Tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động kinh doanh dược

Thảo luận tại tổ 16 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các ĐBQH thuộc đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Cao Bằng, Cà Mau, Lâm Đồng đề nghị nghiên cứu, quy định cụ thể về thẩm quyền, tiêu chí xác định các hình thức sở hữu đối với di sản văn hóa; quy định chặt chẽ hơn công tác cung ứng, phân phối dược; tăng cường thanh, kiểm tra trong hoạt động kinh doanh dược…

Cần hoàn thiện quy định về di sản văn hóa

Thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: việc sửa đổi luật nhằm tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động kinh doanh dược -0
ĐBQH Trần Hồng Minh (Cao Bằng) điều hành phiên thảo luận. Ảnh: Khánh Duy

Theo các đại biểu, Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) lần này có phạm vi tác động lớn, liên quan tới nhiều ngành, lĩnh vực, vì vậy phải tiếp tục rà soát để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật về di sản văn hóa với các luật khác (như Luật Dân sự, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch…); đặc biệt là quy định về thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực này…

Do đó, các đại biểu Trần Đình Gia, Lê Anh Tuấn (Đoàn Hà Tĩnh) đề nghị, cần quy định cụ thể thẩm quyền, tiêu chí xác định các hình thức sở hữu di sản văn hóa; nguyên tắc quản lý, bảo vệ, phát huy di sản văn hóa; thẩm quyền xếp hạng di tích; phân loại di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; định giá giá trị di vật; kinh doanh, dịch vụ về di sản văn hóa; chính sách xã hội hóa; cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa.

Tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động kinh doanh dược
ĐBQH Lê Anh Tuấn (Hà Tĩnh) phát biểu. Ảnh: Khánh Duy

Đồng thời, các đại biểu cũng đề nghị cần hoàn thiện quy định về di sản văn hóa, tạo thuận lợi giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc; gắn kết việc giữ gìn, phát huy các giá trị di sản với phát triển du lịch; phân loại và tiêu chí nhận diện di sản tư liệu; quy định rõ chính sách đối với nghệ nhân, chủ thể của di sản văn hóa phi vật thể; tôn vinh, giáo dục về các danh nhân văn hóa; lan toả giá trị các di sản văn hóa cho thế hệ trẻ…

Tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động kinh doanh dược -0
ĐBQH Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) phát biểu. Ảnh: Khánh Duy

Cũng bày tỏ quan điểm thống nhất về sự cần thiết xây dựng, ban hành Luật, tuy nhiên, ĐBQH Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) cho rằng: Nội dung quy định “người Việt Nam định cư ở nước ngoài, đang hoạt động tại Việt Nam” (tại Điều 2) là khá mơ hồ. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, sửa đổi quy định cụ thể hơn là “đang hoạt động có liên quan đến lĩnh vực di sản văn hóa”.

Đại biểu Nguyễn Tạo nhấn mạnh, cụm từ “thực hành văn hóa” (giải thích từ ngữ “Di sản văn hóa phi vật thể”) là chưa chính xác và đầy đủ. “Ví dụ, hát Chầu văn phải được gọi là thực hành tín ngưỡng và qua những hoạt động đó mới được xem xét, đánh giá và xếp vào Di sản văn hóa phi vật thể… Do đó, cần bổ sung cụm từ “thực hành tín ngưỡng” sau cụm từ “thực hành văn hóa” vào khoản 1 Điều 3”, đại biểu đề nghị.

Liên quan đến nội dung quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và xử lý di vật, cổ vật được phát hiện, giao nộp (Điều 41), đại biểu Nguyễn Tạo cho rằng: Dự thảo đã quy định khá chặt chẽ về trình tự thủ tục trách nhiệm tổ chức tiếp nhận, quản lý, giám định và báo cáo đối với di vật, cổ vật được phát hiện, giao nộp. Tuy nhiên, chưa thấy quy định về trách nhiệm phải giao nộp di vật, cổ vật được phát hiện đối với tổ chức cá nhân.

Tại Điểm c Khoản 2 Điều 41, dự thảo Luật sửa đổi quy định: “Tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật được bồi hoàn chi phí phát hiện, bảo quản và được thưởng một khoản tiền theo quy định của pháp luật”… Theo đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng), với quy định về trách nhiệm phải giao nộp di vật, cổ vật được phát hiện đối với tổ chức cá nhân, thì cơ chế khen thưởng cũng cần được quy định cụ thể và thỏa đáng hơn để có thể khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân khi phát hiện di vật, cổ vật.

Tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động kinh doanh dược -0
ĐBQH Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) phát biểu. Ảnh: Khánh Duy

Bên cạnh đó, góp ý vào dự thảo Luật, đại biểu cũng đề nghị quan tâm đến các công trình kiến trúc tiêu biểu được xếp hạng của thế giới còn tồn tại ở nước ta (Cầu Long Biên, Chợ Bến Thành, Trường Cao đẳng Đà Lạt, Ga Đà Lạt…), cho đến nay chưa thống nhất được giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Xây dựng để xác nhận công trình vật thể... Do đó, đề nghị Chính phủ chủ trì tháo gỡ vướng mắc như hiện nay.

Quy định chặt việc cung ứng, phân phối dược

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược gồm 3 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 44 điều của 8 chương trong tổng số 116 Điều của 14 Chương của Luật Dược năm 2016.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh dược
ĐBQH Đoàn Thị Lê An (Cao Bằng) phát biểu. Ảnh: Khánh Duy

Tại phiên thảo luận, đa số đại biểu tán thành việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật trong hoạt động quản lý thuốc; trong đó có việc bảo đảm thuốc cho phòng, chống dịch bệnh và các trường hợp cấp bách phát sinh trong thực tiễn. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động về dược, bảo đảm tăng khả năng tiếp cận thuốc của người dân, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Theo các đại biểu, việc sửa đổi, bổ sung Luật Dược sẽ góp phần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản lý thuốc, tăng khả năng tiếp cận thuốc, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp… Do đó, đề nghị làm rõ căn cứ lựa chọn đối tượng thụ hưởng chính sách ưu tiên về trình tự, thủ tục đăng ký lưu hành; quản lý chất lượng thuốc và kiểm soát việc lưu hành thuốc; phân bổ nhân lực thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực y tế, dược; nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của các cơ sở kiểm nghiệm thuốc; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin quản lý dược.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh dược -0
Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Khánh Duy

Nêu thực trạng về việc các nhà thuốc mở tràn lan, việc mua thuốc kê đơn quá dễ dàng, người bán thuốc không có chứng chỉ dược sĩ… các ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ hơn công tác cung ứng, phân phối dược; tăng cường công tác thanh, kiểm tra trong hoạt động kinh doanh dược.

Đồng thời, các ý kiến cũng đề nghị có chính sách hài hòa giữa thu hút đầu tư nước ngoài và bảo đảm phát triển của các doanh nghiệp nội địa, tạo vị thế, tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm dược trong nước…

Tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động kinh doanh dược -0
Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh tham gia phiên thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy

Tại phiên thảo luận, nhiều ĐBQH cũng cho rằng, thuốc là mặt hàng đặc thù ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, trong nhiều quan hệ mua bán thuốc có sự bất cân xứng về thông tin, hiểu biết về thuốc và giá thuốc giữa người tiêu dùng và người bán...

Do đó, cần bảo đảm vai trò quản lý và tham gia điều tiết của Nhà nước; giá thuốc cần được kiểm soát để hạn chế việc tăng giá thuốc qua mỗi khâu trung gian, từ cơ sở sản xuất đến cơ sở kinh doanh dược và đến tay người tiêu dùng.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ghi sổ tang viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ghi sổ tang viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Sáng 4.4, tại Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đến ghi sổ tang viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đại tướng Khamtay Siphandone.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk

Chiều 3.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội Armenia Davit Arakelyan
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội Armenia Davit Arakelyan

Sáng 3.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tại Tòa nhà Quốc hội Armenia, Thủ đô Yerevan, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã có cuộc làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Armenia Davit Arakelyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
Chính trị

Tạo khuôn khổ pháp lý cho việc tăng cường quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Armenia

*Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Armenia ký Thỏa thuận hợp tác

Sáng 3.4, theo giờ địa phương, tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau Lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã tiến hành hội đàm.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Công ty cổ phần Mía đường 333
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Công ty cổ phần Mía đường 333

Sáng 3.4, tại Đắk Lắk, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Công ty cổ phần Mía đường 333 về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Sáng nay, 3.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, tại trụ sở Quốc hội Armenia, Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón trọng thể, chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm chính thức Armenia.

Góp ý dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi)
Chính trị

Góp ý dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi)

Ngày 3.4, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Công tác đại biểu tổ chức Hội thảo lấy ý kiến vào dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải chủ trì hội thảo. Cùng tham dự có các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu và lãnh đạo Đoàn ĐBQH và HĐND của 50 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Tăng cường trách nhiệm, làm rõ thẩm quyền trong việc ban hành văn bản chi tiết
Chính trị

Tăng cường trách nhiệm, làm rõ thẩm quyền trong việc ban hành văn bản chi tiết

Tại Phiên họp giải trình, cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám sáng nay, 3.4, đại biểu đề nghị cần tăng cường trách nhiệm, làm rõ thẩm quyền trong việc ban hành văn bản chi tiết, nhất là trong bối cảnh đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, luật chỉ quy định những vấn đề khung, mang tính nguyên tắc, trách nhiệm ban hành văn bản hướng dẫn sẽ tăng lên rất nhiều.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Bộ Tư lệnh Binh chủng Công binh

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Bộ Tư lệnh Binh chủng Công binh, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp và dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Xây dựng chính sách “visa nhân tài” để thu hút Việt kiều, người nước ngoài trình độ cao
Chính trị

Xây dựng chính sách “visa nhân tài” để thu hút Việt kiều, người nước ngoài trình độ cao

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 2.4, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) kiến nghị nghiên cứu xây dựng chính sách thị thực (visa) cởi mở, đột phá, trong đó có “visa nhân tài” để thu hút đối tượng là người gốc Việt và người nước ngoài có trình độ cao.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan Trung tâm Công nghệ sáng tạo TUMO, Armenia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan Trung tâm Công nghệ sáng tạo TUMO, Armenia

Chiều 2.4 (theo giờ địa phương), tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham quan Trung tâm Công nghệ sáng tạo TUMO - một trung tâm giáo dục miễn phí giúp thanh thiếu niên tự học và nâng cao trình độ.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Tây Nguyên
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Tây Nguyên

Chiều 2.4, tại Đắk Lắk, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Tây Nguyên về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.