Rạng Đông (RAL): Dòng tiền kinh doanh âm hơn 600 tỷ

Rạng Đông báo lãi trước thuế đạt gần 74,4 tỷ đồng và lãi sau thuế 59,1 tỷ đồng, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước nhưng lại có xu hướng giảm so với 3 quý gần đây.

Dữ liệu tài chính quý 3.2022 cho biết, CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (Rạng Đông; mã chứng khoán:RAL) có doanh thu thuần đạt hơn 975 tỷ đồng, tăng 25,9% so với cùng kỳ 2021. Giá vốn hàng bán cũng tăng tương ứng 25,5% nên lợi nhuận gộp đạt 321 tỷ đồng, tăng 26,4% so với quý 3.2021.

Trong kỳ, doanh thu tài chính giảm 33%, chỉ còn hơn 1,8 tỷ đồng; trong khi đó, chi phí tài chính tăng gấp đôi lên hơn 30 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng 22% lên 190 tỷ đồng và các chi phí khác biến động không đáng kể.

Kết quả, quý 3.2022, Rạng Đông lãi trước thuế đạt gần 74,4 tỷ đồng và lãi sau thuế 59,1 tỷ đồng, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước nhưng lại có xu hướng giảm so với 3 quý gần đây.

Rạng Đông (RAL): Dòng tiền kinh doanh âm hơn 600 tỷ -0
Lợi nhuận sau thuế của RAL có xu hướng so với 3 quý gần đây.

Lũy kế trong 9 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 4.103 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 276,8 tỷ đồng, cùng tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.

Dù lợi nhuận tăng trưởng nhưng dòng tiền kinh doanh của Rạng Đông vẫn tiếp tục âm nặng gần 624 tỷ đồng, gần gấp 1,7 lần so với con số cùng kỳ âm 378 tỷ đồng của trước đó một năm. Dòng tiền đầu tư cũng âm 352 tỷ đồng, gần gấp đôi mức âm 168 tỷ của cùng kỳ năm 2021.

Năm 2022, Rạng Đông đặt kế hoạch doanh thu 5.300 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 345 tỷ đồng. Với kết quả đạt được sau 6 tháng, công ty đã hoàn thành 77% kế hoạch doanh thu và đã vượt mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm (lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt 349 tỷ đồng).

Về tình hình tài chính, thời điểm cuối tháng 9.2022, tổng tài sản của Rạng Đông đạt hơn 6.630 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm. Cơ cấu tài sản thể hiện, tài sản ngắn hạn chiếm tới 94% khối tài sản, bao gồm chủ yếu là 3.787 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn.

Đứng đầu danh mục các khoản phải thu ngắn hạn là hơn 3.500 tỷ đồng tiền hàng đã bán cho khách đợi thu hồi. Bên cạnh đó, RAL có 1.224 tỷ đồng hàng tồn kho chủ yếu là các thành phẩm.

Đến hết quý 3, nợ ngắn hạn của Rạng Đông là 4.217 tỷ đồng, tăng gần 200 tỷ đồng so với đầu năm và gấp hơn 1,7 lần so với vốn chủ sở hữu (2.413 tỷ đồng).

Tiến hành di dời nhà máy Rạng Đông

Năm 2019, hoả hoạn bất ngờ xảy ra tại nhà máy Rạng Đông. Tổng thiệt hại từ vụ cháy này được thống kê lên tới 152 tỷ đồng. Công ty Bảo hiểm PVI là đơn vị thực hiện bồi thường hỏa hoạn cho Rạng Đông phần lớn số tiền trên. Vì vậy, Công ty Rạng Đông không bị ảnh hưởng tài chính do đám cháy gây ra. Tuy nhiên, người dân sống khu vực xung quanh nhà máy phải hứng chịu sự ô nhiễm thủy ngân nặng nề từ vụ cháy này.

Ngay sau sự cố hỏa hoạn, Chủ tịch UBND TP Hà Nội lập tức yêu cầu khẩn trương di dời nhà máy đến cơ sở sản xuất mới do sự cố ô nhiễm môi trường, đúng theo mục đích ban đầu mà Rạng Đông hướng tới.

Được biết, trước vụ cháy, lãnh đạo Rạng Đông đã có kế hoạch di dời sang Quế Võ (Bắc Ninh). Công ty cũng đã mua thêm đất ở khu vực xây dựng nhà máy, cũng như thuê một đơn vị thiết kế chi tiết toàn bộ nhà máy ở khu vực Bắc Ninh. Đại hội cổ đông của công ty Rạng Đông hồi tháng 5.2019 cũng đã chuẩn y kinh phí, tiến độ di dời nhà máy sang Bắc Ninh, đến năm 2022 phải hoàn thành.

Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tài chính

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước phục hồi. Lũy kế 7 tháng qua đã có 183 đợt phát hành riêng lẻ thành công với khối lượng hơn 174 nghìn tỷ đồng, gấp 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2023. Để tiếp tục phục hồi và phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, các chuyên gia rằng cần nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm và năng lực nhà đầu tư, xây dựng văn hóa minh bạch…

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?
Tài chính

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?

Hệ sinh thái Hateco của “đại gia” Trần Văn Kỳ đang sở hữu 8 thành viên gồm: Hateco Hà Nội, Hateco Thăng Long, Hateco Long Biên, Hateco Kinh Bắc, Hateco ICIC, Hateco Logistics, Hateco Đông Anh và Hafintech, với hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là bất động sản, logistics và đầu tư phát triển cảng biển.