Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học ngày càng tăng

Lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trung bình trên cả nước giảm dần, trong đó, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học có xu hướng tăng, từ 16,67% năm 2020 lên 18,49% năm 2022.

Thông tin này được Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Huỳnh Tấn Đạt nêu tại hội nghị “Phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học” tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh sáng 2.11.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học ngày càng tăng -0
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung phát biểu khai mạc hội nghị

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung cho biết, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, trong đó ưu tiên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, mang lại rất nhiều lợi ích: vừa bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, an toàn cho người sử dụng; vừa không để lại tồn dư thuốc trong nông sản, bảo đảm chất lượng sản phẩm và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

“Vì vậy, định hướng phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật rất quan trọng và đã được đề cập trong các đề án của ngành nông nghiệp. Chủ trương là ngày càng ứng dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học rộng rãi hơn”, Thứ trưởng Hoàng Trung cho biết.

Nhằm cụ thể hóa các chính sách về thuốc bảo vệ thực vật sinh học, Cục Bảo vệ thực vật đã xây dựng và triển khai chương trình “Phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học giai đoạn 2021 - 2025”.

“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá rất cao nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội, địa phương đã tạo ra các kết quả tích cực. Cụ thể là xây dựng được các mô hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học; thay đổi nhận thức, tư duy của người dân; tạo ra các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học và ứng dụng vào sản xuất. Trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật, thuốc sinh học hiện chiếm 19% và khối lượng sử dụng tăng dần theo thời gian; lợi ích từ sử dụng thuốc sinh học rất rõ. Đây là tiền đề để thực hiện hiệu quả việc phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong thời gian tới”, Thứ trưởng Hoàng Trung nhấn mạnh.

Thông tin cụ thể về kết quả triển khai Chương trình “Phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học giai đoạn 2021 - 2025”, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Huỳnh Tấn Đạt cho biết, cả nước hiện có 99 cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đủ điều kiện sản xuất; trong đó có 85 cơ sở có sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học ngày càng tăng -0
Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Huỳnh Tấn Đạt thông tin về kết quả triển khai Chương trình “Phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học giai đoạn 2021 - 2025”

Đến nay, nước ta đã sản xuất được gần 30 dạng thuốc bảo vệ thực vật sinh học thành phẩm khác nhau, trong đó có rất nhiều dạng tiên tiến và an toàn cho con người như dạng hạt phân tán trong nước, dầu phân tán, đậm đặc tan trong nước, dạng hạt. Bên cạnh đó, các công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học phổ biến trên thế giới đã được đăng ký, sản xuất và ứng dụng như: sản xuất thuốc sinh học nano, sản xuất thuốc sinh học chiết xuất từ thảo mộc, sản xuất thuốc sinh học chứa các vi sinh vật, các thuốc có nguồn gốc virus hay nguồn gốc từ tuyến trùng...

Lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học nhập khẩu cũng tăng dần. Năm 2020 nhập khẩu 21,9 nghìn tấn, đạt 89,4 triệu USD; năm 2021 tăng lên 28,2 nghìn tấn, đạt 113,8 triệu USD; năm 2022 là 25,2 nghìn tấn, đạt 111,2 triệu USD. 9 tháng đầu năm nay nhập khẩu 13,5 nghìn tấn, đạt 50,5 triệu USD.

Đáng chú ý là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học ngày càng tăng. “Số liệu từ các địa phương cho thấy trong 3 năm 2020-2022, tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trung bình cả nước đang xu hướng giảm dần, từ 3,81 kg/ha năm 2020 giảm xuống 3,19 kg/ha năm 2022. Trong đó, lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học sử dụng trung bình trên cả nước vẫn được sử dụng ở mức ổn định và có xu hướng tăng từ 16,67% năm 2020 lên 18,49% năm 2022”, Cục trưởng Huỳnh Tấn Đạt cho biết.

Trong đó, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ có lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học sử dụng trung bình cao nhất 1,49 kg/ha. Tiếp đến là các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long 0,79 kg/ha và các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Đồng Bằng Sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, duyên hải Nam Trung Bộ; thấp nhất là các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với lượng sử dụng chỉ đạt 0,19 kg/ha.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học ngày càng tăng -0
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến

Bên cạnh những kết quả đạt được, tại hội nghị, các diễn giả chỉ ra rằng, việc phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học hiện gặp một số khó khăn, thách thức.

Cụ thể, hiện chưa có các chính sách cụ thể để khuyến khích nghiên cứu, hỗ trợ vốn và đầu tư cho phát triển sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ sinh học. Điều kiện sản xuất các thuốc bảo vệ thực vật sinh học có nguồn gốc từ thảo mộc chưa được ưu tiên cắt giảm, nên việc đẩy mạnh phát triển các thuốc sinh học nhóm này còn khó khăn.

Bên cạnh đó, người dân vẫn quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học do hiệu quả cao, tức thời, giá thành rẻ. Thuốc bảo vệ thực vật sinh học ít được lựa chọn do chi phí sử dụng cao, thời gian bảo quản ngắn, phổ tác động hẹp, chuyên tính, hiệu quả chậm hơn so với thuốc hóa học, không ổn định do bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh và điều kiện sử dụng.

Để triển khai hiệu quả Chương trình “Phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học giai đoạn 2021 - 2025”, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Huỳnh Tấn Đạt đề xuất các bộ, ngành bổ sung, ưu tiên các chính sách nhằm khuyến khích phát triển sản xuất và hỗ trợ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học; rà soát, cắt giảm các quy định, các điều kiện liên quan đến quản lý thuốc bảo vệ thực vật sinh học; miễn giảm phí, thuế nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Các địa phương cần ban hành cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, đặc biệt khuyến khích sử dụng thuốc sinh học ở quy mô nông hộ trên địa bàn.

Về phía Cục Bảo vệ thực vật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký, khảo nghiệm và đưa thuốc bảo vệ thực vật sinh học vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam; hỗ trợ nhập khẩu nghiên cứu, thử nghiệm các thuốc bảo vệ thực vật sinh học nhóm vi sinh, thảo mộc; xây dựng quy trình và hướng dẫn sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật sinh học cho một số cây trồng có giá trị kinh tế, tiềm năng xuất khẩu.

Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các địa phương, Hội, Hiệp hội, doanh nghiệp lựa chọn triển khai xây dựng các mô hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Trong đó, ưu tiên lựa chọn các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng xuất khẩu; vùng có nguy cơ mất an toàn do sử dụng thuốc hóa học; vùng sản xuất hữu cơ, chuyên canh.

Tổ chức CropLife Châu Á nhấn mạnh vai trò của thuốc bảo vệ thực vật sinh học khi đây được xem là một trong những công cụ hữu hiệu trong chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và Chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) khi kết hợp cùng với các sản phẩm hóa chất nông nghiệp khác, biện pháp canh tác, quản lý thời tiết và các yếu tố đầu vào… để bảo đảm năng suất và chất lượng tối ưu trong việc phòng trừ dịch hại.

Thuốc bảo vệ thực vật sinh học đặc biệt hữu hiệu tại những thời điểm như đầu mùa vụ, khi áp lực sâu bệnh thấp và tại cuối vụ khi nhu cầu về kiểm soát dư lượng và thời gian cách ly trước khi thu hoạch (PHI) cần được ưu tiên.

Hạn chế phát triển tính kháng cũng là một ưu điểm và đóng góp nổi bật của thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

Kinh tế

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi): Gỡ khó cho dự án ODA

Một trong 5 nhóm chính sách được sửa đổi theo dự thảo Luật Đầu tư công là thúc đẩy thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, bằng cách thiết kế một chương riêng. Điều này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án ODA.

Sản xuất ô tô tại Tập đoàn Thaco.
Kinh tế

Nhiều trông đợi từ “Hội nghị Diên Hồng” của doanh nghiệp tư nhân

Dự kiến, ngày mai (21.9), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp tư nhân lớn. Đây được ví như “Hội nghị Diên Hồng” của doanh nghiệp tư nhân, được trông đợi sẽ gợi mở nhiều giải pháp khả thi để phát huy tối đa tiềm lực, vai trò tiên phong, dẫn dắt của các doanh nghiệp này, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thiệt hại do cơn bão Yagi
Kinh tế

Doanh nghiệp đề xuất miễn giảm thuế phí, cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, việc khôi phục sản xuất, kinh doanh sau bão số 3 của nhiều doanh nghiệp phía Bắc rất khó khăn, ảnh hưởng đến tăng trưởng và sinh kế của nhiều người dân, người lao động. Do vậy, rất cần những chính sách hỗ trợ phù hợp như hỗ trợ thiệt hại thực tế; miễn giảm thuế, phí, tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ…

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD
Kinh tế

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD

Vừa qua, tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế), Công ty Cổ phần Kim Long Motor đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Tập đoàn Yuchai (Trung Quốc) về sản xuất, chế tạo động cơ tại Việt Nam và tổ chức lễ động thổ nhà máy sản xuất động cơ ô tô trị giá 260 triệu USD.

Uy tín cùng pháp lý vững vàng, tôn chỉ tạo nên thương hiệu Masterise Homes®
Bất động sản

Uy tín cùng pháp lý vững vàng, tôn chỉ tạo nên thương hiệu Masterise Homes®

Vốn được xem là nhà phát triển bất động sản quốc tế với những dự án cao cấp, Masterise Homes® không chỉ ghi dấu ấn với sản phẩm chất lượng, dịch vụ chuyên nghiệp, mà quan trọng hơn cả chính là tính pháp lý vững vàng, minh bạch tại các dự án khi liên tục bàn giao sổ hồng, văn bản pháp lý cao nhất, đến cư dân tại các dự án chỉ trong thời gian ngắn sau khi bàn giao.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"
Doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh liên tục là nhà thầu quen thuộc, trúng thầu hầu hết các gói thầu đầu tư công tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các gói thầu công ty này trúng thường có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách rất thấp, chỉ dao động khoảng vài triệu đồng, tương đương dưới 0,1%.

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28
Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28

Vừa qua, tại Bình Phước, trong lễ quay thưởng đợt 1 chương trình “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ, giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 48 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.