Sức trẻ của điêu khắc đương đại

Điêu khắc trẻ đang có những bước chuyển mình rõ rệt, thể hiện ở sức sáng tạo dồi dào, tác phẩm mang đậm hơi thở thời đại, khẳng định tính độc lập. Tuy nhiên, để giữ được nhịp độ này, theo giới trong nghề, cần có chính sách khuyến khích người trẻ trong quá trình sáng tạo.

Sáng tạo sung sức, tác phẩm chất lượng

Theo dõi một số triển lãm của sinh viên điêu khắc, nhóm sinh viên đã tốt nghiệp và làm nghề, nhà điêu khắc Vương Học Báo, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, nhận xét, giới điêu khắc trẻ mặc dù khó khăn nhưng vẫn âm thầm sáng tác, tích cực tổ chức trưng bày tác phẩm với quy mô nhỏ, thành nhóm. Họ vô cùng dũng cảm bởi dám bỏ sức lực, thời gian, kinh phí để thực hiện các tác phẩm có khối lượng lớn, chất liệu quý và đắt tiền như inox, sắt hàng, đồng… Đáng quý hơn, họ không ngừng vận động để bắt nhịp thời đại. Nhiều tác phẩm bảo đảm yêu cầu về chất lượng và thẩm mỹ tham gia triển lãm quốc tế và khu vực. “Tôi thực sự kính nể sức lao động của họ, dám xông vào nghề và làm nghề, mang tác phẩm đến với người dùng trong thời buổi điêu khắc vẫn trong giai đoạn khó khăn, kén công chúng. Một số nhà điêu khắc trẻ như Vũ Bình Minh, Thái Nhật Minh… đã mạnh dạn mang tác phẩm của mình giới thiệu và thành công tại các nước trong khu vực”.

Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Lương Xuân Đoàn đánh giá, rõ ràng ngôn ngữ điêu khắc đương đại Việt Nam ngày càng gần thế giới. Các nhà điêu khắc trẻ đang làm thay đổi cảm nhận về điêu khắc, và họ đã làm đúng thời điểm. Tác phẩm của họ không chỉ dừng ở tượng lớn với chất liệu rắn chắc như đồng, sắt, thạch cao, đá, gỗ… mà chuyển sang làm từ giấy dó, bột màu, đất sét… và cả những vật liệu tái chế (ống hút, túi nylon…). Trong các không gian nghệ thuật sắp đặt, sự có mặt của tác phẩm điêu khắc ngày càng được chú trọng, để tăng tính thẩm mỹ, truyền tải thông điệp và tăng tương tác với khán giả.

Sức trẻ của điêu khắc đương đại -0
Tác phẩm của các điêu khắc gia trẻ ngày càng tiệm cận với cuộc sống đương đại. Ảnh: HS

Ở một số không gian nghệ thuật sắp đặt, tác phẩm điêu khắc của người trẻ với chất liệu đất sét, vải vụn, thậm chí là nước và ánh sáng… khiến cho tác phẩm nhiều màu sắc, chất liệu mềm mại, dễ thể hiện hoặc thay đổi nhiều chủ đề mà không mất chi phí quá nhiều, tác phẩm vì thế truyền cảm hứng cho công chúng, được công chúng đón nhận. Hơn nữa, theo nhà điêu khắc Phạm Thái Bình, thế hệ trẻ ngày càng có điều kiện, thực sự thích nghệ thuật, yêu nghệ thuật, chơi nghệ thuật, có cơ hội sáng tác nhiều xu hướng điêu khắc trong nhà, điêu khắc công sở, điêu khắc phục vụ không gian công cộng… “Tôi đánh giá cao việc họ lựa chọn phong cách điêu khắc có ngôn ngữ hiện đại, bày tỏ cái tôi nhiều hơn, thể hiện quan điểm của họ nhiều hơn. Việc đề cao cái tôi trong tác phẩm điêu khắc chính là sự văn minh, tiến bộ trong thời điểm hiện nay”, nhà điêu khắc Phạm Thái Bình nói.

Tạo thêm cơ hội cho nghệ sĩ trẻ

Từng mang tác phẩm giới thiệu tại triển lãm ở Hong Kong (Trung Quốc), nhà điêu khắc Phạm Thái Bình nhìn nhận sự phát triển của công nghệ thông tin, cho phép các nhà điêu khắc, nhất là nhà điêu khắc trẻ nắm bắt nhanh và chính xác các xu hướng, xu thế trong khu vực và thế giới, song điều này cũng dễ làm cho họ đánh mất bản sắc khi không giữ được văn hóa, nguồn cội, tính cá nhân trong con đường sáng tác nghệ thuật. Bên cạnh đó, do điêu khắc chưa có thị trường, người làm điêu khắc đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình sáng tác và làm nghề, đòi hỏi có hướng đi và chính sách riêng.

Nhằm khích lệ trực tiếp người trẻ theo đuổi điêu khắc, ông Vương Học Báo cho rằng, chính các nhà sưu tập, các đơn vị, tổ chức nên học tập các nước, bỏ tiền đặt hàng tác phẩm. Tiêu biểu như cách Flamingo Đại Lải với dự án nghệ thuật “Art In The Forest (Nghệ thuật trong rừng) mang đến cơ hội cho các điêu khắc gia trẻ suốt 6 - 7 năm qua. Cũng nhờ đó, đến nay Flamingo Đại Lải đã có khối tài sản lớn, giá trị, đủ để thiết lập một bảo tàng điêu khắc ngoài trời, các nghệ sĩ cũng có điều kiện hơn trong sáng tác lâu dài.

Nhà điêu khắc Phạm Thái Bình góp ý thêm, cùng với các tổ chức, cá nhân, biểu hiện tích cực từ phía các cơ quan Nhà nước cũng khuyến khích nhà điêu khắc trẻ trong sáng tác. Đó là sự thay đổi cách thức tổ chức cuộc thi và triển lãm điêu khắc toàn quốc, thay vì 10 năm như trước kia, từ năm 2023, sân chơi này sẽ được tổ chức 5 năm 1 lần. “Với thay đổi này, cá nhân tôi đánh giá, giới điêu khắc sẽ tích cực hưởng ứng để sáng tác và thể hiện. 5 năm vừa đủ giúp nghệ sĩ kịp thời thể hiện sáng tạo trên tác phẩm, thêm cơ hội để Nhà nước nhìn nhận, công chúng đánh giá, từ đó khẳng định mình, tiếp tục sáng tác, cống hiến và sống với nghề”.

“Ngoài ra, hàng năm, ngân sách của Nhà nước, của mỗi địa phương cũng nên dành kinh phí để có được tài sản nghệ thuật của các nghệ sĩ trẻ. Nếu không thay đổi quan niệm trong sử dụng tác phẩm điêu khắc hiện nay, chúng ta sẽ bị lỡ nhịp với nghệ thuật quốc tế trong thời gian tới”, họa sĩ Lương Xuân Đoàn nhận định.

Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Cộng hưởng và nâng tầm
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Cộng hưởng và nâng tầm

Một công trình không có tác phẩm nghệ thuật vẫn tồn tại, mang giá trị riêng; tuy nhiên, khi có sự hiện diện của tác phẩm điêu khắc, hai yếu tố kiến trúc và nghệ thuật sẽ cộng hưởng, nâng tầm cho vẻ đẹp cảnh quan.

Động lực sáng tạo cho kinh tế bứt phá
Văn hóa

Động lực sáng tạo cho kinh tế bứt phá

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Nghị quyết bổ sung Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Đây là mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi điều hành linh hoạt, cải cách thể chế mạnh mẽ và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương. Bên cạnh yếu tố kinh tế truyền thống, vai trò của văn hóa ngày càng quan trọng.

Hà Nội: Hoa ban khoe sắc rực rỡ trong mưa mù
Ảnh

Hà Nội: Hoa ban khoe sắc rực rỡ trong mưa mù

Giữa tiết trời mưa bụi của những ngày đầu xuân, Hà Nội dường như khoác lên mình một tấm áo dịu dàng, lãng mạn hơn bao giờ hết. Trên nhiều con phố quen thuộc như Hoàng Diệu, Bắc Sơn, Thanh Niên..., những hàng hoa ban vẫn bung nở rực rỡ, khoe sắc tím hồng giữa không gian phố thị. Màu hoa dịu nhẹ, vươn mình trong làn mưa bụi li ti, tạo nên một bức tranh thiên nhiên hài hòa, vừa trong trẻo, vừa quyến rũ, mang đến cho Thủ đô một vẻ đẹp rất riêng mỗi độ xuân về.

Triển lãm cung cấp cho các nhà nghiên cứu và công chúng những thông tin hữu ích về nền y học Việt Nam
Văn hóa - Thể thao

Triển lãm trực tuyến về y dược triều Nguyễn

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 - 27.2.2025) và 130 năm thành lập Viện Pasteur Nha Trang (1895 - 2025), 100 năm Viện Pasteur Hà Nội (1925 - 2025), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) tổ chức triển lãm trực tuyến chủ đề “Y dược triều Nguyễn: Gạch nối nền y học Đông - Tây”, từ ngày 25.2.

Công bố loạt chương trình xiếc năm 2025
Văn hóa - Thể thao

Công bố loạt chương trình xiếc năm 2025

Ngày 19.2, Liên đoàn Xiếc Việt Nam công bố kế hoạch biểu diễn năm 2025, trong đó có nhiều chương trình xiếc chính luận như: “Bản hùng ca thống nhất”, “Sen”, “Ký ức Trường Sơn”, “Tôi yêu Việt Nam”, “Tia nắng bình yên”...