Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng Vietcombank” 

Tăng cường gắn kết, giao lưu hướng tới ngày hội lớn

Cùng với chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập, Cuộc thi "Tìm kiếm tài năng Vietcombank" lần đầu tiên phát động đã lan tỏa và nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng tích cực của đông đảo đoàn viên, người lao động trong toàn hệ thống. Đó là khẳng định của ông Hồng Quang, Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc Khối Nhân sự, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). 

Theo ông Hồng Quang, Chủ tịch Công đoàn Vietcombank, trải qua hành trình 60 năm thành lập và phát triển, Vietcombank đã khẳng định vai trò, vị thế là ngân hàng chủ lực, chủ đạo trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, luôn tiên phong, dẫn dắt trong giai đoạn đổi mới, hội nhập và phát triển, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của kinh tế - xã hội của đất nước, tạo ra những ảnh hưởng tích cực đối với cộng đồng tài chính khu vực. Vietcombank còn luôn được bình chọn, vinh danh đứng đầu ngành ngân hàng và nằm trong Top 3 những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam với tính đồng bộ, hiệu quả và bền vững trong hoạt động quản trị điều hành, phát triển nguồn nhân lực cũng như xây dựng môi trường làm việc gắn bó, hạnh phúc với nét văn hóa doanh nghiệp riêng. 

Tăng cường gắn kết, giao lưu hướng tới ngày hội lớn -0
Đêm Gala trao giải Vòng Chung kết của “Tìm kiếm tài năng Vietcombank”. Ảnh: VCB

"Bên cạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ “vừa hồng vừa chuyên”, có tính sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh với quá trình chuyển đổi số, Vietcombank còn luôn tạo ra những sân chơi lành mạnh, bổ ích cho cán bộ, nhân viên như món quà dành cho những đóng góp không mệt mỏi vì sự phát triển chung của ngôi nhà Vietcombank" - ông Hồng Quang khẳng định.  

Trong đó, phải kể tới Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng Vietcombank" do Công đoàn Vietcombank phát động, được tổ chức từ tháng 11.2022, dành cho tất cả cán bộ nhân viên, người lao động trong toàn hệ thống, nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 60 năm thành lập Vietcombank (1.4.1963 - 1.4.2023) và các ngày lễ lớn của đất nước. Sự kiện là cơ hội để tất cả các cá nhân, tổ chức trong Vietcombank thể hiện khả năng và đam mê của mình trong mọi lĩnh vực nghệ thuật. Đây cũng là một sân chơi thú vị, sôi động với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc để thể hiện và khám phá năng khiếu của bản thân sau những giờ làm việc căng thẳng, vất vả; tăng cường sự gắn kết, giao lưu, học hỏi giữa các đoàn viên và người lao động.

Sau hơn 4 tháng triển khai, kết thúc vòng sơ khảo, Ban Tổ chức đã nhận được 265 tiết mục của các tài năng đến từ các công đoàn cơ sở trực thuộc; thu hút sự chú ý của hơn 22.000 cán bộ, người lao động trên toàn hệ thống Vietcombank. Ban giám khảo đã lựa chọn ra 60 tiết mục xuất sắc nhất, được đầu tư chuẩn bị, tập luyện kỹ càng, đa dạng về hình thức thể hiện, được dàn dựng công phu, phong cách chuyên nghiệp, đem đến cho khán giả những màn biểu diễn giàu tính nghệ thuật và đầy tính sáng tạo. Hình thức thể hiện phong phú, đa dạng của các tiết mục dự thi đã toát lên tình cảm, niềm tự hào để cùng hòa chung với không khí hân hoan của cả hệ thống Vietcombank, hướng đến các sự kiện lớn, trọng đại.

Tăng cường gắn kết, giao lưu hướng tới ngày hội lớn -0
Tiết mục biểu diễn nhạc cụ - Hòa tấu Bro Pơ tâu - Tiếng vọng rừng thiêng từ tốp nam nữ đến từ Vietcombank Gia Lai. Ảnh: VCB

Đánh giá cao sự nỗ lực, nhiệt huyết của các thí sinh, sự vào cuộc rất trách nhiệm của các Công đoàn cơ sở, sự cố gắng của các thành viên ban tổ chức và ban giám khảo để góp phần cho thành công và sức hút của cuộc thi; Chủ tịch Công đoàn Vietcombank nhấn mạnh, cuộc thi lần này không phải chỉ là hành trình đi tìm giải Nhất, Nhì… mà thực sự là một ngày hội lớn, một sự kiện văn hóa, nghệ thuật của Vietcombank, là sự gặp gỡ đầy cảm xúc của những người làm công tác ngân hàng và nghệ thuật; nơi phát hiện và quy tụ những tài năng của Vietcombank. Những phút giây tỏa sáng đã kết tinh thành những tác phẩm nghệ thuật đẹp, chào mừng sinh nhật lần thứ 60 của Vietcombank.

Đời sống

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…