- Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh làm việc với Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu của Nhân đại toàn quốc Trung Quốc
- Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh dự Lễ giao – nhận đỡ đầu lưu học sinh Campuchia năm học 2023- 2024
- Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh dự Hội nghị tổng kết và triển khai nhiệm vụ của HĐND các cấp TP. Hải Phòng
Dự hội nghị có: Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn Hoàng Văn Nghiệm; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thị Hậu; các ĐBQH, đại diện Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh khẳng định: phát triển nhà ở xã hội có ý nghĩa kinh tế - xã hội, không những đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người lao động có thu nhập từ thấp đến trung bình, mà còn góp phần bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và kích cầu tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp; tạo động lực phát triển bền vững...
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, hội nghị nhằm cung cấp cho các đại biểu dân cử những thông tin cụ thể về nhà ở xã hội cũng như trao các kỹ năng cơ bản giúp các đại biểu tham gia các đoàn giám sát liên quan đến các vấn đề nhà ở xã hội. Đây cũng là diễn đàn để các ĐBQH trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm nắm bắt và biết cách vận dụng một số kỹ năng cơ bản nhất để áp dụng vào thực tế.
Trên cơ sở đó, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu đề nghị các đại biểu tích cực trao đổi, thảo luận với tinh thần cầu thị nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng để áp dụng vào thực tiễn hoạt động của mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Phát biểu chào mừng hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn Hoàng Văn Nghiệm đã thông tin tới các đại biểu những nét cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua. Đồng thời nhấn mạnh: tại tỉnh Lạng Sơn, thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, giai đoạn 2021 - 2030 đã được Chính phủ phê duyệt. Theo đó, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội và xây dựng các tuyến đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật khu dân cư liền kề trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu phát triển nhà ở của tỉnh sẽ đáp ứng nhu cầu về xây mới và cải tạo nhà ở của người dân, bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp và các đối tượng thụ hưởng chính sách.
Tuy nhiên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn Hoàng Văn Nghiệm cũng cho biết, việc thực hiện chính sách về đầu tư, giao dịch nhà ở xã hội vẫn còn nhiều những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện, như: Hình thức giao đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội; việc lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội; quyền và ưu đãi cho chủ đầu tư...
Do đó, mong muốn thông qua hội nghị sẽ có nhiều kinh nghiệm quý và giải pháp được đưa ra nhằm góp phần tháo gỡ những nút thắt về mặt cơ chế chính sách, cũng như các kỹ năng giám sát của các đại biểu về vấn đề này.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được các chuyên gia là nguyên lãnh đạo các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lãnh đạo HĐND các địa phương, các chuyên gia với nhiều kinh nghiệm hoạt động ở nghị trường, kiến thức chuyên sâu về nhà ở xã hội trình bày các nhóm chuyên đề thiết thực bổ ích như: kỹ năng giám sát thực hiện chính sách đầu tư; tổng quan về việc thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư, giao dịch nhà ở xã hội; kỹ năng xử lý thông tin phục vụ hoạt động giám sát về giao dịch nhà ở xã hội; kỹ năng giám sát đối với các quy định liên quan đến giao dịch về nhà ở xã hội...
Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng việc thực hiện giám sát về chính sách đầu tư, giao dịch nhà ở xã hội là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để nắm tình hình việc thực hiện đầu tư, giao dịch nhà ở xã hội, phát hiện những khó khăn, vướng mắc, những kiến nghị đề xuất để xây dựng hành lang, pháp lý, đề ra các giải pháp để phát triển nhà ở xã hội....
Thông qua các nhóm thảo luận, các bài thực hành và các tình huống giả định cụ thể được đưa ra, các đại biểu cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu dân cử; những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hoạt động của đại biểu, qua đó đã có nhiều giải pháp, sáng tạo được đưa ra...