Quý II vận hành thử hệ thống xử lý nước thải Yên Xá

Tại buổi kiểm tra tiến độ thi công Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá vừa qua, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của dự án, đặc biệt việc làm sạch các con sông quan trọng của Thủ đô như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét phục vụ cho gần một triệu dân trong phạm vi 6 quận nội thành và huyện Thanh Trì, góp phần hoàn thành chỉ tiêu xử lý nước thải của Thủ đô.

Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá có tổng mức đầu tư hơn 16.293 tỷ đồng, trong đó 84,14% là vốn vay ODA (Chính phủ Nhật Bản). Dự án bao gồm xây dựng nhà máy xử lý nước thải có công suất 270.000m3/ngày đêm; xây dựng hệ thống cống thu gom, cống bao và hệ thống đấu nối (dọc hai bên sông Tô Lịch và sông Lừ), khu vực đô thị mới Hà Đông với tổng chiều dài khoảng 52,62km (đường kính 315 - 2.200mm). Nhà máy xử lý nước thải được xây dựng tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì với diện tích khoảng 13,8ha.

Dự án được thi công năm 2019, triển khai đồng loạt cả 4 gói thầu. Đến nay, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá do Nhà thầu Liên danh JFE-TSK (Nhật Bản) thi công đã hoàn thành 97%, dự kiến vận hành thử trong quý II.2024, đi vào hoạt động chính thức trong năm 2024. Gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính do nhà thầu Công ty TEKKEN (Nhật Bản) thực hiện đến nay đã hoàn thành 90% tiến độ công việc. Gói thầu số 3 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Lừ đạt khoảng 10% khối lượng; gói thầu số 4 xây dựng hệ thống cống cho một phần khu vực Hà Đông và khu đô thị mới đạt khoảng 16% khối lượng công việc.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng kiểm tra Gói thầu số 1 Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì. Ảnh: ITN
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng kiểm tra Gói thầu số 1 Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì. Nguồn: ITN

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cùng đoàn kiểm tra đã kiểm tra thực địa công trường thi công một số vị trí của gói thầu số 1 và số 2 như vị trí ngã ba sông Lừ - sông Tô Lịch, khu vực nhà xử lý bùn và làm việc trực tiếp với các bên liên quan tại công trường nhà máy, nghe báo cáo và đề xuất, kiến nghị cũng như ý kiến của phía Nhật Bản.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, mục tiêu đến năm 2025, Hà Nội phải đảm bảo tỷ lệ xử lý nước thải đô thị đạt 50 - 55%. Hiện nay, tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt 28,8%.

Dự án không chỉ có ý nghĩa về việc đạt chỉ tiêu xử lý nước thải của thành phố mà còn góp phần rất quan trọng trong việc làm sạch các con sông quan trọng của Thủ đô như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét phục vụ cho gần một triệu dân trong phạm vi 6 quận nội thành và huyện Thanh Trì, góp phần hoàn thành chỉ tiêu xử lý nước thải nêu trên.

Bí thư Thành ủy Hà Nội nhận định, dự án được khởi công từ năm 2019 nhưng đến năm 2022, khối lượng công việc hoàn thành rất ít và có nhiều tồn tại vướng mắc nhiều năm chưa được giải quyết. Sau khi thành phố tổ chức sáp nhập các ban quản lý dự án đến nay, các vướng mắc, tồn tại này đã cơ bản được giải quyết, tiến độ, khối lượng công việc được đẩy mạnh. Kết quả này có được là nhờ sự chủ động của chủ đầu tư, sự quyết liệt trong chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố và sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự quan tâm, hỗ trợ của Đại sứ quán Nhật Bản, của JICA Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh tiến độ triển khai thi công rất tích cực của gói thầu số 1, 2 thì tiến độ gói thầu số 3, 4 vẫn còn chậm. Để giải quyết các khó khăn vướng mắc, thúc đẩy tiến đồng loạt dự án, Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu.

Theo đó, UBND thành phố, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương cần tạo mọi điều kiện của chủ đầu tư, nhà thầu và đơn vị có liên quan được bàn giao mặt bằng, cấp phép công trình ngầm và triển khai thi công đảm bảo tiến độ. Sở Xây dựng phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện để hoàn thành nhanh nhất việc này.

Ban Quản lý dự án hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội tập trung phối hợp với các sở, ngành đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục chấm dứt hợp đồng gói thầu số 3 cũng như hoàn thiện thủ tục sớm đấu thầu lựa chọn nhà thầu gói thầu số 3 trở lại ngay trong năm 2024; đồng thời tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công gói thầu số 4 bảo đảm hoàn thành trong năm 2025. Về xử lý bùn thải từ nhà máy, Bí thư Thành ủy Hà Nội giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo nghiên cứu tổng thể, quyết liệt để sớm có báo cáo đề xuất giải pháp căn cơ, lâu dài bảo đảm nhà máy vận hành an toàn, bền vững.

Về nguồn vốn, giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo UBND thành phố, các sở, ngành tham mưu hướng dẫn chủ đầu tư các thủ tục điều chỉnh, bổ sung bảo đảm đầy đủ nguồn vốn cho dự án, đúng quy định.

Về trụ sở của Ban Quản lý dự án, Bí thư Thành ủy giao UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành liên quan xem xét ý kiến đề xuất của Ban Quản lý dự án theo hướng tạo điều kiện cho Ban Quản lý dự án được ổn định lâu dài trụ sở làm việc trên cơ sở phù hợp với quy định hiện hành.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.