Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động điện lực

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Chính phủ đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật năm 2024; dự kiến được đưa ra thảo luận, đóng góp ý kiến lần 1 vào kỳ họp tháng 10 năm nay. Đó là thông tin vừa được Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Trưởng Ban soạn thảo Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) cho biết tại hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo luật.

Bổ sung quy định về quy hoạch phát triển điện

Theo ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Thành viên Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập dự án Luật Điện lực (sửa đổi), tính đến ngày 20.3.2024, Tổ biên tập đã nhận được 19 văn bản góp ý từ các bộ, ngành, tổ chức, hiệp hội, địa phương, các doanh nghiệp… với tổng số 367 ý kiến. Nội dung các góp ý chủ yếu tập trung vào các vấn đề: Quy định chung; quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực; phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới; giấy phép hoạt động điện lực; mua bán điện và dịch vụ cung cấp điện theo hợp đồng; giá điện; vận hành và điều độ hệ thống điện quốc gia; an toàn điện và an toàn hồ chứa thủy điện…

Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động điện lực và sử dụng điện. Nguồn: ITN
Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động điện lực và sử dụng điện. Nguồn: ITN

Đến nay, Ban soạn thảo đã tiếp thu và hiệu chỉnh nội dung 218 ý kiến; đề nghị giữ nguyên như dự thảo hoặc có phản hồi làm rõ đối với 138 ý kiến; 11 ý kiến đang được nghiên cứu để tiếp tục có hướng tiếp thu, giải trình và làm rõ. Trong đó, có ý kiến cho rằng, cần bổ sung mới về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực nhằm quy định cụ thể việc lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện và quy định Chính phủ quy định chi tiết nội dung này, để làm cơ sở triển khai thực hiện quy hoạch được duyệt.

Mặt khác, bổ sung mới các quy định đầu tư xây dựng dự án điện khẩn cấp nhằm giải quyết các vấn đề bức thiết về bảo đảm an ninh cung cấp điện (đưa ra tiêu chí dự án điện khẩn cấp; thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục và cơ chế đặc thù để thực hiện dự án điện khẩn cấp).

Về lựa chọn nhà đầu tư dự án nguồn điện, lưới điện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, đây là nội dung quy định mới nhằm cụ thể hóa các đối tượng, trường hợp lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu và không qua đấu thầu trên cơ sở rà soát các quy định pháp luật về đầu tư, PPP, đấu thầu và bổ sung một số trường hợp đặc thù (khẩn cấp, an ninh quốc phòng, thay thế chủ đầu tư dự án điện).

Bên cạnh đó, việc xử lý các dự án nguồn điện chậm tiến độ cũng là nội dung mới nhằm quy định chế tài ràng buộc trách nhiệm của các chủ đầu tư khi thực hiện chậm trễ các dự án đầu tư xây dựng công trình điện; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, Trung ương để quản lý tiến độ các dự án điện; đưa ra biện pháp xử lý các dự án điện chậm tiến độ, đề xuất thu hồi dự án theo Luật Đầu tư, Luật Đất đai. Đây là những hạn chế, bất cập đã được chỉ ra trong báo cáo tổng kết thi hành Luật Điện lực.

Tập trung phát triển điện năng lượng mới

Chia sẻ về nội dung phát triển điện năng lượng mới, năng lượng tái tạo, theo lãnh đạo Bộ Công Thương, đây là nội dung được bổ sung mới nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của Chính phủ về phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

Theo đó, về chính sách phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới, đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để phát điện; có chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư phát triển nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo; ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo theo nhu cầu phụ tải và trên cơ sở khai thác, tận dụng điều kiện tự nhiên trong từng vùng, khu vực, trên đất liền, trên biển và hải đảo nhằm khai thác tài nguyên bền vững, hợp lý. Trên cơ sở mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo theo từng thời kỳ trong quy hoạch phát triển điện lực, Chính phủ quyết định cụ thể chính sách ưu đãi và khuyến khích phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.

Đặc biệt, khuyến khích việc đầu tư nguồn điện năng lượng tái tạo kết hợp với lưu trữ điện. Dự án năng lượng tái tạo đầu tư mới, mở rộng, cải tạo được phép kết hợp các loại nguồn điện năng lượng tái tạo để tăng sản lượng phát điện nhưng công suất phát điện vào hệ thống điện quốc gia không vượt quá công suất được phê duyệt trong giai đoạn quy hoạch. Mặt khác, ưu tiên phát triển các dự án năng lượng tái tạo tại các vùng đất khô cằn hoặc khó phát triển nông nghiệp theo đánh giá của UBND cấp tỉnh.

Đại diện Bộ Công Thương cho biết, dự thảo Luật còn bổ sung nội dung giá điện cần bảo đảm phản ánh chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh điện của đơn vị điện lực và được thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các đơn vị điện lực; có cơ chế giá điện phù hợp trong việc nhập khẩu điện với nước ngoài.

Đồng thời, sửa đổi các nội dung về thẩm quyền quy định cơ chế điều chỉnh giá (bán lẻ điện), theo đó, Chính phủ quy định cơ chế điều chỉnh giá thay vì Thủ tướng Chính phủ như hiện hành; sửa đổi làm rõ việc Bộ Công Thương hướng dẫn phương pháp lập khung giá phát điện bình quân và khung giá bán buôn điện bình quân. Các hướng dẫn của Bộ Công Thương về các loại giá điện/khung giá điện sẽ phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực...

Kinh tế

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước
Thị trường

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước

Liên quan đến hoạt động của các sàn thương mại điện tử thời gian gần đây, tại buổi thảo luận tổ sáng 26.10, ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, cần tăng cường kiểm soát chất lượng hàng trên thương mại điện tử, một mặt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một mặt để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước "cơn lốc" hàng giá rẻ.

Ảnh minh họa
Thị trường

Xây dựng thương hiệu giúp ngành thủy sản tận dụng hiệu quả các FTA

Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản đến hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 3 thị trường "tỷ đô" và đây đều là những thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) với nước ta. Để tận dụng tốt hơn nữa các FTA, ngành thủy sản và các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu.

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà
Kinh tế

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà

Tại thị trường trong nước, nhiều mặt hàng ngoại nhập đang có xu hướng chuyển dịch mạnh vào tiêu thụ tại thị trường nội địa sau khi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA...) chính thức có hiệu lực. Đây được xem là thách thức rất lớn đối với hàng hóa sản xuất trong nước trong bối cảnh hội nhập chung.

Nâng cao năng lực chế tạo, làm chủ công nghệ khuôn mẫu
Kinh tế

Nâng cao năng lực chế tạo, làm chủ công nghệ khuôn mẫu

Trong bối cảnh kỹ thuật khuôn mẫu đang được coi là ngành kỹ thuật nòng cốt, là nền tảng của ngành công nghiệp sản xuất, nhu cầu về khuôn mẫu cho sản xuất nhựa, cơ khí, chi tiết máy, linh kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm ngày một lớn thì việc phát triển và bồi dưỡng chuyên gia được nhận định là yếu tố vô cùng quan trọng.

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U
Thị trường

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã chính thức kết nối thành công hệ thống thanh toán trên ứng dụng PVOIL 4U của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), mang đến sự thuận tiện cho khách hàng khi mua xăng dầu tại các điểm bán trên toàn hệ thống PVOIL.

Cơ hội sở hữu ô tô SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn
Thị trường

Cơ hội sở hữu ô tô SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn

OMODA C5, mẫu SUV B+, là sản phẩm đầu tiên của OMODA & JAECOO Việt Nam, được trang bị công nghệ tiên tiến, thiết kế hiện đại và các tính năng an toàn vượt trội. Được kỳ vọng sẽ trở thành mẫu xe SUV phân khúc B đáng mong đợi nhất năm 2024, OMODA C5 hứa hẹn mang đến trải nghiệm mới mẻ cho người dùng.

Triển khai Thông tư số 68 về giao dịch chứng khoán
Kinh tế

Triển khai Thông tư số 68 về giao dịch chứng khoán

Ngày 24.10, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức Hội nghị triển khai Thông tư số 68/2024/TT-BTC ngày 18.9.2024 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (sau đây gọi tắt là Thông tư số 68/2024/TT-BTC).

Grab với dấu ấn 10 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam
Kinh tế

Grab với dấu ấn 10 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam

Ông Alejandro Osorio, Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam cho biết, đánh dấu kỷ niệm 10 năm hoạt động, Grab xác định tầm nhìn cho tương lai tại Việt Nam. Grab sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực chính với mục tiêu tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam theo chiến lược dài hạn.

Sắp có quy định về tài khoản của Kho bạc mở tại ngân hàng
Kinh tế

Sắp có quy định về tài khoản của Kho bạc mở tại ngân hàng

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định về quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại. Dự thảo quy định rõ các điều kiện cho các ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước lựa chọn để mở tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu.

Bảo đảm tự chủ nguồn nguyên liệu sản xuất cũng đang trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp.
Kinh tế

Cần chuẩn hóa, minh bạch và tự chủ nguyên liệu sản xuất đầu vào

Ngành dệt may, giày da đang có những tín hiệu tăng trưởng tích cực nhưng việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn cung nhập khẩu khiến ngành sản xuất trong nước đối mặt với nhiều rủi ro và khó khăn trong cạnh tranh. Chính vì thế, việc tự chủ nguyên phụ liệu là một trong những yếu tố sống còn để doanh nghiệp thăng hạng trong quá trình tham gia chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Xanh hóa công nghiệp gặp khó vì thiếu quy định
Kinh tế

Xanh hóa công nghiệp gặp khó vì thiếu quy định

Xanh hóa công nghiệp đang trở thành xu hướng phát triển đem lại hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đây là khái niệm mới, hiện chưa có quy định cụ thể nên gây khó khăn cho cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp.