Sóc Trăng: Nâng cao chất lượng giáo dục ngang tầm khu vực

Năm học 2024 – 2025, vấn đề được ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng đặc biệt quan tâm là chất lượng đội ngũ và những giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng giáo dục, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục ngang tầm khu vực...

Xác định năm học 2024 - 2025 là một năm học đánh dấu mốc thời gian đặc biệt: hoàn tất việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) từ lớp 1 đến lớp 12; cũng là năm đầu tiên tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. 

Trước khi bước vào năm học mới 2024 - 2025, ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng đã chuẩn bị các điều kiện để bảo đảm cho năm học mới như rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp, đầu tư cơ sở vật chất, rà soát biên chế, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, định hướng các nội dung nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong năm học.

Ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng: Nâng cao chất lượng giáo dục ngang tầm khu vực -0
Mục tiêu quan trọng của ngành giáo dục Sóc Trăng năm học 2024-2025 là kết quả học sinh giỏi quốc gia tiếp tục nâng lên 

Năm học 2024 - 2025, tỉnh Sóc Trăng có 475 trường (458 trường công lập, 17 trường ngoài công lập). Trong đó, cấp THPT có 40 trường (39 trường công lập, 1 trường ngoài công lập); cấp THCS có 108 trường (106 trường công lập, 2 trường ngoài công lập); cấp tiểu học có 197 trường (195 trường công lập, 2 trường ngoài công lập); bậc học mầm non - mẫu giáo có 130 trường (118 trường công lập, 12 trường ngoài công lập). So với năm học 2023 - 2024, năm học này giảm 4 trường. 

Tỉnh cũng đã bố trí ngân sách chi bảo đảm hoạt động giáo dục và thực hiện tốt chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số, chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh thuộc diện chính sách; thực hiện phân bổ ngân sách để mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng Châu Tuấn Hồng, năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục tỉnh có 17.452 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Hiện nay, 100% cán bộ quản lý của ngành đạt trình độ chuẩn, trong đó có 36,5% trên chuẩn. Có 92,69% giáo viên đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019.  

Để chuẩn bị cho năm học mới, Sở đã tranh thủ thời gian trong hè, tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, lý luận chính trị cho cán bộ quản lý và giáo viên.

Trong đó, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Vụ, Cục của Bộ Giáo dục và Đào tạo để cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp tiếp cận với chuyên gia nắm bắt cách thức thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018; phối hợp với các nhà xuất bản để cán bộ quản lý, giáo viên được hướng dẫn khai thác, sử dụng sách giáo khoa từ các chủ biên của các bộ sách khác nhau; phối hợp với các viện, các trường đại học để cán bộ quản lý, giáo viên được nâng cao năng lực chuyên môn từ những giảng viên, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.