Sự hồi sinh của nghệ thuật hiện đại ở Đông Dương

Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập trường Mỹ thuật Đông Dương, triển lãm và trò chuyện nghệ thuật “Sự hồi sinh của nghệ thuật hiện đại ở Đông Dương” sẽ được tổ chức ngày 7.1.2025, tại Hội trường Ngụy Như Kon Tum, 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội.

1.jpg
Bà Charlotte Aguttes-Reynier, chuyên gia về nghệ thuật hiện đại châu Á sẽ dẫn dắt buổi trò chuyện

Chương trình nhằm tôn vinh nghệ thuật hiện đại trong nước và làm phong phú thêm kiến thức về trường Mỹ thuật Đông Dương giai đoạn 1925 - 1945.

Triển lãm sẽ giới thiệu 25 bản in Giclée cao cấp từ kiệt tác của các họa sĩ nổi tiếng như Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm... tổ chức theo hình thức mô phỏng lại không gian trưng bày của tác phẩm thật tại nhà đấu giá Aguttes. Được tuyển chọn từ hơn 1.000 tác phẩm và 70 nghệ sĩ từng được thẩm định bởi nhà đấu giá này, những bức họa tái hiện thời kỳ hoàng kim của hội họa Đông Dương, cũng như sự giao thoa tinh tế giữa hơi thở phương Tây và dòng chảy mỹ thuật Việt Nam giai đoạn trước 1945.

Các phiên thảo luận sẽ được bà Charlotte Aguttes-Reynier, chuyên gia về nghệ thuật hiện đại châu Á dẫn dắt. Bà đã tập trung nghiên cứu và tổng hợp tài liệu về nhiều khía cạnh của nghệ thuật hiện đại châu Á, đặc biệt là tác phẩm của các họa sĩ Mai Trung Thứ, Lê Phổ và Vũ Cao Đàm.

Đầu năm 2024, Charlotte Aguttes-Reynier đã ra mắt độc giả Việt Nam cuốn sách “Nghệ thuật hiện đại Đông Dương” (L'art moderne en Indochine) - tác phẩm do chính bà lên ý tưởng và biên soạn từ năm 2014. Đây là ấn phẩm đầu tiên đề cập một cách toàn diện về vai trò của trường Mỹ thuật Đông Dương trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật nhân Kỷ niệm 100 năm thành lập Trường (1925 - 2025).

Cùng tham gia chương trình là hậu duệ của những họa sĩ đã đóng vai trò quan trọng trong đổi mới nghệ thuật hiện đại Việt Nam đầu thế kỷ XX, cùng với một số nhân vật tiêu biểu trong giới nghệ thuật hiện nay như: bà Lebas - hậu duệ của Jacques Lebas, người kiểm duyệt tại Lycée Albert Sarrault, phụ trách các lớp lịch sử nghệ thuật tại trường Mỹ Thuật Đông Dương khoảng năm 1930; ông Arnaud Fontani, hậu duệ của nghệ sĩ Evariste Jonchère, Hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Đông Dương (từ năm 1938 - 1944); ông Ngô Kim Khôi, nhà nghiên cứu nghệ thuật và lịch sử hội họa - cháu nghệ sĩ Nam Sơn; ông Alain Le-Kim, con trai họa sĩ Lê Phổ...

Văn hóa - Thể thao

Ông Phạm Trần Đang đang sửa soạn ban thờ để chuẩn bị cho lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
Văn hóa

Hào khí Văn Lang trên miền đất thép

Trong tác phẩm “Ta đi tới”, cố nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Chúng ta con một cha, nhà một nóc/Thịt với xương tim óc dính liền...”. Chắc chắn trên thế giới ít có dân tộc nào như dân tộc ta, chung quan niệm mình là cháu con một nhà, cùng thờ một tổ tiên là Hùng Vương. Cũng như mọi người dân trong cộng đồng người Việt, người dân miền đất thép Thái Nguyên luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Vua Hùng đã trở thành phong tục tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Tạo không gian mở phát triển văn học
Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học

Văn học chưa có khung pháp lý thống nhất và chi tiết để định hướng, cụ thể hóa chính sách cho tác giả, tác phẩm, hoạt động trong lĩnh vực này. Việc xây dựng, ban hành nghị định về khuyến khích phát triển văn học vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết, vừa mang ý nghĩa quan trọng.

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh
Văn hóa - Thể thao

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh

Nằm ẩn mình trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình của thôn Chè Trình, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chùa Cây Thị – hay còn được biết đến với tên gọi Tịnh Viện Di Đà – không chỉ là một địa điểm thờ tự mà còn là chứng nhân lịch sử của vùng đất gắn liền với nhiều biến cố và bước ngoặt của thời gian.

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…