọng đã tăng trưởng đáng kể, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Đã hoàn thành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương về đầu tư công. Công tác thu hút vốn ODA, vốn vay ưu đãi đạt được một số kết quả tích cực.

Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhiều lĩnh vực -0
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp 

Tuy nhiên, tỷ lệ các quy hoạch hoàn thành còn thấp, tiến độ lập các quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh còn rất chậm. Việc triển khai một số nhiệm vụ thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội còn chậm, tỷ lệ giải ngân rất thấp. Nợ đầu tư xây dựng cơ bản chưa được khắc phục triệt để. Việc thu hút vốn ODA, vốn vay ưu đãi cho các dự án có quy mô lớn, kết nối hạ tầng liên vùng, ứng phó biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai còn ít so với tiềm năng.

Đối với lĩnh vực tài chính (được yêu cầu thực hiện tại Nghị quyết 134/2020/QH14, Nghị quyết số 62/2022/QH15 và Nghị quyết số 74/2022/QH15), Báo cáo đánh giá, các nội dung yêu cầu cơ bản đã được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Trong đó, việc cân đối ngân sách nhà nước được bảo đảm; kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý tài sản công được nâng cao; nợ công trong mức cho phép. Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có nhiều chuyển biến. Việc kịp thời giảm thuế VAT đã giúp người dân bớt gánh nặng chi phí, khuyến khích tiêu dùng, kích cầu kinh tế; việc cải cách quy trình, thủ tục lĩnh vực thuế được quan tâm.

Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhiều lĩnh vực -0
Phó Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Thị Thuý Ngần báo cáo

Tuy nhiên, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn chậm. Tình trạng vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công diễn ra khá phổ biến. Việc chấn chỉnh, khắc phục tồn tại, hạn chế về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn chưa kịp thời, chưa nghiêm. Hệ thống pháp luật về thuế chậm được sửa đổi.

Đối với lĩnh vực ngân hàng (được yêu cầu thực hiện tại Nghị quyết số 134/2020/QH14 và Nghị quyết số 62/2022/QH15), theo đánh giá, các nội dung yêu cầu cơ bản đã được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, trong đó: Các giải pháp thu hút ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước được triển khai tích cực. Các hoạt động thanh tra, giám sát được tăng cường, đổi mới. Xử lý có hiệu quả vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Kết quả xử lý nợ xấu đạt kết quả tích cực. Tín dụng tăng trưởng khá hợp lý, chất lượng tín dụng được cải thiện.

Tuy nhiên, việc hoàn thiện pháp luật về cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu còn chậm. Thiếu chính sách ưu đãi, khuyến khích nhà đầu tư tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu. Việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng thương mại nhận chuyển giao bắt buộc đối với ngân hàng yếu kém còn gặp nhiều khó khăn.

Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhiều lĩnh vực -0
Các đại biểu dự Phiên họp

Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo (được yêu cầu thực hiện tại Nghị quyết số 134/2020/QH14 và Nghị quyết số 41/2021/QH15), báo cáo nêu rõ, các nội dung yêu cầu cơ bản đã được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Trong đó, cơ chế, chính sách đẩy mạnh đầu tư, xã hội hóa, đổi mới tuyển sinh đại học, đẩy mạnh tự chủ đại học được triển khai. Công tác quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường, lớp, đầu tư cơ sở vật chất tiếp tục được quan tâm. Quy trình tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia ngày càng chặt chẽ, minh bạch, khách quan, giảm tốn kém, tiêu cực.

Tuy nhiên, việc bảo đảm các quy chuẩn về đội ngũ, cơ sở vật chất, trường, lớp giáo dục mầm non vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Cơ cấu đội ngũ giáo viên phổ thông chưa cân đối giữa các môn học trong cùng một cấp học và giữa các vùng miền; việc tuyển dụng giáo viên gặp nhiều khó khăn. Việc biên soạn, cung ứng, phát hành sách giáo khoa còn nhiều bất cập. Việc thực hiện tự chủ đại học còn gặp nhiều khó khăn…

Đối với lĩnh vực nội vụ (được yêu cầu thực hiện tại Nghị quyết số 56/2017/QH14, Nghị quyết số 134/2020/QH14 và Nghị quyết số 75/2022/QH15), Báo cáo nêu rõ, các nội dung yêu cầu cơ bản đã được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Trong đó, việc sắp xếp, kiện toàn bộ máy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Việc phân cấp, phân quyền được quan tâm đẩy mạnh. Những khó khăn, vướng mắc về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở từng bước được giải quyết. 

Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung Chính phủ hoàn thành chậm so với yêu cầu hoặc chưa hoàn thành; hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước, chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập chưa được đánh giá. Việc cải cách tiền lương vẫn chưa bảo đảm tiến độ…

Cần sớm giải quyết bài toán tài chính cho các trường đại học

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao nỗ lực và trách nhiệm của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và các bộ, ngành trong triển khai các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn và trả lời chất vấn. Các nghị quyết của Quốc hội đã giao khối lượng công việc rất lớn, nhưng đã được Chính phủ, các bộ, ngành cơ bản triển khai thực hiện, tạo được sự chuyển biến tích cực trong các lĩnh vực. 

Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhiều lĩnh vực -0
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhiều lĩnh vực -0
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Quan tâm đến vấn đề tự chủ đại học, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, hai năm nay các trường đại học không được tăng học phí, trong khi chi thường xuyên cho các trường đã cắt giảm. “Nếu để lâu không giải quyết bài toán tài chính cho các trường đại học sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo đại học, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực chất lượng cao", Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục lo ngại, và đề nghị, Chính phủ phải quan tâm chỉ đạo thêm về vấn đề này.

Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhiều lĩnh vực -0
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Liên quan giáo dục nghề nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh nêu thực tế, vừa qua có việc một số trường cao đẳng ngoài công lập có vấn đề liên quan quản lý, chất lượng đào tạo. Ủy ban Văn hoá, Giáo dục đã có văn bản đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội theo dõi, quản lý chặt chẽ; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đã tiến hành thanh tra, ban hành kết luận thanh tra nghiêm khắc nhưng dường việc xử lý chưa được xử lý quyết liệt. Do vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phải quan tâm quản lý chặt hơn.

Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhiều lĩnh vực -0
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới nhấn mạnh, tinh giản biên chế là chủ trương lớn của Đảng, việc thực hiện trong thời gian qua đạt hiệu quả cao, vai trò tham mưu của Bộ Nội vụ rất tốt. Tuy nhiên, với những ngành có tính chất đặc thù như: Toà án, Viện Kiểm sát, cơ quan điều tra của Bộ Công an… nếu thực hiện tinh giản 7-10% theo chỉ tiêu chung, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng chưa hợp lý, đồng thời đề nghị, ngành nội vụ nghiên cứu đề xuất với Đảng, Nhà nước để tinh giản biên chế đạt hiệu quả và phù hợp với thực tế.

Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhiều lĩnh vực -0
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện các bộ, ngành đã giải trình các vấn đề được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra.

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận, nội dung các báo cáo đã bám sát mục đích, yêu cầu, cách thức thực hiện. Các báo cáo đánh giá tình hình triển khai thực hiện có số liệu minh chứng, kết quả đạt được, cũng như các chỉ tiêu, nội dung chưa đạt đối với từng yêu cầu của Quốc hội. Báo cáo thẩm tra của các Ủy ban và tổng hợp của Tổng Thư ký Quốc hội cũng cơ bản bám sát yêu cầu, làm cơ sở để Quốc hội xem xét tới đây.

Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhiều lĩnh vực -0
Các đại biểu dự Phiên họp

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, các bộ, ngành nghiên cứu, tiếp thu, rà soát, bổ sung, hoàn thiện báo cáo gửi Quốc hội trước ngày 26.9. Báo cáo thẩm tra, báo cáo tổng hợp cần đánh giá khách quan, toàn diện, làm rõ nội dung nào đạt, nội dung nào chưa đạt, trách nhiệm cụ thể, tổ chức, cá nhân để làm cơ sở cho Quốc hội thảo luận.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội giao Tổng Thư ký Quốc hội tiếp thu ý kiến, hoàn thiện báo cáo; phối hợp với Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban Quốc hội, các bộ, ngành sớm nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc giám sát lại. Trong đó, cần nêu rõ yêu cầu, thời gian đối với từng nội dung cụ thể, cũng như lưu ý xác định những nghị quyết, những nội dung của nghị quyết đã hoàn thành, nhất là đối với nghị quyết của Quốc hội Khóa XIV thì chấm dứt hiệu lực thực hiện, không yêu cầu các cơ quan phải tiếp tục báo cáo.

Chính trị

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia

Sáng 18.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh cùng Thường trực Ủy ban đã làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia do Chủ nhiệm Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia Wahyu Sanjaya làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Sáng 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện nổi bật

Quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt, bảo đảm đạt và phấn đấu vượt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 18.9, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu khai mạc Hội nghị.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB

Chiều 17.9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng, thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Chiều 17.9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống của Học viện (9.1949 - 9.2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; trực tuyến tới các điểm cầu của các Học viện trực thuộc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính không hài lòng đối với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính không hài lòng đối với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công

Chiều 17.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 14 của Ban Chỉ đạo nhằm rà soát các công việc sau phiên họp lần thứ 13 và bàn các giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ các công trình, dự án.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khó đến đâu gỡ đến đó, phải làm đến nơi đến chốn, kịp thời phục vụ nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ đặc biệt quan tâm 6 dự án Luật dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám theo quy trình tại một kỳ họp; các Bộ trưởng phải trực tiếp xem xét dự thảo Luật để bảo đảm chất lượng. Chúng ta xác định khó đến đâu gỡ đến đó, tắc đến đâu thông đến đó, phải làm đến nơi đến chốn để kịp thời phục vụ cho nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025.