Sức hấp dẫn của văn học Pháp tại Việt Nam

Văn học Pháp hẳn là một trong số những nền văn học gắn bó thân thiết với một bộ phận đông đảo độc giả Việt Nam, những người quan tâm đặc biệt không chỉ đến văn học cổ điển mà cả văn học đương đại của đất nước này.

Nước Pháp đầu thế kỷ XXI vẫn mang đến cho thế giới vô số tác giả tài năng, ghi dấu ấn quan trọng trong lịch sử văn học Pháp và thế giới. Trong số đó, nhiều tác giả mà mỗi lần họ ra sách lại là một sự kiện, một sự trông đợi: Michel Houellebecq và Frédéric Beigbeder với hàng trăm nghìn bản in không chỉ ở Pháp mà cả ở Đức và Anh; Marc Levy với khoảng 30 triệu bản in đã bán hết; Guillaume Musso - tác giả được chuyển ngữ qua khoảng 38 thứ tiếng trên toàn thế giới; Michel Bussi riêng trong năm 2018 đã bán hết gần một triệu bản in; chưa kể những cái tên đình đám khác như Patrick Modiano, Le Clézio, Pierre Lemaitre tác giả của “Hẹn gặp lại trên kia”, “Alex”, “Hy sinh”; Franck Thilliez với “Hội chứng E”, hay Raphaelle Giordano với “Ta bắt đầu cuộc đời mới khi nhận ra mình chỉ sống một lần”…

Nhiều tác phẩm của các nhà văn Pháp đương đại đã được dịch sang tiếng Việt
Nhiều tác phẩm của các nhà văn Pháp đương đại đã được dịch sang tiếng Việt

Văn học cổ điển Pháp đã ảnh hưởng rất lớn đến tư duy của nhiều thế hệ độc giả Việt Nam. Còn văn học đương đại với các tác giả mới nhất, cùng nhiều vấn đề hiện đại không chỉ thuộc riêng nước Pháp mà có thể chia sẻ ở nhiều nền văn hóa dưới góc nhìn Pháp, được độc giả trẻ Việt Nam đón nhận thế nào? Điều này sẽ được đưa ra thảo luận tại tọa đàm “Một số tác giả được đọc nhiều nhất tại Pháp đầu thế kỷ XXI và sự đón nhận của các độc giả trẻ Việt Nam”, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội, vào 18h ngày 14.4. Tọa đàm có sự tham dự của TS. Phạm Xuân Thạch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; ông Nam Đỗ, người sáng lập CLB Hội thích truyện trinh thám...

Văn hóa

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.