Điêu khắc đương đại Việt Nam

Bài 2: Thách thức bên ngoài xưởng nghệ sĩ

Theo các chuyên gia, chỗ đứng vững chắc của điêu khắc chính là không gian công cộng. Tuy nhiên, để nghệ thuật điêu khắc trở thành một phần của đời sống đương đại vẫn là bài toán khó.

Khoảng cách với cộng đồng

Điêu khắc trong đời sống là một dòng chảy liền mạch. Nhận định như vậy, nhà nghiên cứu mỹ thuật Vũ Huy Thông phân tích, trong lịch sử, những hoa văn chạm trổ trên đình làng là minh chứng rõ nét cho điêu khắc trong đời sống dân gian. Song phải đến thời kỳ Đông Dương mới là thời điểm rực rỡ của điêu khắc ngoài trời. Ở các đô thị lớn như Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Sài Gòn… xuất hiện rất nhiều công trình tượng đài ngoài trời quy mô lớn. Tiêu biểu như bức tượng Nữ thần Tự do ở Hà Nội, giống với phiên bản ở Paris (Pháp), mà người dân Việt Nam bấy giờ thường gọi là Bà đầm xòe. Bức tượng này từng gây tranh cãi, thậm chí tốn rất nhiều giấy mực của báo chí đương thời về việc đặt nó ở đâu. Đã có thời điểm nó được đặt trên đỉnh Tháp Rùa ở Hồ Gươm. Sự tồn tại của bức tượng chấm dứt vào năm 1952 khi nó bị đem đi nung chảy để góp đồng đúc thành pho tượng Phật trong chính điện chùa Ngũ Xã hiện nay.

Với đại bộ phận công chúng Việt Nam, điêu khắc đương đại vẫn là loại hình nghệ thuật chưa thật sự gần gũi. Ảnh: VCCA
Với đại bộ phận công chúng Việt Nam, điêu khắc đương đại vẫn là loại hình nghệ thuật chưa thật sự gần gũi. Ảnh: VCCA

Ví dụ này cho thấy nhu cầu sử dụng điêu khắc ngoài trời dưới công năng nào đi chăng nữa cũng đều có chức năng tiêu biểu là đại diện cho lực lượng, thể chế cầm quyền ở thời điểm đó. Như với điêu khắc đình làng xuất hiện hình tượng rồng đại diện cho quyền lực nhà vua của một nước phong kiến, sang thời Pháp thuộc, những pho tượng hiện đại lại mang dấu ấn sự cai trị của người Pháp… Nhưng dù đại diện cho thể chế nào, ở thời đại nào, điêu khắc ngoài trời vẫn không thể thiếu, tô điểm cho cảnh quan kiến trúc. Trong xã hội hiện đại, điêu khắc còn phản ánh nhịp thở và phát triển của đô thị, đóng góp giá trị cho không gian công cộng.

Tuy nhiên, có một thực tế ở nước ta, dù xu thế hội nhập, đô thị hóa nhanh chóng nhưng việc hưởng thụ nghệ thuật, đặc biệt là các tác phẩm điêu khắc lại rất thiếu hụt. Nhiều ý kiến cho rằng không gian sống gắn với các tác phẩm điêu khắc dường như còn quá xa lạ với đại bộ phận công chúng. Trong khi đó, những trường hợp như tượng 12 con giáp tại Đồ Sơn (Hải Phòng) hay việc thay áo mới cho các bức tượng tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội) nhiều năm trước… cho thấy có sự lệch chuẩn trong điêu khắc tại không gian công cộng.

Theo nhiều ý kiến, vì không am hiểu nghệ thuật này nên để trang trí ngôi nhà, đa số người Việt Nam chuộng đồ thủ công mỹ nghệ hơn là điêu khắc độc bản. Nhà sưu tập cũng chuộng hội họa hơn điêu khắc, nhất là điêu khắc đương đại của nghệ sĩ trẻ. Có thể nói nghệ thuật điêu khắc Việt Nam gần như chưa có thị trường đúng nghĩa. Bản thân nghệ sĩ để mưu sinh và có kinh phí chơi nghệ thuật hầu hết đều phải làm nghề tay trái hoặc những công việc như làm tượng, phù điêu, đồ mỹ nghệ theo đơn đặt hàng…

“Chịu lép vế trăm bề”

Từ lâu trên thế giới, nghệ thuật điêu khắc gắn liền với không gian sống, không gian đô thị, gắn kết chính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật và trở thành chuẩn mực để đánh giá đô thị văn minh, hiện đại. Điêu khắc và kiến trúc luôn song hành, giúp cộng đồng có nhận thức về không gian sống và về bản thân. Tuy nhiên, theo nghệ sĩ điêu khắc Đào Châu Hải, ở Việt Nam, thật khó có được câu chuyện này khi xét về bản chất chúng ta chưa có kiến trúc và quy hoạch đô thị theo những chuẩn mực căn bản nhất mà trong đó điêu khắc là một phần không thể thiếu. “Xuất hiện trong các không gian công cộng ở ta chủ yếu là tượng đài, các tác phẩm điêu khắc công cộng thực sự hiếm”, nghệ sĩ Đào Châu Hải nhìn nhận.

Trong một bài viết trên Tạp chí Mỹ thuật năm 2023, nhà phê bình Phan Cẩm Thượng đã chỉ ra, thời gian Đổi mới và sau Đổi mới, hội họa nổi lên như khuôn mặt chính của nghệ thuật Việt Nam, ngay cả trên trường quốc tế, điêu khắc cũng chịu lép vế trăm bề. Các nhà điêu khắc không thể bán được tượng, còn các công trình tượng đài có thể đem lại chút công ăn việc làm cho họ lại mang rất nhiều điều tiếng về một thứ nghệ thuật kỷ niệm ít giá trị và giống nhau trên toàn quốc.

“Những nhà điêu khắc cố gắng tách việc làm ăn ra khỏi sáng tác, cũng như nhiều họa sĩ vẽ thứ này để bán, thứ kia cho nghệ thuật, nhưng điều ấy cũng khó khăn trong việc phân thân, và rất khó chuyên nghiệp hóa khi chạy sô như vậy. Điêu khắc tượng đài nảy nở trên toàn quốc, nhưng điêu khắc vẫn không vào việc và loay hoay cho bước kịp với điêu khắc thế giới…” - nhà phê bình Phan Cẩm Thượng nhận định.

Theo nhà nghiên cứu Vũ Huy Thông, trong đời sống điêu khắc hiện nay có những tác phẩm trưng bày không được duy trì, bảo dưỡng thường xuyên, dẫn đến hư hại, vô tình lại làm xấu cảnh quan xung quanh. Bởi lẽ, một khi không khai thác tối đa giá trị nghệ thuật của tác phẩm, không xác định được mục tiêu sử dụng rõ ràng, không coi trọng vị trí, vai trò của điêu khắc trong không gian công cộng, chất lượng các tác phẩm sẽ ít được quan tâm đúng mức. Nói cách khác, một tác phẩm điêu khắc ngoài trời phát huy giá trị khi có được vị trí xứng đáng, và nhờ vậy sẽ làm đẹp không gian, tô điểm cảnh quan đô thị.

“Vai trò của điêu khắc ngoài trời với đời sống luôn có và không thể thiếu. Ở Việt Nam lâu nay thiếu tiếng nói của điêu khắc trong các quy hoạch kiến trúc đô thị, thiếu cả sự khẳng định giá trị của điêu khắc ngoài trời trong đời sống xã hội hiện đại. Với các dự án điêu khắc công cộng mang tính quy mô, nghệ sĩ đa phần bị động, theo sau nhà quy hoạch, kiến trúc sư, hoặc nghệ sĩ cứ sáng tác rồi loay hoay tìm chỗ dựng, đặt tác phẩm… Cho nên, vẫn còn đó nỗi trăn trở làm sao có nhiều không gian hơn cho tác phẩm điêu khắc ngoài trời”, nhà nghiên cứu Vũ Huy Thông nói.

Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Cộng hưởng và nâng tầm
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Cộng hưởng và nâng tầm

Một công trình không có tác phẩm nghệ thuật vẫn tồn tại, mang giá trị riêng; tuy nhiên, khi có sự hiện diện của tác phẩm điêu khắc, hai yếu tố kiến trúc và nghệ thuật sẽ cộng hưởng, nâng tầm cho vẻ đẹp cảnh quan.

Động lực sáng tạo cho kinh tế bứt phá
Văn hóa

Động lực sáng tạo cho kinh tế bứt phá

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Nghị quyết bổ sung Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Đây là mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi điều hành linh hoạt, cải cách thể chế mạnh mẽ và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương. Bên cạnh yếu tố kinh tế truyền thống, vai trò của văn hóa ngày càng quan trọng.

Hà Nội: Hoa ban khoe sắc rực rỡ trong mưa mù
Ảnh

Hà Nội: Hoa ban khoe sắc rực rỡ trong mưa mù

Giữa tiết trời mưa bụi của những ngày đầu xuân, Hà Nội dường như khoác lên mình một tấm áo dịu dàng, lãng mạn hơn bao giờ hết. Trên nhiều con phố quen thuộc như Hoàng Diệu, Bắc Sơn, Thanh Niên..., những hàng hoa ban vẫn bung nở rực rỡ, khoe sắc tím hồng giữa không gian phố thị. Màu hoa dịu nhẹ, vươn mình trong làn mưa bụi li ti, tạo nên một bức tranh thiên nhiên hài hòa, vừa trong trẻo, vừa quyến rũ, mang đến cho Thủ đô một vẻ đẹp rất riêng mỗi độ xuân về.

Triển lãm cung cấp cho các nhà nghiên cứu và công chúng những thông tin hữu ích về nền y học Việt Nam
Văn hóa - Thể thao

Triển lãm trực tuyến về y dược triều Nguyễn

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 - 27.2.2025) và 130 năm thành lập Viện Pasteur Nha Trang (1895 - 2025), 100 năm Viện Pasteur Hà Nội (1925 - 2025), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) tổ chức triển lãm trực tuyến chủ đề “Y dược triều Nguyễn: Gạch nối nền y học Đông - Tây”, từ ngày 25.2.

Công bố loạt chương trình xiếc năm 2025
Văn hóa - Thể thao

Công bố loạt chương trình xiếc năm 2025

Ngày 19.2, Liên đoàn Xiếc Việt Nam công bố kế hoạch biểu diễn năm 2025, trong đó có nhiều chương trình xiếc chính luận như: “Bản hùng ca thống nhất”, “Sen”, “Ký ức Trường Sơn”, “Tôi yêu Việt Nam”, “Tia nắng bình yên”...