"TỰ HÀO HÀNG VIỆT NAM" "TINH HOA HÀNG VIỆT NAM"

Tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm OCOP tại thị trường trong nước

Sáng 5.12, Vụ Thị trường trong nước và Tạp chí Công Thương (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức Hội nghị “Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP”.

Hội nghị nhằm chia sẻ thực tiễn và những vấn đề đặt ra trong triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); thảo luận các giải pháp về chính sách, hỗ trợ kết nối tiêu thụ, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP.

Với những giải pháp được triển khai mạnh mẽ thời gian vừa qua, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đã tạo phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô sản xuất hàng hoá gắn với liên kết chuỗi của các địa phương; góp phần hình thành nhiều vùng sản xuất.

Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương Bùi Nguyễn Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: ITN
Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương Bùi Nguyễn Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: ITN

Danh mục các sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, có chất lượng tốt và truy xuất được nguồn gốc. Nhiều sản phẩm mẫu mã đẹp, tinh xảo, độc đáo, phát huy được lợi thế tài nguyên bản địa, văn hóa truyền thống với ứng dụng khoa học công nghệ, ngày càng được nhiều khách hàng tin dùng và đánh giá cao về chất lượng, từng bước khẳng định giá trị và uy tín trên thị trường, tăng trưởng về doanh thu và giá bán ngay cả vào những thời điểm khó khăn vì dịch bệnh; góp phần cải thiện thu nhập và chất lượng đời sống cho người dân thành thị, nông thôn, các vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số.

Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương Bùi Nguyễn Anh Tuấn cho biết, Bộ Công Thương đã xây dựng tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP là căn cứ để địa phương xây dựng Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Bộ Công Thương đã cấp kinh phí và trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ 25 địa phương (21 địa phương trong giai đoạn 2019-2020 và 4 địa phương trong năm 2023) xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn. Một số địa phương bằng nguồn kinh phí của mình đã triển khai xây dựng các điểm giới thiệu sản phẩm OCOP theo tiêu chí của Bộ Công Thương và với bộ nhận diện điểm bán thống nhất như Hà Nội (hơn 85 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn gần 30 quận, huyện, thị xã), Quảng Ninh (30 trung tâm và điểm bán hàng OCOP), Bắc Kạn (10 điểm), Bến Tre (12 điểm), Thanh Hóa (5 điểm)….

Bộ Công Thương cũng đã triển khai một loạt các hoạt động kết nối thị trường, tổ chức các Hội nghị, hội thảo nhằm đẩy mạnh việc kết nối cung cầu, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, các sản phẩm công nghiệp nông thôn, nông nghiệp tiêu biểu, các sản phẩm chủ lực của các địa phương, các đặc sản vùng miền.

Sản phẩm OCOP được trưng bày bên lề hội nghị. Ảnh: ITN
Sản phẩm OCOP được trưng bày bên lề hội nghị. Ảnh: ITN

Theo đánh giá của các chuyên gia và doanh nghiệp, với sự kết nối của Bộ Công Thương, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, các sản phẩm là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của địa phương, vùng miền đã được kết nối vào hệ thống các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn cả nước, đã được đưa vào tất cả các hệ thống phân phối lớn trên địa bàn cả nước như Go!, MM Mega Market, Saigon Co.op, Winmart, Winmart+…

Trong thời gian qua, các Tập đoàn phân phối lớn như Central Retail, AEON, Saigon Co.op cũng đã phối hợp với Bộ Công Thương, đồng hành cùng các địa phương tổ chức các sự kiện kết nối, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP tại hệ thống siêu thị như: Tuần lễ OCOP tại Big C, Hội chợ kết nối sản phẩm OCOP tại hệ thống trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị AEON, Tuần lễ Quảng bá nông sản hàng OCOP tại hệ thống Saigon Co.op…

Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã và đang thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thông qua các hoạt động văn hóa - du lịch (Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kiên Giang, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Cà Mau…). Nhờ kết hợp với du lịch, các địa phương đã thúc đẩy hoạt động sản xuất và thu mua, hình thành được chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hiện đại và bền vững. Qua đó, góp phần thúc đẩy các địa phương tích cực tham gia sản xuất các sản phẩm thế mạnh cũng như phát triển kinh tế.

Qua hơn 5 năm thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Đã có 10.322 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó 67,3% sản phẩm 3 sao, 31,2% sản phẩm 4 sao, 0,8% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 42 sản phẩm 5 sao. Bên cạnh đó, đã có 5.361 chủ thể OCOP, trong đó có 38,1% là hợp tác xã, 24,2% là doanh nghiệp, 34,9% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác.

Trong đó, Bộ Công Thương đã xây dựng được cơ sở dữ liệu về các sản phẩm OCOP và hệ thống các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn cả nước thông qua chuyên mục về Chương trình OCOP tại trang thông tin điện tử http://sanphamvungmien.vn; đẩy mạnh công tác truyền thông, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho các sản phẩm OCOP và các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…