Tạo sự bền vững, không phụ thuộc vào phân bón nhập khẩu

Sáng 29.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

kh1.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Chuyển phân bón từ diện không chịu thuế sang áp dụng thuế suất 5%

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày cho biết, về thuế suất 5%, có ý kiến nhất trí với dự thảo Luật của Chính phủ, chuyển phân bón từ diện không chịu thuế sang áp dụng thuế suất 5%.

Có ý kiến khác đề nghị giữ như quy định hiện hành, vì lo ngại khi đánh thuế 5% sẽ làm tăng mặt bằng giá phân bón trên thị trường và người nông dân sẽ phải chịu tác động trực tiếp, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm nông nghiệp.

img-4276.jpeg
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Ảnh: Lâm Hiển

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với phân bón được sửa đổi từ năm 2014 tại Luật Thuế Giá trị gia tăng số 71/2014/QH13, chuyển từ diện đang chịu thuế suất 5% sang diện không chịu thuế. Chính sách này đã gây ảnh hưởng bất lợi rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước suốt thời gian vừa qua, vì thuế VAT đầu vào của các doanh nghiệp này không được khấu trừ, phải hạch toán vào chi phí. Điều này đặt trong xu thế cung vượt cầu trên thị trường phân bón thế giới từ 2015 đến trước thời điểm dịch Covid-19 đã làm nhiều doanh nghiệp trong nước lỗ lớn, phải thu hẹp sản xuất.

Ngược lại, phân bón nhập khẩu được hưởng lợi do đang chịu thuế 5% được chuyển sang không chịu thuế và vẫn được hoàn toàn bộ thuế VAT đầu vào. Chính vì vậy, trong suốt thời gian vừa qua, đã có nhiều kiến nghị chuyển lại mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế VAT sang đối tượng chịu thuế suất 5% và được các cơ quan của Chính phủ và Quốc hội đưa vào nhiệm vụ rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

kh6.jpg
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Cũng có ý kiến lo ngại khi chuyển phân bón sang chịu thuế 5% thì người nông dân sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, nếu các doanh nghiệp trong nước cấu kết với tư thương bán hàng nhập khẩu, nâng giá bán gồm cả phần thuế VAT phải nộp. Tuy nhiên, hiện nay tỷ trọng phân bón nhập khẩu hiện chỉ chiếm 27% thị phần trong nước nên giá bán của phân bón nhập khẩu cũng phải điều chỉnh theo mặt bằng của thị trường khi phân bón sản xuất trong nước có xu thế và dư địa giảm giá, do được khấu trừ hoặc hoàn thuế VAT đầu vào nên sẽ cắt giảm được chi phí, hạ giá thành sản xuất. Đồng thời, phân bón hiện là mặt hàng được Nhà nước bình ổn giá, vì vậy các cơ quan quản lý chức năng có thể sử dụng các biện pháp quản lý thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng chính sách mới ban hành, có các hành vi trục lợi, gây biến động lớn về giá trên thị trường, làm ảnh hưởng đến khu vực nông nghiệp.

qh4.jpg
Ảnh: Lâm Hiển

Do đó, để xử lý những bất cập trong chính sách đối với ngành sản xuất phân bón thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ như dự thảo Luật đã được Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy.

Có lợi cho Nhà nước, người dân và doanh nghiệp

Đồng tình với quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho rằng, khi Quốc hội và Chính phủ bàn những lĩnh vực liên quan đến người dân, doanh nghiệp thì không thể ban hành một chính sách nào để gây ảnh hưởng, thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp, bởi trên hết sẽ hướng tới chính sách tốt nhất cho nền kinh tế, người dân và doanh nghiệp.

Theo đại biểu Trịnh Xuân An, việc áp dụng thuế 5% đối với phân bón sẽ có lợi cho nhà nước, doanh nghiệp và người dân, bởi doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ không bị ảnh hưởng và sẽ góp phần giảm được giá bán của phân bón.

qh1.jpg
ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai) phát biểu tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển

Cùng quan điểm này, ĐBQH Nguyễn Duy Thanh (Cà Mau) thống nhất với phương án Chính phủ trình, nêu rõ, quy định như vậy sẽ hỗ trợ sản xuất trong nước, tạo cơ hội đầu tư phát triển, nâng cao công nghệ, tạo công ăn việc làm, tự chủ về phân bón, góp phần bảo đảm an ninh, lương thực. Doanh nghiệp trong nước được khấu trừ đầu vào 5% bảo đảm tối ưu chi phí, cơ hội giảm giá khi bán cho nông dân, nông nghiệp, tạo sự bình đẳng trong sản xuất kinh doanh với hàng hóa nhập khẩu hiện nay.

qh2.jpg
ĐBQH Nguyễn Duy Thanh (Cà Mau) phát biểu tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển

ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) nêu rõ, ngành phân bón đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và phát triển nông nghiệp. Do vậy, cần có các chính sách thuế hỗ trợ phát triển ngành phân bón theo hướng phát triển bền vững. Trường hợp tiếp tục giữ phân bón trong diện không chịu thuế VAT như hiện hành có thể thấy các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón tiếp tục là đối tượng hưởng lợi. Trong khi đó, đối tượng bị ảnh hưởng là tất cả các doanh nghiệp trong ngành sản xuất phân bón trong nước và ngành sản xuất này có thể bị thu hẹp dần và được thay thế bằng phân bón nhập khẩu. Khu vực nông nghiệp về lâu dài sẽ phụ thuộc vào phân bón nhập khẩu và khó có thể thực hiện mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững vì phân bón là đầu vào thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp và chịu nhiều tác động của cung cầu thị trường trên thế giới.

qh3.jpg
ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) phát biểu tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển

ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa) nêu rõ, việc áp dụng thuế VAT 5% đối với phân bón chính là việc cùng lúc chúng ta thực hiện được mục tiêu mở rộng cơ chế thuế, tiến tới áp dụng một mức thuế suất; đồng thời, phục hồi hỗ trợ sản xuất trong nước. Về dài hạn sẽ tạo sự bền vững, ổn định nguồn cung phân bón đầu vào trong nước được phát triển, không phụ thuộc vào phân bón nhập khẩu, làm cơ sở cho việc hạ giá thành mặt hàng phân bón. Như vậy, người nông dân cũng như doanh nghiệp sản xuất trong nước đều được hưởng lợi từ việc thay đổi này.

qh5.jpg
ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa) phát biểu tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển

Bên cạnh đó, một số đại biểu đề nghị cần cân nhắc không quy định mặt hàng phân bón chịu thuế VAT 5% do lo ngại ảnh hưởng đến nông dân, gia tăng chi phí và giá thành của sản xuất nông nghiệp.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ghi sổ tang viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ghi sổ tang viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Sáng 4.4, tại Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đến ghi sổ tang viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đại tướng Khamtay Siphandone.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk

Chiều 3.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội Armenia Davit Arakelyan
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội Armenia Davit Arakelyan

Sáng 3.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tại Tòa nhà Quốc hội Armenia, Thủ đô Yerevan, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã có cuộc làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Armenia Davit Arakelyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
Chính trị

Tạo khuôn khổ pháp lý cho việc tăng cường quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Armenia

*Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Armenia ký Thỏa thuận hợp tác

Sáng 3.4, theo giờ địa phương, tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau Lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã tiến hành hội đàm.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Công ty cổ phần Mía đường 333
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Công ty cổ phần Mía đường 333

Sáng 3.4, tại Đắk Lắk, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Công ty cổ phần Mía đường 333 về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Sáng nay, 3.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, tại trụ sở Quốc hội Armenia, Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón trọng thể, chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm chính thức Armenia.

Góp ý dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi)
Chính trị

Góp ý dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi)

Ngày 3.4, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Công tác đại biểu tổ chức Hội thảo lấy ý kiến vào dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải chủ trì hội thảo. Cùng tham dự có các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu và lãnh đạo Đoàn ĐBQH và HĐND của 50 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Tăng cường trách nhiệm, làm rõ thẩm quyền trong việc ban hành văn bản chi tiết
Chính trị

Tăng cường trách nhiệm, làm rõ thẩm quyền trong việc ban hành văn bản chi tiết

Tại Phiên họp giải trình, cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám sáng nay, 3.4, đại biểu đề nghị cần tăng cường trách nhiệm, làm rõ thẩm quyền trong việc ban hành văn bản chi tiết, nhất là trong bối cảnh đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, luật chỉ quy định những vấn đề khung, mang tính nguyên tắc, trách nhiệm ban hành văn bản hướng dẫn sẽ tăng lên rất nhiều.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Bộ Tư lệnh Binh chủng Công binh

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Bộ Tư lệnh Binh chủng Công binh, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp và dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Xây dựng chính sách “visa nhân tài” để thu hút Việt kiều, người nước ngoài trình độ cao
Chính trị

Xây dựng chính sách “visa nhân tài” để thu hút Việt kiều, người nước ngoài trình độ cao

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 2.4, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) kiến nghị nghiên cứu xây dựng chính sách thị thực (visa) cởi mở, đột phá, trong đó có “visa nhân tài” để thu hút đối tượng là người gốc Việt và người nước ngoài có trình độ cao.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan Trung tâm Công nghệ sáng tạo TUMO, Armenia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan Trung tâm Công nghệ sáng tạo TUMO, Armenia

Chiều 2.4 (theo giờ địa phương), tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham quan Trung tâm Công nghệ sáng tạo TUMO - một trung tâm giáo dục miễn phí giúp thanh thiếu niên tự học và nâng cao trình độ.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Tây Nguyên
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Tây Nguyên

Chiều 2.4, tại Đắk Lắk, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Tây Nguyên về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Động thổ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Dốc Đá Trắng tại Khánh Hòa
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Lễ động thổ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Dốc Đá Trắng

Ngày 2.4, tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, UBND tỉnh Khánh Hòa và Công ty cổ phần phát triển Khu công nghiệp Viglacera Yên Mỹ đã tổ chức Lễ động thổ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Dốc Đá Trắng.

Đoàn công tác của Ủy ban Công tác đại biểu viếng Đền thờ Vua Hùng tại Cần Thơ
Chính trị

Đoàn công tác của Ủy ban Công tác đại biểu viếng Đền thờ Vua Hùng tại Cần Thơ

Nhân dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương, chiều ngày 2.4, Đoàn công tác của Ủy ban Công tác đại biểu do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải dẫn đầu đã đến dâng hương tại Đền thờ Vua Hùng, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ.