Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi)

Tài liệu lưu trữ của các hội quần chúng đặc thù cần thuộc Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam

Cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 30, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cho rằng, tài liệu lưu trữ của các hội quần chúng đặc thù được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ thuộc Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam. Và tại dự thảo Luật sẽ chỉ quy định một phương án về nội dung này.

Tài liệu lưu trữ của các hội quần chúng đặc thù thuộc lưu trữ tư hay lưu trữ Nhà nước?

Làm rõ tài liệu lưu trữ của các hội quần chúng đặc thù được Nhà nước giao nhiệm vụ, giao biên chế và hỗ trợ kinh phí hoạt động thuộc lưu trữ tư hay lưu trữ Nhà nước là một vấn đề được các đại biểu Quốc hội đặt ra khi thảo luận về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Sáu.

Qua nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, theo quy định của Luật Lưu trữ hiện hành (Khoản 9, Điều 2), tài liệu lưu trữ của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, trong đó có các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ thuộc Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Sáu quy định theo hướng tài liệu lưu trữ của các tổ chức này là một bộ phận của Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam, nhưng là tài liệu lưu trữ tư, không thuộc Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam (Khoản 24 Điều 2 và Điều 7).

Về vấn đề này, trong Thường trực Ủy ban Pháp luật có ý kiến khác nhau. Đa số ý kiến cho rằng, theo Quyết định số 118-QĐ/TW của Ban Bí thư hiện đang có 30 hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương, trong đó có những hội đang được điều chỉnh bởi quy định của luật như Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam... Tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các tổ chức này có vai trò quan trọng trong hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử và phục vụ quản lý nhà nước, cần được nộp vào lưu trữ lịch sử để lưu giữ, bảo đảm an toàn và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ. Các ý kiến này đề nghị, quy định tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ thuộc Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam; đối với tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các hội, tổ chức xã hội khác là tài liệu lưu trữ tư, thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam.

Một số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Sáu, đó là quy định những tài liệu này thuộc lưu trữ tư. Bởi, theo quy định hiện hành, các hội quần chúng đặc thù là tổ chức tự nguyện, tự quản. Trong khi đó, Luật Ngân sách nhà nước quy định, kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ được Nhà nước giao (Khoản 8, Điều 8). Mặt khác, hiện lưu trữ của các tổ chức này không được nộp vào lưu trữ lịch sử do không thuộc nguồn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử theo quy định tại Thông tư số 17/2014/TT-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Quy định hiện hành đã rõ

Về vấn đề tài liệu lưu trữ của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, giao biên chế và hỗ trợ kinh phí hoạt động thuộc lưu trữ tư hay thuộc lưu trữ Nhà nước, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phân tích, dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Sáu quy định theo hướng, những tài liệu này thuộc lưu trữ tư, là một bộ phận của Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, lưu trữ quốc gia và lưu trữ Nhà nước khác nhau. Lưu trữ Nhà nước là lưu trữ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thực hiện, lưu trữ quốc gia là thể hiện chung. Quy định tại Luật hiện hành về vấn đề này không thực hiện được là do Thông tư số 17/2014/TT-BNV không quy định cụ thể nên các tổ chức, đơn vị không thực hiện được. Không thể vì một thông tư mà chúng ta thay đổi quy định của Luật.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, cần quy định tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ thuộc lưu trữ Nhà nước. Bởi, theo Quyết định số 118-QĐ/TW của Ban Bí thư hiện đang có 30 hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương... “Lưu trữ tài liệu tại các hội quần chúng đặc thù này rất cần đưa vào lưu trữ Nhà nước để bảo đảm nguồn lưu trữ, tính bảo mật và phát huy thực tiễn trong nghiên cứu khoa học, lịch sử, cũng như phục vụ công tác quản lý Nhà nước”, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị.

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, nên giữ như quy định tại Luật hiện hành, do các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã quy định rõ về vấn đề này.

Cùng với quy định về thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, phân cấp, phân quyền là chủ trương đúng đắn, nhưng cần bảo đảm tính tập trung, thống nhất trong hoạt động lưu trữ. Do vậy, các cơ quan hữu quan cần tiếp tục rà soát nội dung liên quan đến vấn đề trách nhiệm cung cấp thông tin, kết nối, chia sẻ dữ liệu liên quan đến các lưu trữ Đảng, lưu trữ lịch sử của các ngành quốc phòng, công an, ngoại giao từ Trung ương đến địa phương. Tại dự thảo Luật cần có các quy định về việc những cơ quan này định kỳ báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực lưu trữ để kịp thời chia sẻ kết nối thông tin, dữ liệu cho cơ quan quản lý nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, nếu các quy định về quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ bám sát nguyên tắc nêu trên, thì giá trị của tài liệu lưu trữ sẽ được gia tăng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của lưu trữ quốc gia.

Trên cơ sở ý kiến và phân tích kỹ, thấu đáo về vấn đề này, tại Thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) nêu rõ, nhất trí quy định tài liệu lưu trữ của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ thuộc Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam. Và trong dự thảo Luật chỉ quy định một phương án về nội dung này. Tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các hội, tổ chức xã hội khác sẽ là tài liệu lưu trữ tư, thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam.

Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, sáng nay (24.4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Báo cáo của Chính phủ về nội dung này cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, thì tính đến hết ngày 31.12.2024, vẫn còn 30/46 bộ, cơ quan trung ương, và 26/63 địa phương có tỷ lệ ước đạt giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn bình quân chung của cả nước.

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín

Tại Hội nghị lấy ý kiến tham gia góp ý vào 8 dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV do Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang vừa tổ chức, các đại biểu đề nghị cần kiểm tra, rà soát quy định trong các dự thảo để tránh trùng lặp và bổ sung, làm rõ hơn một số nội dung, quy định phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch

Ngày 22.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã khảo sát tại Sở Tài chính về việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch. Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc chủ trì buổi làm việc. 

AMH
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt fanpage có ảnh hưởng lớn

Việc đưa thông tin, hình ảnh không chính xác, thậm chí là sai sự thật tại các fanpage lớn trên mạng xã hội không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về công tác giám sát việc tuân thủ pháp luật của các trang mạng xã hội lớn - nơi nắm giữ lượng lớn người theo dõi và sức ảnh hưởng không hề nhỏ.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Ngày 21.4, Đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình do Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại Công ty TNHH MTV Thiên Hà Hòa Bình, Nhà máy xi măng Trung Sơn và Khu công nghiệp Lương Sơn.

Một trụ sở công bỏ hoang nhiều năm tại Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Chính sách và cuộc sống

Không để lãng phí các trụ sở dôi dư

Chúng ta đang thực hiện một cuộc cách mạng về bộ máy “lớn chưa từng có” với tinh thần “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Điều này được Nhân dân, cử tri rất đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh đó, cử tri và Nhân dân cũng mong muốn, ngoài giải quyết thấu tình, đạt lý cơ chế chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, cần có giải pháp để không để lãng phí các trụ sở dôi dư.

Cần có mức giảm trừ hợp lý
Chính sách và cuộc sống

Cần có mức giảm trừ hợp lý

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2020 - 2024 tổng thu từ thuế thu nhập cá nhân tăng 72%, từ 115.000 tỷ đồng lên 19.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người trong cùng kỳ tăng 30,2%, từ 3.548 USD/năm lên 4.622 USD/năm. Lạm phát trung bình hàng năm dao động từ 0,81 - 4,16%, trong đó mức cao nhất vào năm 2023 là 4,16% và thấp nhất vào năm 2021 ở mức 0,81%.

 Để người có năng lực tiếp tục cống hiến
Quốc hội và Cử tri

Để người có năng lực tiếp tục cống hiến

Ngày 18.4, tiếp tục chương trình hoạt động chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Phường 4, TP. Đà Lạt.